Explore

Gen Z – Một thế hệ đa dạng và mâu thuẫn

Thế hệ Z có nhiều điểm giao thoa với thế hệ Millennials, tuy nhiên với những thay đổi trong đời sống về mặt công nghệ, sự đa dạng về chủng tộc, các quan điểm cởi mở trong khía cạnh tinh thần… đã hình thành nên những người trẻ rất khác biệt. Và bài viết dưới đây sẽ tạm “dán nhãn” riêng dành cho các kiểu Gen Z mà mọi người hay bắt gặp.

Định nghĩa Gen Z là gì?

Gen Z là tên gọi dành cho những nhóm người sinh vào khoảng từ năm 1997 đến năm 2012. Họ lớn lên trong thời kỳ mà điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội đã phổ biến từ khi còn rất nhỏ.

Các thành viên của Gen Z có sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó, và họ được cho là thế hệ có học vấn cao nhất từ trước đến nay. Thế hệ Z có nhiều đấu tranh, mong muốn quyền lợi – trách nhiệm, nhiều cơ hội hơn cho các nhóm người đa dạng và bất lợi trong cuộc sống. Họ cũng đặt cho mình các tiêu chuẩn bền vững và nghiêm ngặt hơn bất kỳ thế hệ nào khác.

Những thay đổi trong thế giới hiện đại, cách con người sống và cách cha mẹ nuôi dạy con cái đã hình thành nên Thế hệ Gen Z có nhiều khác biệt độc đáo. Cuộc sống của họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của điện thoại thông minh, vốn có mặt ở khắp nơi. Hơn một nửa số người thuộc Gen Z cảm thấy rằng các mẫu đơn và hồ sơ nên cung cấp các tùy chọn giới tính khác ngoài “nam” và “nữ”.

Hiện tại, những người lớn tuổi nhất thuộc GenZ đã đang hoàn thành đại học hoặc đang theo đuổi một công việc nào đó và những người trẻ trong số họ thì đang cố gắng xác định sự nghiệp mà họ muốn theo đuổi.

Gen Z là một thế hệ đa dạng và mâu thuẫn như xã hội mà họ đã được nuôi dưỡng

Hơn bất kỳ thế hệ nào khác trong lịch sử hiện đại, Gen Z đã trưởng thành trong một thời đại của sự phân cực và phân mảnh gia tăng, và sự đa dạng của thế hệ đã phản ánh điều này. Kết quả là, không thể áp dụng một nhãn duy nhất cho họ. Trên thực tế, Gen Z qua nhiều năm và những hoạt động của họ trong cuộc sống đã phần nào xác định được năm kiểu người khác nhau, được khát quát lại để bạn có thể hiểu rõ hơn về Gen Z:

  • Kiểu Gen Z: Stressed Strivers (Người Căng Thẳng phấn đấu)
  • Kiểu Gen Z: Big Plans, Low Energy (Nhiều tham vọng, ít năng lượng)
  • Kiểu Gen Z: Authentic Activists (Những nhà hoạt động chân thực)
  • Kiểu Gen Z: Carefree Constituents (Những người vô tư)
  • Kiểu Gen Z: Secluded Perfectionists (Những người hoàn hảo tách biệt)

1. Stressed Strivers (Người Căng Thẳng Phấn Đấu)

Là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất, “Người Căng Thẳng phấn đấu” chiếm 35% tổng số những người trẻ Gen Z. Họ mang tính doanh nhân, độc lập và tập trung vào tương lai, đôi khi đến mức gây ra căng thẳng cho bản thân. “Người Căng Thẳng phấn đấu” góp mặt trong danh sách Fortune’s 18 Under 18 và được đại điện rõ ràng bởi các Doanh nhân thành công từ mạng xã hội, cũng như họ là những học sinh đạt thành tích xuất sắc và thông thạo nhiều kỹ nặng khác nhau.

Người Căng Thẳng phấn đấu” ít quan tâm đến việc muốn tận hưởng công việc và tập trung nhiều hơn vào việc đạt được thành công và cảm giác được tôn trọng. Họ đặt tầm quan trọng của sự thành công, vào việc dành thời gian cho những điều sẽ giúp ích cho họ trong tương lai. 

Luôn tin tưởng vào sự độc lập và tự giải quyết vấn đề, và ưa thích việc tự bản thân làm ra những gì họ mong muốn hơn là được người khác trao tặng. Họ cũng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường. “Người Căng Thẳng phấn đấu” thường có cha mẹ có thu nhập cao hơn, một nửa trong số họ cho biết phụ huynh của mình luôn theo dõi và thúc đẩy họ trở thành người giỏi nhất.

2. Big Plans, Low Energy (Nhiều tham vọng, ít năng lượng)

Trong tất cả các phân khúc của Gen Z, nhóm “Nhiều tham vọng, ít năng lượng” là nhóm được xem là giống với thế hệ Millennials điển hình nhất. Họ tượng trưng cho kiểu người gần thế hệ Millennials, có thể chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với nhận thức chung nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ thế hệ Millennials.

Chiếm khoảng 18% Gen Z, nhóm “Nhiều tham vọng, ít năng lượng” là nhóm có nhiều mong muốn, tham vọng. Họ là những người mơ mộng, coi trọng lối sống và tận hưởng không gian thực tại. Họ muốn kiếm được nhiều tiền và giàu có trong một công việc yêu thích, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. 

Nhóm người này họ thường ưu tiên dành thời gian cho những điều mình thích ở hiện tại hơn là tập trung phát triển những điều sẽ giúp ích cho mình trong tương lai.

3. Authentic Activists (Những nhà hoạt động chân thực)

Nhóm “Những nhà hoạt động chân thực” là biểu trưng cho sự quyết tâm, đam mê và nhiệt huyết. Họ hy vọng tạo ra sự khác biệt trên thế giới và giải quyết một số vấn đề lớn nhất mà xã hội đang phải đối mặt. Những người này quan tâm đến các vấn đề môi trường nhiều hơn hết so với các nhóm khác trong thế hệ Z và đặt tầm quan trọng cao hơn vào việc sống chân thực và trung thực với chính bản thân.

Mặc dù nhóm tính cách này chỉ chiếm 16% trong cơ cấu dân số Gen Z, họ lại là một nhóm thiểu số có tiếng nói lớn, những người sẽ có ảnh hưởng to lớn đến thế hệ và xã hội nhờ vào sự thẳng thắn và khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ kỹ thuật số khác.

4. Carefree Constituents (Những người vô tư)

“Những người vô tư” chiếm tỷ lệ tương đương với “Những nhà hoạt động chân thực” với 16% dân số. Tuy nhiên, vì họ thường sống khá thoải mái và dễ thích nghi, không định hình rõ xu hướng cho bản thân. Nên họ thường không phải là người đi đầu xu hướng hay tạo được ảnh hưởng đến thế hệ của mình. Mặc dù vậy, họ vẫn là một thành phần quan trọng, đóng vai trò như là những người theo đuổi các thái độ và hành vi được định hướng bởi các phân khúc Gen Z nổi bật hơn.

Gen Z trong nhóm này thường sẽ dễ tính, cởi mở và sống cho thực tại. Ưu tiên của họ là dành thời gian cho những điều mình thích ngay hiện tại hơn là tập trung vào những thứ sẽ giúp ích cho tương lai. “Những người vô tư” không quá lo lắng về điểm số như nhóm “Những người căng thẳng phấn đấu”. Họ cũng ít coi trọng sự độc lập trong việc tạo dựng sự nghiệp và kiếm tiền bằng chính sức lực của mình.

5. Secluded Perfectionists (Những người hoàn hảo tách biệt)

Chiếm 15% trong tổng số thế hệ Z, “Những người hoàn hảo tách biệt” đầy tham vọng, hăng hái và có động lực mạnh mẽ được thúc đẩy từ bên trong. Kyle Gierdorf, hay còn được biết đến với biệt danh là Bugha trong làng game thủ, có thể là một ví dụ tuyệt vời của nhóm này. Các thành viên của nhóm này muốn tận hưởng công việc của họ và trở thành người giỏi nhất có thể trong lĩnh vực mà mình đam mê. Họ quan tâm đến cảm nhận của chính bản thân, ngọn lửa đam mê trong công việc hơn là việc trở nên giàu có và nổi tiếng.

Cho dù rằng đó có là trò chơi điện tử, toán học hay nghệ thuật, “Những người hoàn hảo tách biệt” này sẽ theo đuổi và cố gắng thống trị bất cứ lĩnh vực nào mà họ theo đuổi. Nhóm người này cũng theo đuổi việc sống đúng với bản chất thật của chính mình, thể hiện bản sắc độc đáo của riêng mình. Họ quan tâm nhất đến việc gắn bó với những người, thương hiệu và sản phẩm trung thực, minh bạch.

Mâu thuẫn về giá trị và góc nhìn giữa GenZ và Millennials

Mặc dù Gen Z có tầm nhìn rộng lớn về thế giới và nghiêm túc xem xét vai trò của bản thân trong việc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, họ vẫn phải cân bằng điều đó với những lo ngại thực dụng của bản thân về khả năng có được một công việc tốt và sự độc lập của bản thân. Trong khi họ thường được xem là người có lý tưởng hoặc mơ mộng về những gì có thế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của họ đều mang tính toàn cầu và địa phương. 

Khi được hỏi điều gì khiến họ căng thẳng, phần lớn Gen Z cảm thấy “rất lo lắng hoặc cực kỳ lo lắng” về tương lai – cụ thể là tương lai của chính họ, bao gồm: việc có đủ tiền (67%), có được một công việc tốt hơn (64%) và chi trả cho đại học (59%), cũng như lo lắng về các vấn đề toàn cầu như bạo lực súng đạn (62%) và biến đổi khí hậu (61%). Tuy nhiên, khi các mối quan tâm toàn cầu xung đột với việc chuẩn bị cho tương lai của họ, hầu hết Gen Z thực tế đều ưu tiên cho những việc sau.

Điều này càng mâu thuẫn với thế hệ Millennials, bởi Gen Y thực sự đã tăng cường thảo luận về tính bền vững, trách nhiệm xã hội và mục đích – nhưng thường tìm đến các thương hiệu và công ty để tìm giải pháp. Trong khi các mô hình “mua một, tặng một” và các sản phẩm bền vững đã đủ để đáp ứng mong đợi của thế hệ Millennials, thì Gen Z đang kêu gọi các công ty cho họ thấy rõ về tầm nhìn dài hạn, những chính sách tạo sự tích cực trong cuộc sống và việc thực hiện mọi thứ một cách rõ ràng.

Kỳ vọng của Gen Z là các công ty và thương hiệu sẽ vượt ra ngoài lĩnh vực tiếp thị thông thường để hướng tới những khác biệt thực sự có thể đo lường được. Cách tiếp cận thực dụng này cũng xuất phát từ mối quan tâm cá nhân của họ.

Xem thêm: Những địa điểm du lịch được xem là “viên ngọc ẩn” của Việt Nam

Trinh Kevin

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

3 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago