Lifestyle

Tản mạn về nền kinh tế phi chính thức thông qua bộ ảnh chụp tại Quận 5, TPHCM

Nền kinh tế phi chính thức (the unofficial economy) là tất cả những hoạt động kinh tế diễn ra thông qua việc mua bán, sản xuất hay lao động không được đăng ký chính thức với cơ quan chính phủ. Bởi vì số liệu GDP gần như bỏ qua các đóng góp từ các hoạt động kinh doanh không chính thống nên nền kinh tế này càng nhận được ít sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bộ môn Kinh tế học lại quay sang quan tâm phân tích trọng điểm kinh tế phi chính thức. Nguyên nhân này đến từ sự phát triển tăng vọt của các nươc thuộc thế giới thứ ba.

Giải nghĩa nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam

Tản mạn về nền kinh tế phi chính thức – Ảnh: Phòng khách của Jun

Chúng ta rất dễ qua những con người lao động mà không nhận ra rằng nguồn thu nhập chính của họ thường đến từ các công việc đơn giản hàng ngày.

Nền kinh tế không chính thức cơ bản là các hoạt động mua bán, lao động giữa người dân trong thành phố, trong làng mạc với nhau nhưng không thông qua sự giám sát của nhà nước. Ví dụ như khi bạn cần cắt ngắn ống quần thì giao dịch giữa bạn và cô thợ sửa quần áo được coi là một giao dịch thực hiện trong nền kinh tế không chính thức. Hãy tưởng tượng một ngày bạn thức dậy và chợt nhận ra những cửa hiệu lụp xụp hay đơn giản là những chiếc bàn của bác thợ sửa khóa, cô thợ may, anh sửa xe mất tích thì không chỉ giá thành sửa chữa lặt vặt sẽ cao hơn mà ngay cả khu dân cư sẽ trở nên thật im ắng vô hồn.

Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun

Nền kinh tế tập trung quy mô lớn của các nước Xô viết tạo điều kiện cho người công nhân và cán bộ làm những công việc ngoài luồng, đây cũng là một chiếc “van xã hội” trong thời kỳ thiếu thốn, tụt hậu. Tại Việt Nam, đời sống thời bao cấp cũng chính là bối cảnh cho nền kinh tế không chính thức lớn mạnh. Những hoạt động đó giúp cho phần lớn người nghèo có thêm nguồn thu nhập để mưu sinh. Đỉnh điểm phát triển của loại hình kinh tế này chính là trong những năm đầu của thập niên 90s tại Sài Gòn, khi người dân tập trung vào những mặt hàng bán buôn được nhập khẩu không chính thức từ Mỹ như: Bánh kẹo, quần jeans, đầu băng, máy hát…

Ảnh: Phòng khách của Jun

Theo báo cáo kinh tế của Nguyễn Thái Hòa (2019), nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam đóng góp từ 15-27 % cho GDP. Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều nhà kinh tế học dựa trên bài nghiên cứu của (La Porta & Shleifer – 2008), nền kinh tế phi chính thức sẽ không tồn tại lâu vì lý do thu nhập cá nhân tăng và thiếu tính quy mô, hiệu quả sản xuất không cao. Chưa kể, mức thu nhập cũng như thói quen mua sắm, sử dụng dịch vụ của người Việt đang dần thay đổi. Trước thực trạng người lao động trong nền kinh tế không chính thức chủ yếu là lao động ít học vấn, và các hộ doanh nghiệp ít đầu tư vật chất nên khi đời sống tăng cao, người tiêu dùng sẽ tập trung vào những hàng hoá chất lượng, được sản xuất bài bản, từ đó bỏ qua các sản phẩm do người lao động phổ thông tạo ra.

Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun

Lý do thứ hai là sau khi đời sống được cải thiện, các hoạt động thô sơ, thiếu kỹ thuật đã không còn hỗ trợ nhiều cho việc giúp người dân nâng cao mức sống. Hiện nay, nhiều gia đình người Việt ở Quận 5 đang hoạt động kinh doanh tại nhà như buôn bán hoặc lao động thời vụ. Thế nhưng thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn, phần nhỏ trong số đó sẽ bước lên các vị trí quản lý cấp cao cho các doanh nghiệp chính thức, góp phần làm giảm đi số lượng hộ gia đình kinh doanh.

Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun
Ảnh: Phòng khách của Jun

Từ đó ta có thể thấy, những hình ảnh người lao động mưu sinh sẽ dần dần nhường chỗ cho các công xưởng và các doanh nghiệp dịch vụ trình độ cao, có khả năng cung ứng cho nền kinh tế quốc tế. Có thể nói thời kỳ bao cấp cùng nền kinh tế chộp giật của Việt Nam trong giai đoạn trước đã khiến phần nào người lao động ỷ lại vào các hoạt động kinh tế nhỏ hẹp mà ít quan tâm tới trình độ cá nhân và sự tăng trưởng của tổ chức. Tuy nhiên hiện nay các vị trí quản lý của các doanh nghiệp đang dần dần được cải thiện với phần nhiều được đào tạo trong nền giáo dục mới, sự hội nhập này cũng sẽ tạo nên những thay đổi tích cực hơn cho nền kinh tế.

Ảnh: Phòng khách của Jun

Tham khảo:
1/ The informal sector in developed and less developed countries: 
A literature survey  – KLARITA GERXHANI (2004)
2/ The Unofficial Economy and Economic Development –  RAFAEL LA PORTA  ANDREI SHLEIFER (2008)
3/ How large is Vietnam’s informal economy? – Nguyen Thai Hoa (2019)

Có thể bạn quan tâm:
#LocalZine: Tổ nghiệp sân khấu và chuyện kiêng kỵ của giới nghệ sĩ
#LocalZine: Tất cả chỉ còn là kỉ niệm: Saigon Water Park – Công viên nước đầu tiên ở Việt Nam
#LocalZine: Nhìn về thời bao cấp với lăng kính màu hồng

Phòng khách Của Jun

Recent Posts

Triển lãm “Tằm” của Kén Lab: Sự bình dị của dương gian qua tranh lụa

Sự kiện trưng bày tác phẩm lần thứ hai của nhóm những hoạ sĩ "vẽ…

4 giờ ago

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

1 ngày ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

2 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

3 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

3 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

4 ngày ago