Cine

Liệu một series hoạt hình Terminator có đủ sức vực dậy một thương hiệu đang hấp hối?

Thương hiệu Terminator (Kẻ Hủy Diệt) đã giảm nhiệt khá nhiều trong những năm trở lại đây. Skydance – đơn vị sản xuất phim – khá đau đầu với vấn đề này. Giải pháp được đưa ra là thay vì tiếp tục đầu tư vào những phần tiếp theo với khả năng gây ngán thần kỳ như bánh chưng chiên đi chiên lại, Skydance sẽ hợp tác với Netflix để ra mắt loạt phim hoạt hình Terminator.

Xem thêm:
2021 có phải là năm tất cả mọi thứ đều trở thành hoạt hình, kể cả The Great Gatsby?
Luca – Mùa hè nước Ý với biển xanh nắng vàng và 2 chú… thủy quái

Terminator là tên của loạt phim khoa học viễn tưởng và các sản phẩm ăn theo như sách, truyện tranh,… xoay quanh cuộc chiến giữa các người máy sát thủ, được tạo ra bởi một siêu máy tính (Skynet) trong tương lai nhằm tận diệt loài người, và Quân kháng chiến của John Connor. Phần phim đầu tiên ra mắt năm 1984, do James Cameron làm đạo diễn, với sự tham gia của Arnold Schwarzenegger, Linda Hamilton và Michael Biehn trong các vai chính.

Đây là lần đầu tiên Kẻ Hủy Diệt xuất hiện.

Về cơ bản thì phần phim đầu tiên này là một bộ phim thể loại kinh dị chặt chém (slasher), được “ngụy trang” dưới mác khoa học viễn tưởng. Và khán giả thích điều này! Phần thứ hai ra mắt năm 1991 – Terminator 2: Judgement Day – mang lại nhiều thành công hơn nữa khi lần này đạo diễn James Cameron đã “hô biến” tên robot sát nhân của Arnord Schwarzenegger thành một người tốt.

Thương hiệu này sẽ có một kết thúc đẹp với ấn tượng tốt trong lòng khán giả, nếu dừng lại sau 2 phần. Nhưng với một cái tên đang hái ra tiền thời điểm đó như Terminator, Hollywood cho ra mắt những phần tiếp theo. Terminator 3: Rise of the Machines (2003) không phải là một bộ phim quá tệ, nhưng so với 2 phần trước đó thì nó là một bước lùi đáng kể.

Nếu không dừng sau phần 2 thì dừng lại ở phần 3 cũng tốt, thế nhưng…

Năm 2008, thương hiệu này cho ra mắt series truyền hình Terminator: The Sarah Connor Chronicles. Loạt phim này tập trung khai thác những khía cạnh nhân văn và những chủ đề liên quan đến tôn giáo đã được khơi mào từ phần 1. Tuy nhiên series này đã dừng lại sau 2 mùa.

Một phần nguyên do của việc Fox Entertainment quyết định hủy bỏ series được cho là có liên quan đến phần phim điện ảnh Terminator 4: Terminator Salvation – ra mắt cùng năm với mùa thứ 2 của series truyền hình. Nếu phần 3 là một bước lùi thì phần 4 là một cú trượt dốc không phanh. Phim chỉ được rate 33% (Rotten Tomatoes) và nhận về số điểm 2/4 từ nhà phê bình Roger Ebert. Doanh thu phòng vé của phần 4 cũng ở mức trung bình, hoàn toàn không đạt đến mức kỳ vọng của nhà sản xuất. Phần 5 cũng không khá khẩm hơn là bao, và phần mới đây nhất ra mắt năm 2019, Terminator: Dark Fate, được xem như dấu chấm hết cho loạt Terminator danh tiếng.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Terminator sẽ bị khai tử vĩnh viễn. John Derderian – Phó Chủ tịch Netlfix mảng Nhật Bản và hoạt hình – cho biết: “Kẻ Hủy Diệt là một trong những câu chuyện khoa học viễn tưởng mang tính biểu tượng nhất từng được tạo ra. Nó ngày càng phù hợp với thế giới của chúng ta hơn. Chúng tôi vô cùng nóng lòng chờ đợi người hâm mộ được cơ hội trải nghiệm dự án này, với một góc nhìn khác biệt và hoàn toàn mới mẻ về trận chiến hoành tráng giữa máy móc và con người.”

Thời gian gần đây, Netflix đã có nhiều dự án hoạt hình (anime) gây chú ý, như Godzilla, Pacific Rim (sắp ra mắt), và thậm chí cả Tomb Raider. Dự án mới nhất về Terminator sẽ do Netflix và Skydance hợp tác sản xuất cùng Production I.G. – đơn vị đứng sau Ghost in the Shell: SAC_2045 B: The Beginning.

Mitsuhisa Ishikawa – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Production I.G. chia sẻ: “Với tư cách là những fan cứng cựa của loạt Terminator, đội ngũ của chúng tôi đang dồn hết tâm huyết vào việc tạo ra bộ phim hoạt hình này. Chúng tôi hy vọng người hâm mộ sẽ thích nó!”.

Mattson Tomlin – đồng biên kịch của The BatmanProject Power – sẽ đóng vai trò là người sáng tạo và điều hành sản xuất của series hoạt hình Terminator. Tomlin từng tuyên bố rằng anh “vô cùng vinh dự khi Netflix và Skydance đã cho tôi cơ hội được tiếp cận Terminator, được phá vỡ các quy tắc, đánh đổ mọi kỳ vọng trước đây và đem lại cho thương hiệu một luồng gió mới”.

Một series hoạt hình có lẽ là chưa đủ để vực dậy cả một thương hiệu. Tuy nhiên, đây cũng là một lần “đổi món” khá thú vị và đáng mong chờ.

Mi Nguyen

Recent Posts

Xem chỉ tay: Từ góc nhìn khoa học và cách bói đúng

Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…

1 ngày ago

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

2 ngày ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

4 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

4 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

5 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

5 ngày ago