Thiên kiến nhận thức là sai sót có tính hệ thống trong nhận thức của một người, điều này sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn và phán đoán của họ.
Khái niệm thiên kiến nhận thức lần đầu được Amos Tversky và Daniel Kahneman đề cập trong một bài viết trên báo Science vào năm 1974. Kể từ đó tới nay, các nhà nghiên cứu đã xác định và nghiên cứu ra nhiều loại thiên kiến nhận thức khác nhau. Mỗi dạng sẽ có những tác động riêng biệt tới thế giới quan của từng người.
Thiên kiến nhận thức làm tăng hiệu quả suy nghĩ, giúp ta đưa ra quyết định một cách nhanh chóng dù chưa cần sự tiếp nhận và xử lý của ý thức. Thiên kiến nhận thức cũng có thể gây nhiễu tư duy, khiến người ta có những quyết định hoặc đánh giá sai lệch về một sự việc. Tuy có nhiều dạng thiên kiến, nhưng ba loại phổ biến nhất gồm có: lỗi quy kết bản chất (fundamental attribution error), thiên kiến nhận thức muộn (hindsight bias) và thiên kiến xác nhận (confirmation bias).
Chúng ta thường tin rằng bản thân mình là người lý trí và luôn nhận thức đúng đắn nhiều việc. Tuy nhiên, bộ não con người luôn trong tình trạng vô thức phản ứng với thế giới xung quanh. Khi đối diện với một vấn đề, nhiều người thấy rằng mình đang căng não ra để suy nghĩ và quyết định. Nhưng trên thực tế, có khá nhiều luồng suy nghĩ lại đang được não bộ tự xử lý ngoài cả tầm kiểm soát của ý thức.
Trong cuốn sách Thinking Fast and Slow, nhà tâm lý học Daniel Kahneman đề cập tới hai cách khác nhau mà tâm trí con người tạo ra suy nghĩ.
Việc dựa dẫm quá nhiều vào Hệ thống 1 để suy nghĩ nghe có vẻ phi lý trí, nhưng lại được giải thích khá hợp lý. Nếu phải xem xét mỗi lựa chọn một cách cẩn trọng, phải đưa ra từng quyết định sau quá trình suy nghĩ tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy bị quá tải. Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng não bộ sẽ phải mệt mỏi thế nào khi liên tục phải suy nghĩ một cách cặn kẽ xem nên rửa bát thế nào cho sạch, úp bát thế nào cho đúng, rửa bát trong tư thế nào thì không ảnh hưởng đến sống lưng, cần dùng nước rửa có chất hoá học nào thì sẽ hạn chế gây hại tới da. Theo đó, ta sẽ có xu hướng sử dụng những lối tắt trong nhận thức để đưa ra quyết định nhanh chóng. Việc từ bỏ logic, về mặt tốc độ giúp con người ta dẹp bỏ những thứ phức tạp và mớ thông tin nhấn chìm chúng ta mỗi ngày ra khỏi não bộ, khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ như khi nghe thấy tiếng động kì lạ sau lưng vào một buổi tối đi bộ về nhà. Thiên kiến nhận thức có thể khiến bạn tin rằng âm thanh này là tín hiệu nguy hiểm. Do đó, bạn sẽ tìm cách về nhà nhanh nhất có thể. Tuy nhiên thực chất, tiếng động này có thể đến từ một chú mèo hoang gần đó. Dẫu vậy, dựa theo giải thích từ hệ thống nhận thức 1, thiên kiến nhận thức có thể đến từ bản năng và những phản ứng không cần suy nghĩ. Qua tư duy tắt, não bộ nhanh chóng đưa ra kết luận và ưu tiên những khả năng giúp bạn tránh khỏi nguy hiểm, từ đó đưa ra quyết định đi về nhà thật nhanh thay vì thư giãn tận hưởng một buổi tối bình yên (dẫu hiểm hoạ có thể không thật sự tồn tại do khi đó mới 8 giờ tối, khu dân cư bạn đang sinh sống khá an toàn và vẫn còn rất nhiều cửa hiệu đang hoạt động xung quanh). Bằng cách này, thiên kiến nhận thức giúp chúng ta thích ứng nhanh hơn với các tình huống trong cuộc sống.
Mặt khác, thiên kiến nhận thức cũng có thể khiến chúng ta gặp rắc rối. Lối tư duy này có thể dẫn tới việc hình thành những định kiến đối với chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc sự phân chia tầng lớp kinh tế. Động lực cá nhân, ảnh hưởng xã hội, cảm xúc và khả năng xử lý thông tin đều có thể hình thành thiên kiến nhận thức, khiến chúng ta bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Thiên kiến nhận thức ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống và thường xuyên được áp dụng, phân tích trong lĩnh vực kinh tế, marketing nhằm giải thích lý do cho hành động của đám đông, cũng như dự đoán và tác động tới hành vi của họ. Hãy lấy ba loại thiên kiến nhận thức sau để làm ví dụ.
Hay còn được gọi là thiên kiến đối xứng (correspondence bias), đây là lỗi thiên kiến khiến chúng ta cho rằng hành vi của một người là do tính cách của họ, thay vì phân tích thêm các yếu tố khách quan như bối cảnh, thời điểm, các yếu tố từ bên ngoài. Lỗi quy kết bản chất được coi là một thiên kiến đánh giá xã hội. Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho rằng hành vi của một nhân vật truyền hình có thể bắt nguồn từ những đặc điểm tính cách của diễn viên thủ vai đấy. Điều này vẫn thường xuyên xảy ra, dù chúng ta vẫn biết rằng cách cư xử trong phim hoàn toàn bị quyết định bởi kịch bản. Dẫu vậy khi có một diễn viên đóng vai phản diện quá đạt, nhiều người sẽ vô thức nghĩ rằng cô ta/ anh ta trong đời thật cũng có những phẩm chất xấu xa như thế. Nhờ đó, họ mới có thể hoá thân vào vai diễn một cách vô cùng xuất sắc. Hàng loạt nghiên cứu đưa ra kết quả rằng, dù người ta có biểu hiện hành vi như nào, ta đều nghĩ rằng đấy là do tính cách của họ, kể cả khi tình huống xảy ra hành vi đấy lại cho thấy điều hoàn toàn khác biệt.
Hay còn gọi là phản ứng “Tôi đã biết tất cả rồi”, loại thiên kiến này khiến chúng ta tin rằng mình có thể đoán được kết quả chính xác của một sự kiện bất kỳ. Khi “dính” vào thiên kiến nhận thức muộn, ta tin rằng mình đã đoán đúng kết quả, và rằng trí nhớ của ta luôn nhất quán. Điều này khiến việc suy xét một lựa chọn trở nên khó khăn hơn, bởi lẽ ta sẽ chỉ tập trung vào kết quả thay vì sự logic trong quá trình quyết định. Ví dụ, nếu đội bóng đá yêu thích thắng, bạn có thể cho rằng mình đã đoán được điều này từ đầu, bởi mình đã biết rõ trình độ, phong cách, kịch bản tấn công, phòng thủ của họ. Bất chấp trước khi trận đấu diễn ra ta đã vô cùng lo lắng và hoài nghi trước kết quả ghi bàn.
Với loại thiên kiến này, một người sẽ theo dõi, tham gia các phương tiện truyền thông hoặc diễn giải các thông tin phù hợp với niềm tin của họ. Nói cách khác, để “bảo toàn” niềm tin, họ sẽ chỉ chú ý đến những thông tin xác nhận tư tưởng đấy, đồng thời loại bỏ những gì có thể thách thức hệ thống niềm tin của họ. Ta có thể thấy thiên kiến xác nhận xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, như việc liệu một người có nên tin vào lời giải thích của khoa học cho các hiện tượng biến đổi khí hậu hay vắc xin (quyết định tin hay không này có thể dựa theo tôn giáo, suy nghĩ của những người xung quanh, kiến thức đã học được – thứ hình thành nên niềm tin, hệ thống tư duy của con người). Bởi vậy, loại thiên kiến có phần nghiêng về một cực này thường khiến những chủ đề gây tranh cãi càng khó tìm được hướng đi chung hơn.
Theo Thought.Co
Có thể bạn quan tâm:
Nghịch lý lựa chọn – Những quyết định gây đau đầu
Vì sao chúng ta xấu hơn trong các bức ảnh chụp?
Tính cách thay đổi, liệu sự nghiệp của bạn có thay đổi theo hay không?
Là thức uống “ngon-bổ-rẻ” của nhiều người Việt cho ngày nóng nực; bạn đã biết…
Với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, trong đây, The Millennials Life sẽ…
Anh Cao Văn Thắng – founder Gạo Nâu Chụp Ảnh, đã có những nhận định…
Dù có già hay trẻ, xu hướng tính dục là gì, hay mới cưới hoặc…
"Một mùa thu chưa xa" trưng bày 27 tác phẩm theo phong cách trừu tượng.…
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hóa ra một giới thường vượt qua nỗi…