Lifestyle

#Thoáng: Lịch sử cắt “bao bọc nấm” ở nam giới

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi mở và hiện đại.

Cắt bao quy đầu cho nam giới là một tập tục cổ xưa từ nhiều nền văn hóa khác nhau và được duy trì cho đến ngày nay. Người ta ước tính rằng, khoảng một phần ba tổng số nam giới đã cắt bao quy đầu vì nhiều lý do khác nhau – một số vì tôn giáo hoặc văn hóa, những người khác vì lý do y khoa.

Hình thức cắt bao quy đầu đã có từ thời tiền sử, có thể thấy qua nhiều di tích hình ảnh từ thời đồ đá và thời cổ Ai Cập, tuy nhiên mỗi học giả lại có những suy diễn khác nhau về nguồn gốc của việc làm này.

Một số người cho rằng, điều này bắt đầu như một nghi thức đánh dấu sự chuyển đổi từ thời niên thiếu sang thời kỳ trưởng thành ở nam giới. Những người khác lại tin rằng, phẫu thuật cắt xén có thể giúp kiểm soát khoái cảm tình dục, cũng như hỗ trợ vệ sinh hàng ngày.

Những niềm tin tôn giáo về việc cắt bao quy đầu

Hình thức cắt bao quy đầu sớm nhất được ghi chép lại là vào khoảng thế kỷ thứ 5 TCN, khi nhà sử học Hy Lạp Herodotus ghi chép lại rằng, người Ai Cập “thực hành cắt bao quy đầu vì vấn đề vệ sinh – họ quan trong yếu tố sạch sẽ hơn là sự ‘ưa nhìn’ ở khu vực đó.”

Ở Ai Cập, hình thức này thường được thực hiện ở tầng lớp quý tộc hay những người đàn ông bắt đầu nhận chức thầy tu (thầy tế). Theo tập tục của người Ai Cập cổ đại, việc cắt bao quy đầu sẽ giúp nam giới khám phá được những sức mạnh bí ẩn. Câu chuyện này được dựa trên các hình vẽ mô tả trên các bức tường của những ngôi đền: người đàn ông để linh mục thực hiện cắt bao quy đầu bằng dao.

Ảnh: Wikimedia Commons

Trong khi người Hy Lạp xa lánh tập tục này và coi việc cắt xén một “bộ phận hoàn hảo trên cơ thể” là sai trái, thì người Ai Cập, Phoenicia, Ethiopia và Do Thái vẫn kiên trì thực hiện hoạt động này.

Ở Israel, người đàn ông phải cắt bao quy đầu mới thực sự được công nhận là thành viên trong cộng đồng dân tộc. Theo ghi chép, tám ngày sau khi trẻ sơ sinh chào đời, nghi thức này sẽ được thực hiện. Để gia nhập vào cộng đồng người Israel, những người đàn ông trưởng thành cũng có thể đăng ký thực hiện nghi thức này.

Ảnh: Wikimedia Commons

Sau này, khi tôn giáo Israel trở thành Do Thái giáo cổ đại – rồi Do Thái giáo, mọi nam giới bắt buộc phải tiến hành cắt bao quy đầu.

Thực hành cắt bao quy đầu ở nam giới đối với người Do Thái có ý nghĩa tôn giáo. Trong Sách Sáng Thế, Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho nhà tiên tri Abraham cắt bao quy đầu của ông cũng như tất cả các thành viên nam khác trong gia đình như một phần của “giao ước đời đời.” Cho đến ngày nay, các nhà thần học Do Thái hiện đại tin rằng vết cắt tượng trưng cho sự “niêm phong giao ước.” Trong tiếng Do Thái cũng có thuật ngữ “karat berit” – có nghĩa là “niêm phong một giao ước.”

Ảnh: Elizabeth Brockway / The Daily Beast

Ý nghĩa công nhận thành viên dân tộc của người Israel được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến nghi thức cắt bao quy đầu cho nhiều tôn giáo khác về sau. Điển hình là những người đàn ông trẻ tuổi của các dân tộc Xhosa và Zulu, nghi thức cắt bao quy đầu của họ phức tạp hơn.

Cơ thể người đàn ông Xhosa và Zulu được vẽ bằng sơn trắng trước khi cắt. Trong quá trình này, họ cách ly khỏi cộng đồng trong vài tuần, đặc biệt là cách ly phụ nữ. Sau khi cắt, họ bỏ bao quy đầu bị cắt trong rừng như một biểu tượng thời niên thiếu để lại phía sau, để trở thành đàn ông, rồi rửa sạch vết sơn trắng cơ thể trên sông.

Những tín đồ đạo Đấng Ki-tô trước đây cũng áp dụng tập tục này nhưng dần bắt đầu có quan điểm tiêu cực về việc cắt xén sau khi Thánh Paul – còn được gọi là Sứ đồ Paul, chỉ trích việc làm này.

Kết quả là, hầu hết người châu u thời đó – ngoại trừ người Do Thái, đều phản đối cắt bao quy đầu. Nhưng đến thế kỷ 20, cắt bao quy đầu một lần nữa trở nên phổ biến vì lý do y khoa hơn là tôn giáo.

Các lý thuyết y học đầu tiên về thực hành cắt bao quy đầu

Ảnh: Flo

Vào khoảng cuối những năm 1800, cắt bao quy đầu được định nghĩa lại là một phương pháp thuộc về y khoa hơn là một thực hành tôn giáo. Cũng từ lúc này mà các tạp chí y khoa gọi đây là một phương cách “phòng ngừa ở trẻ sơ sinh” và “được thực hiện chủ yếu vì mục đích sạch sẽ.”

Việc tái định nghĩa này lại trùng hợp giống với những quan điểm bảo thủ thời bấy giờ. Giới y học bắt đầu tin rằng, cắt bao quy đầu có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều đó cũng được cho là giúp hạn chế ham muốn thủ dâm – vốn là một “việc làm không được ưa chuộng” đối với xã hội là truyền thống thời bấy giờ.

Vào thế kỷ 19, bác sĩ Jonathan Hutchinson trở thành người đầu tiên được ghi nhận đã ủng hộ việc cắt bao quy đầu như một thủ thuật y tế. Bác sĩ người Anh thậm chí còn xuất bản một nghiên cứu của mình – trong đó ông so sánh tỷ lệ mắc bệnh hoa liễu trong cộng đồng người Do Thái và những người không theo đạo giáo này ở Luân Đôn.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy người Do Thái ít mắc bệnh hơn vì tập tục cắt bao quy đầu lâu đời của họ. Từ đó, ông đưa ra kết luận: thực hành cắt bao quy đầu giúp nam giới ít bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn.

Gọi bao quy đầu là “nơi chứa rác rưởi” và cho rằng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai hoặc ung thư khi về già, Hutchinson ủng hộ việc cắt bao quy đầu như một biện pháp an toàn cho sức khỏe.

Ảnh: Ed Appleby

Một bác sĩ người Anh khác, Nathaniel Heckford thậm chí còn tuyên bố rằng cắt bao quy đầu sẽ giúp ngăn ngừa các trường hợp động kinh và bệnh múa giật Huntington.

Các bác sĩ bắt đầu thử nghiệm cắt bao quy đầu như một phương pháp điều trị cho một vài loại bệnh. Hen suyễn, điên loạn, ung thư da và sỏi bàng quang,… là một số bệnh được cho rằng có liên quan đến bao quy đầu. Theo thời gian, tiểu phẫu này đã khiến nhiều người tin rằng bất cứ vấn đề về sức khỏe nào của đàn ông cũng có thể được giải quyết bằng việc cắt bao quy đầu.

Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, ta có thể thấy niềm tin thiếu căn cứ này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đàn ông và sau đó ảnh hưởng sang cả phụ nữ.

Bác sĩ Isaac Baker Brown đã bị chỉ trích nặng nề khi cho rằng việc cắt bỏ âm vật sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe tương tự cho phụ nữ. Brown đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật âm vật mà không có sự đồng ý của bệnh nhân, khiến ông bị trục xuất khỏi Hiệp hội Sản khoa London. Tuy nhiên, ý tưởng “điên rồi” của ông đã trở nên phổ biến ở Mỹ – nơi các phương pháp phẫu thuật âm vật được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh liên quan đến tình dục ở nữ giới.

Phải đến tận những năm 1920, những phương pháp chữa trị có phần “lang băm” kia mới dần biến mất.

Kết

Ngày nay, ước tính một phần ba nam giới trên thế giới được cắt bao quy đầu, phổ biến ở người Hồi giáo và Do Thái, vì lý do tôn giáo. Tại mỹ, phương pháp này cũng được áp dụng rộng rãi để cải thiện sức khỏe sinh sản.

Tuy nhiên, việc cắt bao quy đầu vẫn phải đối diện với sự phản đối của một vài tổ chức y tế lớn trên thế giới. Họ cho rằng hoạt động tiểu phẫu này vẫn hàm chứa rủi ro đồng thời có thể vi phạm các vấn đề về nhân quyền.

Nguồn: History of Yesterday

Xem thêm:
#Thoáng: Từ khi nào con người biết ân ái sẽ tạo ra em bé?
#Thoáng: Các cô gái đã nhận tiền trả tình như thế nào ở thế kỷ 18 ?
#Thoáng: Tình dục ở mỗi thời điểm

Nghi To

Recent Posts

Hoạ sĩ Nguyễn Hoài Hương đưa người xem vào “Cõi An Thường” qua các bức hoạ sơn mài

Triển lãm của Nguyễn Hoài Hương là lời khẳng định cho sự nỗ lực trong…

2 giờ ago

Xem chỉ tay: Từ góc nhìn khoa học và cách bói đúng

Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…

1 ngày ago

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

2 ngày ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

4 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

4 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

5 ngày ago