Lifestyle

Thể hiện tình cảm nơi công cộng: Thế nào là đủ?

Tại nhiều quốc gia phương Tây, không hiếm để ta thấy việc các cặp đôi thể hiện tình cảm, ôm ấp, hoặc hôn nhau tại nơi công cộng. Nhưng tại nhiều nước châu Á, việc thể hiện tình cảm như vậy lại không được ủng hộ, và thậm chí ở nhiều nơi còn cấm việc thể hiện như vậy. Vậy thể hiện tình cảm nơi công cộng là gì? 

Định nghĩa thể hiện tình cảm nơi công cộng

Thuật ngữ này trong tiếng Anh được gọi là Public Display of Affection (PDA), bao gồm các hành động công khai tình cảm như: hôn, ôm, đụng chạm cơ thể,… tại nơi công cộng. Dù xã hội hiện đại đã có cái nhìn cởi mở hơn với các cách thể hiện tình cảm, nhưng vẫn có một vài giới hạn và quy tắc mà những người thực hiện chúng cần lưu ý nếu không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực. 

Để thể hiện tình cảm nơi công cộng đúng cách nhất, bạn cần chú ý đến môi trường xung quanh vào thời điểm bạn thực hiện chúng. Những nơi như triển lãm nghệ thuật, rạp chiếu phim thường không phải là nơi tốt nhất để thể hiện tình cảm, bởi lẽ bạn và đối tác có thể gây khó chịu và mất tập trung cho những người đang tận hưởng các tác phẩm nghệ thuật hoặc chú ý xem phim. Với mẹo đầu tiên, hãy tránh bày tỏ tình cảm tại những nơi đông người, dễ gây chú ý từ một tiếng động nhỏ. Bên cạnh đó, hãy lưu ý đến những nơi mang ý nghĩa văn hóa hoặc tôn giáo như chùa, nhà thờ.  

Để thể hiện tình cảm nơi công cộng đúng cách

Dù cho việc thể hiện tình cảm này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, nhưng nhìn chung, người dân ở các nước phương Tây khá thoải mái với vấn đề này. Tuy vậy, bạn và người yêu không nên để bị cuốn trôi theo cảm xúc mà quên thế giới bên ngoài, dẫn tới những hành vi thể hiện tình cảm quá nhạy cảm, dễ gây tranh cãi. 

Bên cạnh việc không thể hiện tình cảm tại nơi quá đông người và dễ thu hút sự chú ý, chúng ta cũng cần để ý những hành vi và ngôn ngữ cơ thể tại các quốc gia khác nhau. Ví dụ, người Mỹ có thể hôn nhẹ vào má hoặc ôm người đối diện để thay lời chào hỏi, nhưng các quốc gia châu Á thì sẽ không quá khuyến khích điều này.  

Một bài nghiên cứu được đăng trên tờ American Anthropologist dựa trên câu hỏi mức độ quan trọng của nụ hôn đã cho thấy rằng: Hôn không phải là hình thức thể hiện tình cảm phổ biến nhất trong tương tác giữa người với người, và rằng thậm chí còn không được coi là biểu hiện truyền thống của tình yêu ở nhiều nơi trên thế giới.

Một khám phá thú vị khác được các nhà nghiên cứu phát hiện là với các nền văn hóa thường xuyên hôn nhau, hành vi mang tính  “chủ ý khiêu dâm” (erotic intentionally)  thường có mức độ “phức tạp xã hội” cao hơn. Theo đó, nụ hôn có thể đem lại cảm giác thể hiện sự tôn trọng hơn là để thể hiện tình cảm và ham muốn. 

Chuyên gia về các mối quan hệ, diễn viên hài và cựu cố vấn về kịch bản cho loạt phim Sex and the City Greg Behrendt cho biết rằng: “Người dân tại các nước phương Tây thường học điều nhiều điều về tình yêu thông qua các bộ phim.” Ông cho rằng quan điểm về vấn đề này của phần lớn chúng ta đều được xây dựng thông qua những bộ phim, và rằng chúng có tác động mạnh mẽ hơn là những hình thức truyền thông khác.  

Những nụ hôn trong điện ảnh là một hiện tượng hấp dẫn đến nỗi, vào năm 1992, kênh MTV đã quyết định thành lập giải thưởng “Cho nụ hôn đẹp nhất”. Và bởi có quá nhiều nụ hôn đáng nhớ trong ngành công nghiệp điện ảnh qua mỗi năm, không có gì bất ngờ khi mọi người đều có thể nghĩ rằng hôn là điều đương nhiên, và là một hành động quan trọng để làm khi thể hiện cảm xúc với người chúng ta yêu. Nhưng nghiên cứu được đăng trên tờ American Anthropologist đã lại cho thấy kết quả ngược lại với suy nghĩ từ bao lâu này. 

Chúng ta không thể nói về văn hóa mà không đề cập đến vấn đề tôn giáo. Tôn giáo là một yếu tố quan trọng khác quyết định nhận thức của công chúng về cảm xúc. Mark Wildes, một giáo sĩ Do Thái, người lãnh đạo và là người sáng lập của Manhattan Do Thái Experience, nói về văn hóa hôn của người Do Thái, “Kinh Torah, thánh kinh Do Thái, không chấp thuận bất kỳ hình thức thân mật nào trước khi hai người đính hôn.” Ông cũng nói rằng bởi mỗi người có một cách sống khác nhau, nên không thể lên án ai vì sở thích hay cách thể hiện của họ được. 

Tuy nhiên, các nguyên tắc văn hóa ảnh hưởng đáng kể đến cách hai người đang yêu thể hiện tình cảm với nhau trước khi đính hôn. Ở hầu hết các quốc gia theo Chính thống giáo, những người đang yêu hầu như không bao giờ nắm tay nhau, kể cả trong một buổi hẹn hò lãng mạn. Cần lưu ý rằng những biểu hiện tình cảm như vậy chỉ bị cấm đối với những người không có đính ước với nhau. Ngược lại, những người đã kết hôn rất được khuyến khích thể hiện tình yêu của họ dành cho nhau. 

Kết

Không phải hành vi thể hiện tình cảm tại nơi công cộng nào cũng là sai, nhưng chúng ta cần chú ý đến địa điểm và những người xung quanh khi thực hiện chúng. Nếu thực hiện đúng cách, biết đâu bạn và người yêu lại có thể thu hút thêm những ánh nhìn ghen tị và ao ước cho mối quan hệ của mình?

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago