Health

Phòng tránh hội chứng Tech Neck với 10 cách sau

Giới trẻ, dân văn phòng và những đối tượng khác có thể đã từng phải chịu cảm giác đau điếng người sau khi sử dụng thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian dài. Thực ra, đây là một hội chứng khá là phổ biến, đặc biệt là với sự phổ biến của công nghệ ngày nay và nếu không chữa trị có thể để lại di chứng lâu dài.

Nếu bạn đã từng dành hàng giờ, ngày này qua ngày khác nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, bạn có thể biết đến nỗi đau mà nhiều chuyên gia y tế gọi là Tech Neck. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đau nhức, cứng cổ, thậm chí gây chấn thương do bạn cúi đầu xuống nhìn thiết bị điện tử quá lâu. Nếu không được điều trị, Tech Neck có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài của bạn.

Vì sao Tech Neck gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn

Theo ông Steven Knauf, phó chủ tịch bộ phận trị liệu thần kinh cột sống tại The Joint Chiropractic ở Scottsdale, Arizona; Tech Neck có thể gây ra đau đầu, đau cổ, đau vai, đau lưng trên, tê hoặc ngứa ran ở tay, và thậm chí làm mất đi đường cong tự nhiên của cột sống. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ khác nhau đối với từng người, nhưng chúng sẽ tăng lên khi mức độ sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị khác cũng đi theo chiều hướng đó.

Triệu chứng đau cổ, vai, lưng của những người bị Tech Neck

Tại thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu để tìm ra mối tương quan giữa thời gian sử dụng điện thoại và mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian của cơn đau cổ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 500 sinh viên. Kết quả là, các tác giả của nghiên cứu đó đã khuyến nghị rằng mọi người nên chú ý hơn đến tư thế ngồi lành mạnh và thời gian sử dụng điện thoại di động để có thể giảm bớt đau cổ và vai do sử dụng thiết bị.

Bác sĩ Steven Knauf cũng lưu ý rằng, Tech Neck có thể dẫn đến các hệ luỵ về tư thế. Nếu bạn dành hàng giờ cúi đầu nhìn điện thoại hoặc gập cổ về phía trước trong khi làm việc, điều này có thể dẫn đến cơ cổ và cô ngực bị biến dạng, từ đó dẫn đến sự tăng áp lực cột sống ở cổ. Vì thế, hãy chú ý đến cách chúng ta điều khiển cơ thể trong suốt cả ngày và cố gắng chỉnh sửa ngay khi thấy mình rơi vào các tư thế không thoải mái.

Vậy làm sao để chúng ta ngồi đúng cách và giảm nguy cơ bị Tech Neck? Nhiều chuyên gia dặn dò rằng chúng ta nên ngừng nhìn xuống thiết bị, thay vào đó, hãy cầm hoặc đặt điện thoại ở tầm mắt. Ngoài ra, khi bạn ngồi trước máy tính, hãy đặt màn hình cao đủ để bạn có thể nhìn thẳng vào nó thay vì nhìn xuống. Cột sống của bạn nên là một đường thẳng từ đỉnh đầu đến xương cụt. Để làm đúng, bạn cần giữ đầu trên cột sống của mình, thay vì để nó rơi về phía trước.

Những triệu chứng của Tech Neck

Triệu chứng đơn giản và rõ nhất liên quan đến Tech Neck đương nhiên là cảm giác đau ở cổ, vai, lưng và đấy không phải là điều bình thường. Những người trong độ tuổi 40 hoặc 50 có thể cảm nhận được rằng cột sống phần gốc cổ của họ đang đi theo hướng đường cong, đây là một dấu hiệu chắc chắn của sự sai lệch mãn tính. Theo bác sĩ Steven Knauf, các triệu chứng khác của Tech Neck bao gồm:

  • Đau đầu
  • Căng thẳng ở lưng trên
  • Vấn đề về khớp thái dương hàm (temporomandibular joint – TMJ): có thể là đau hoặc rối loạn chức năng ở các khớp và cơ hàm
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay
  • Yếu tay
  • Viêm gân vòng xoay

Hãy đi khám bác sĩ ngay khi những dấu hiệu và triệu chứng trên xuất hiện. Bắt đầu với các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia vật lý trị liệu, hoặc những người được đào tạo về chỉnh hình cột sống.  Nếu không được điều trị, Tech Neck sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn, như viêm khớp hoặc chấn thương vùng đĩa đệm.

10 bài tập và gợi ý để phòng chống cơn đau cổ Tech Neck

Bác sĩ Steven Knauf chia sẻ về các bài tập phòng chống các cơn đau Tech Neck, đó là khi thực hiện các động tác kéo giãn, bạn không nên cảm thấy đau. Nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc bạn cảm thấy cơn đau mới, thì hãy dừng lại và đi khám bác sĩ. Đối với các động tác kéo giãn, thì bạn nên thực hiện mỗi động tác 10 lần, từ 1-3 lần/ngày.

Để cơ thể thư giãn vào những thời điểm thích hợp
  • Động tác cúi cằm: đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Kéo đầu của bạn thẳng về phía sau, như thể bạn đang tạo ra 2 cái cằm vậy. Đảm bảo không ngửa đầu về phía sau khi thực hiện động tác này. Giữ cằm gập vào nhưng vẫn song song với sàn nhà. Giữ trong năm giây, thả lỏng. Sau đó lặp lại.
  • Động tác ‘tay chạm tai’: đặt tay phải lên bên phải đầu của bạn. Cố gắng nghiêng đầu về phía vai phải trong khi đẩy đầu chống lại tay. Giữ trong 5 giây, thả lỏng từ từ, và lặp lại ở bên kia.
  • Động tác ‘tay chạm trán’: đặt cả 2 tay lên trán. Trong khi giữ cằm song song với sàn nhà, cố gắng đẩy đầu về phía trước và cũng đẩy đầu về phía sau bằng tay. Giữ trong 5 giây, và lặp lại.
  • Tư thế rắn hổ mang: nằm sấp và đầu nhìn xuống. Nâng đầu và phần trên ngực ra khỏi mặt đất với chỉ sự hỗ trợ từ tay. Giữ trong 15 đến 30 giây. Động tác này sẽ kéo giãn lưng và cổ theo hướng ngược gây ra bởi tư thế bị Tech Neck, từ đó giúp cân bằng lại cột sống.
  • Động tác siêu nhân: nằm sấp và lần lượt nâng cánh tay phải và chân trái, sau đó cánh tay trái và chân phải, ra khỏi mặt đất. Giữ từ khoảng 1 hoặc 2 giây, hạ xuống, và lặp lại.
  • Luôn kiểm tra cột sống phải thẳng hàng: đối với những dân văn phòng và thanh thiếu niên, hãy luôn kiểm tra bản thân nhiều lần trong ngày để đảm bảo rằng bạn không rơi vào tư thế cũ không lành mạnh.
  • Sử dụng bàn làm việc đứng: hoặc còn tốt hơn nữa thì sử dụng bàn làm việc trên máy chạy bộ luôn cũng được! Dù là cái nào thì cả 2 sẽ khuyến khích các bạn chuyển động suốt cả ngày. Việc di chuyển nhiều trong ngày có thể giúp bạn tránh việc cứng đơ các cơ cổ.
  • Hãy nghỉ giải lao: cứ sau mỗi 1-2 giờ, hãy đứng lên và di chuyển xung quanh. Thực hiện vài động tác kéo giãn và xoay cổ để làm lỏng các cơ căng, điều này sẽ giúp ngăn ngừa co thắt và cứng đơ dẫn đến Tech Neck.
  • Xoay vai về phía sau: lâu lâu trong giờ làm việc, hãy xoay vai lên và về phía sau khi bạn di chuyển đầu về phía sau. Điều này giúp cơ bắp chuyển động và định vị lại cơ thể bạn một cách lành mạnh.
  • Hạn chế thời gian trước màn hình: công việc của bạn có thể yêu cầu chúng ta phải dành nhiều thời gian trong ngày trước màn hình. Nếu vậy, hãy cố gắng sử dụng thời gian không làm việc của mình để làm những điều khác không liên quan đến thiết bị điện tử. Hãy sử dụng thời gian đó để làm điều gì đó vui vẻ và tốt cho sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần của bạn, như đi dạo, gặp gỡ bạn bè trực tiếp, hoặc ngủ trưa.

Xem thêm: Những hiểu biết về thời kỳ mãn kinh? Sinh con muộn ảnh hưởng gì đến thời kỳ này?

Dao Thomas

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

3 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago