Lifestyle

#Thoáng: Lược sử về những nụ hôn

Nụ hôn là một trong những cử chỉ bày tỏ tình cảm được yêu thích nhất trên thế giới. Hành động này đã được khoa học chứng minh là đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Hôn nhau giúp người ta đốt cháy calo, mang lại làn da tươi sáng, làm tinh thần trở nên hứng khởi. Dù xuất hiện trong mối quan hệ tình cảm nào, đây đều là hình thức bày tỏ tình yêu rất đẹp.

Nguồn ảnh: Unplash
Nguồn ảnh: Unplash

Sự thôi thúc cho việc tiếp xúc bằng miệng diễn ra khá tự nhiên. Nó không hẳn đến từ “36 phương pháp trang điểm khiến chàng không thể rời mắt khỏi bạn,” cũng chẳng đến từ “10 câu nói khiến nàng ngây ngất phải lập tức trao tặng bạn một nụ hôn.” Dù vậy, nếu xem xét trong thực tế, ta sẽ nhận ra hầu hết các loài động vật thường không tiếp xúc thân mật với nhau theo cách này. Do đó, có bạn giờ bạn tự hỏi: “Hành trình nào đã đưa nụ hôn trở thành một trong những cử chỉ có ý nghĩa hết sức đặc biệt với con người?”

Nụ hôn đầu tiên

Nguồn ảnh: Unplash

Các nhà nghiên cứu nhân chủng học đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu xem nụ hôn đã được hình thành như thế nào. Có hai giả thuyết khá phổ biến. Một ý kiến cho rằng “những cái chạm môi” bắt đầu phát triển khi loài người xa xưa biết mớn cho con cái của mình ăn bằng miệng. Theo BBC chia sẻ, loài động vật duy nhất biết đến những nụ hôn chính là các con vật thuộc nhóm tinh tinh. Do đó, nếu xét theo thuyết tiến hoá, giả định này có vẻ hợp lý.

Một lý thuyết khác, được giáo sư nhân chủng học của Texas A&M, Vaughn Bryant giải thích thì có vẻ phức tạp hơn một chút. Ngoại trừ việc quan sát bằng mắt thường, con người còn có thể nhận biết sự hiện diện của các vật thể khác thông qua những mùi hương, ví dụ ngửi má nhau. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn của người Ấn Độ từ xa xưa, khiến cho nụ hôn trở thành một hình thức giao tiếp. Giả thuyết này đã từng được nhắc đến trong kinh Veda – nguyên mẫu của Kama Sutra mà chúng ta biết đến ngày nay. Một thời gian sau đó, người Hy Lạp cổ xâm lược Ấn Độ cũng đã tiếp thu tập tục này. Từ đó, những nụ hôn được truyền bá vô cùng rộng rãi.

Nụ hôn trên bàn tay

Những chiếc hôn không nhất thiết phải là một cử chỉ thể hiện tình yêu, sự lãng mạn. Trong nhiều nền văn hoá, đó còn là dấu hiện của sự tôn trọng. Tại Châu Âu thời trung cổ, những người ở cùng địa vị sẽ hôn lên môi hoặc má nhau khi gặp gỡ. Ngược lại, những người ở tầng lấp thấp hơn sẽ chỉ được hôn vào tay, hoặc thậm chí viền áo của những người có vị trí xã hội cao hơn mình.

Lịch sử của nụ hôn – Nguồn ảnh: Oceansbridge
Nguồn ảnh: Etiquette Knowledge

Vào năm 1439, Vua Henry VI đã nghiêm cấm các nụ hôn trong giao tiếp nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Trong nhiều thế kỷ sau đó, việc nhún chân, cúi người, và sau đó là những cái bắt tay đã trở thành phương thức chào hỏi thường gặp trong xã hội Phương Tây.

Nụ hôn trên má (một cách chào đặc biệt phổ biến ở Pháp) được cho là đã lan truyền đến Tây Âu theo dấu chân của người La Mã trong Chiến tranh Gallic (vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên).

Những nụ hôn dành cho tình yêu không phải là điều quá phổ biến

Nguồn ảnh: Unplash

Văn hoá đại chúng Phương Tây cũng như ngành công nghiệp giải trí đã cố gắng khiến chúng ta tin rằng việc không được hôn đó ai là một thiệt thòi hoặc là vấn đề cần đem ra trêu trọc, châm biếm (ví dụ như bộ phim Chưa từng được hôn của Drew Barrymore). Song, trong thực tế, những nụ hôn để bày tỏ sự lãng mạn, yêu đương không phải là điều mà gần 8 tỷ người trên thế giới đều làm.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 bởi Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ đã cho thấy, những nụ hôn lãng mạn chỉ được 46% dân số toàn cầu thực hiện. Những cái chạm môi phổ biến nhất là ở Trung Đông và châu Á, và ít phổ biến nhất ở Trung Mỹ và châu Phi cận Sahara. Nhưng điều đó không có nghĩa là con người ở những nền văn hoá này không có nhu cầu thể hiện tình. Ví dụ người bản xứ Nahuo ở Mexico và Trung Mỹ thường ôm nhau để bày tỏ sự gắn kết, song lại sử dụng nụ hôn khi thực hiện các nghi thức tôn giáo.

Nụ hôn kiểu Pháp.

Bức ảnh The Kiss, được chụp tại  Hotel de Ville, Paris – Nguồn ảnh: anatomyfilms

Ta có thể hoài nghi việc người Pháp phát minh ra nghệ thuật hôn bằng lưỡi, song hoàn toàn không thể phủ nhận, đất nước của sự lãng mạn đã đưa thuật ngữ này trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Sheril Kirshenbaum, tác giả cuốn “Khoa học về nụ hôn” đã giải thích rằng, cụm từ này có nguồn gốc từ những du khách Mỹ lần đầu tiên được trải nghiệm việc ân ái, vuốt ve, âu yếm từ những người phụ nữ Pháp vào năm 1920. Sau đó, họ về nước và nói với mọi người rằng: “Khi đến Pháp, hãy để một cô gái này hôn bạn.” Khi được truyền miệng rộng rãi, người ta đã tam sao thất bản thành “hãy hôn kiểu Pháp.”

Nguồn ảnh: CNN

Lời giải thích khác được chấp nhận rộng rãi hơn là: Các quân nhân Mỹ và Anh ở Pháp trong Thế chiến thứ nhất đã bị ấn tượng bởi cách hôn nồng nàn, quyến luyến trên đầu lưỡi và trong từng hơi thở của phụ nữ Pháp. Khi trở về nhà, họ “giới thiệu” nụ hôn này với bạn đời và người yêu của mình. Từ đó thuật ngữ “Nụ hôn kiểu Pháp” đã ra đời.

Ảnh: Robert Doisneau.
Ảnh: Robert Doisneau
Ảnh: Robert Doisneau.

Lịch sử đã chứng minh người Pháp khá nghịch ngợm khi luôn tìm cách gán những hành động “nhaỵ cảm” để trêu chọc các nước khác. Ví dụ như, người Anh đã từng gọi bao cao su là “Những phong thư Pháp”. Ngược lại, người Pháp cũng đáp trả bằng cách gọi sản phẩm bảo vệ an toàn tình dục này là “áo mưa kiểu Anh.” Chuyện hôn nhau cũng không phải ngoại lệ. French kiss đã từngđược trêu đùa là “Florentine kiss” (Nụ hôn kiểu florence). Điều này được lý giải thông qua việc tổ tiên của Florentine, người La Mã rất hâm mộ những nụ hôn. Họ hôn nhau để thể hiện tình cảm, sự tôn trọng và tất nhiên là để kích thích tình dục. Người La Mã cổ thậm chí còn có luật cho phép người ta hôn vợ mình để kiểm tra xem cô ấy có uống rượu không bởi trong thời kỳ này, phái đẹp uống rượu là bất hợp pháp.

Ba kiểu hôn của người La Mã đã được nhà văn Maurus Servius Honoratus ghi lại vào thế kỷ thứ 4 là:

  • Osculum: một nụ hôn trên má mà bạn sẽ dành cho con mình
  • Basium: một nụ hôn kín miệng mà bạn sẽ dành cho vợ mình
  • Savium: một nụ hôn sâu, nồng nàn mà bạn sử dụng với gái mại dâm
Nguồn ảnh: art ✧・゚

Một giả thuyết khác cho rằng Alexander Đại đế đã học được phong tục hôn của người Ấn Độ trong nỗ lực chinh phục nước này. Chiến dịch quân sự của ông ấy đã thất bại nhưng Alexander đã mang về một cách bày tỏ tình cảm vô cùng đặc biệt cho châu Âu. Liệu ta sau khi phát hiện ra giả thuyết này, chúng ta có nên gọi đó là “Nụ hôn Ấn Độ” chăng?

Xem thêm:
#Thoáng: Lịch sử của bao cao su trong 100 năm
#Thoáng: Sextape – tại sao chúng ta thích ghi lại cảnh giường chiếu của mình?
#Thoáng: Chiếc rốn “tai tiếng” và biểu tượng về tình dục








Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

23 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago