Lifestyle

#Thoáng: Ngành công nghiệp triệu đô phía sau những khung cửa kính đỏ

Nhắc đến vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, có lẽ cụm từ “phố đèn đỏ” đã quá quen thuộc. Việc hình thành và phát triển những khu phố đèn đỏ (nơi hoạt động mại dâm diễn ra một cách hợp pháp) tại các quốc gia trên thế giới đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đặc biệt từ phía cơ quan Nhà nước, chính phủ, bởi ngành công nghiệp không khói này kéo theo không ít tệ nạn.

Ngành công nghiệp mại dâm đã hình thành thế nào?

Ngược dòng lịch sử, từ thời thượng cổ cách đây hơn 4,000 năm, chẳng hạn như tại Babylon, khái niệm “mại dâm tôn giáo” hay “mại dâm dâng hiến” đã tồn tại. Đầu thiên niên kỷ 3, người Sumerians – những cư dân đầu tiên của nền văn minh Lưỡng Hà đã thờ thần Ishtar. Đây là vị thần tình yêu và chiến tranh, là một thiếu nữ đồng trinh trong trắng vào ban ngày, nhưng lại trở thành một “gái điếm” mỗi khi đêm xuống.

Ảnh: Sưu tầm

Chính những tập tục tôn giáo ở Lưỡng Hà đã tạo điều kiện cho ngành kinh doanh mại dâm phát triển, khi những nữ tu sĩ phục vụ thần Ishtar có thể “hiến thân” cho những người đàn ông đóng góp tiền cho ngôi đền thờ thần Ishtar. Người ta quan niệm đây là “vinh dự” cho người phụ nữ.

Nhưng vì điều này có liên quan đến việc thờ cúng thần thánh (một dạng của hiến tế) nên bản chất của nó không giống như mại dâm ngày nay. Thời Thượng cổ Hy Lạp, phụ nữ mại dâm (hetaera) theo khái niệm ngày nay mới ra đời, tức là vì vật chất chứ không phải tế lễ.

Sau đó, số người bán dâm ở châu Âu ngày càng nhiều. Một phần nguyên nhân đến từ việc người dân từ khắp các vùng đổ dồn ra thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu thốn việc làm. Người dân nơi này không thể tìm được những công việc có thể trang trải cho thu nhập hàng ngày, đặc biệt là phụ nữ – những người thông thường chỉ có trình độ thấp và chỉ nhận được những nghề có thu nhập hạn chế.

Hoạt động mại dâm đã trở nên rất nhộn nhịp ở châu Âu, bắt đầu từ Amsterdam vào những năm 1300. Khi các thủy thủ, thương gia sau những cuộc hành trình dài ngày, thường tìm đến các cô gái để tiêu khiển. Gái mại dâm ở đây sẽ xách những chiếc đèn lồng đỏ để đi tìm các khách hàng ở quán bar, club nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục cho họ. Cứ thế, nghề mại dâm dần dần trở nên thịnh hành tại đây. Theo thời gian, Amsterdam trở thành thành phố ăn chơi khét tiếng bậc nhất thế giới.

Hiện nay, trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước công nhận mại dâm là hợp pháp; 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có những bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, quảng cáo mua bán dâm; khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm.

Riêng tại khu vực châu Á, tất cả các quốc gia – ngoại trừ Bangladesh, đều coi mại dâm là bất hợp pháp (một số người nghĩ rằng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp, nhưng thực ra luật nước này coi mại dâm là bất hợp pháp).

Phố đèn đỏ là gì?

Nhắc đến ngành công nghiệp mại dâm, thì không thể bỏ qua những khu phố đèn đỏ xập xình khi màn đêm buông xuống. Phố đèn đỏ (red-light district) là nơi tập trung của hoạt động mại dâm và các doanh nghiệp quan hệ tình dục hợp pháp – chẳng hạn như các cửa hàng tình dục, câu lạc bộ thoát y, rạp chiếu phim người lớn, nhà hát, nhà chứa (nhà thổ), viện bảo tàng,…

Bước vào những khu phố đèn đỏ, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh những cô gái mặc hở hang đứng trong các ô cửa kính dưới ánh điện màu đỏ rực. Những cô gái từ khắp nơi trên thế giới, đủ màu da, lứa tuổi đứng đợi khách chỉ với vỏn vẹn với hai mảnh vải nhỏ đủ để che phần thân nhạy cảm.

Ảnh: Pinterest

Nếu ô kính nào được kéo rèm thì người ta hiểu ngày nơi đó đang phục vụ khách hàng bên trong. Và ít ai biết rằng, để có một chỗ đứng “bán hàng” như vậy, những cô gái ấy phải trả phí thuê mặt bằng, trung bình khoảng $100 USD cho một ngày.

Ảnh: Pinterest

Tại sao lại gọi là “phố đèn đỏ”?

Ngay khi nghe đến cái tên khu phố đèn đỏ, chắc hẳn đa số người nghe đều hình dung ra được một khu phố mờ ảo với toàn dải đèn đỏ lập lòe. Đúng vậy! Tại các khu phố đèn đỏ, hầu hết mọi thứ đều mang một sắc đỏ rực rỡ – từ mái che, hộp đèn quảng cáo, đến những đèn gắn trên dọc đường đi.

Ngoài việc đó là sắc màu thu hút sự chú ý, màu đỏ là tín hiệu đặc biệt của “chuyện người lớn”, là dấu hiệu của sự kích thích tình dục. Vì thế ngay cái tên, khu phố đã tạo ấn tượng mạnh cho người nghe.

Ảnh: Pinterest

Thêm vào đó, màu đỏ là màu đặc trưng của các nhà chứa trước đây. Việc các sử dụng gam màu có phần lập lòe thế này nhằm mục đích “che giấu” những “điều không xinh đẹp” do bệnh truyền nhiễm tình dục STD gây ra. Đèn đỏ phần nào cũng sẽ làm mờ đi những vết mẩn đỏ trên cơ thể của các cô gái bán thân. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học xã hội đã phát triển, những “cô gái bán hoa” cũng nhận được điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn trước, nên việc dùng đèn đỏ để “che đậy” cũng không còn là lí do chính cho những con phố lập lòe sắc đỏ nữa.

Vén màn những khu phố đèn đỏ và góc khuất ngành mại dâm

Hà Lan – Phố đèn đỏ “tiêu chuẩn vàng”

Ảnh: Pinterest

Đến Hà Lan, một trong những địa danh mà nhiều du khách muốn tìm hiểu và khám phá nhất chính là các khu phố đèn đỏ – đặc biệt là De Wallen nổi tiếng với những “tiêu chuẩn vàng” của thế giới. Nhiều người nhận xét, đây là một địa điểm sầm uất và nhộn nhịp không kém cạnh bất kỳ khu phố đi bộ nào khác ở trung tâm thành phố Amsterdam.

Khu vực này được chính phủ quản lý khắt khe và nghiêm ngặt. Tại đây, những cô gái hành nghề sẽ lả lướt chào mời khách sau 290 khung cửa kính hay thậm chí trên sàn nhà. Những nhà chứa phải được cấp phép để hoạt động, từ khách làng chơi đến người bán dâm đều phải đóng thuế. Thậm chí, nơi đây còn có cả một liên đoàn bảo vệ những người làm công việc “xác thịt” này.

Không chỉ nổi tiếng về chất lượng dịch vụ, nghề mại dâm tại De Wallen nói riêng và Hà Lan nói chung còn có một bảo tàng lịch sử Red Light Secrets (tạm dịch: Bí mật phố đèn đỏ) hé lộ cuộc sống của các cô gái mại dâm phía sau những ô cửa đỏ rực.

Ảnh: Sưu tầm

Tại đây, du khách còn được lắng nghe bí mật và cả những ước mơ cháy bỏng của các cô gái làm nghề “bán hoa” trên con phố này. Thậm chí, người ta cũng dựng một pho tượng đồng với dòng tiêu đề Belle (mang nghĩa “cô nàng xinh đẹp“) dành cho những cô gái hành nghề mại dâm tại đây.

Ảnh: Sưu tầm

Thành phố Amsterdam hợp pháp hóa mại dâm như một nghề từ những năm 1980, và đến năm 2011 chính phủ mới bắt đầu đánh thuế ngành công nghiệp kinh doanh “đặc biệt” này. Chính vì vậy, các cô gái bán hoa phải khai báo số tiền mình kiếm được và đóng thuế cho thành phố với mức đóng là 19% tổng thu nhập.

Tất nhiên, đã thu thuế thì phải đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn, đúng pháp luật. Vậy nên, chính quyền thành phố luôn có chính sách bảo vệ quyền lợi của các cô đào, chẳng hạn như có phòng khám miễn phí hoặc giá rẻ để chăm sóc sức khỏe cho họ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

Ảnh: Getty Images

Bên cạnh đó, các cô gái hoạt động mại dâm hợp pháp ở đây còn được trung tâm thông tin giúp đỡ. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải xin giấy phép của chính quyền thành phố để bảo đảm rằng họ thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý trong lĩnh vực này.

Việc chụp ảnh các cô gái mại dâm ngồi trong các ô cửa kính được xem là điều cấm kỵ đối với du khách. Nếu cố chụp, bảo vệ ở đây sẽ tịch thu máy ảnh và xoá các tấm ảnh, hoặc các cô gái trong tủ kính cũng có thể nhảy ra ném máy ảnh của bạn xuống con kênh gần đó.

Thái Lan – “Kinh đô tình dục” nổi tiếng thế giới

Ảnh: Pinterest

Thái Lan là một trong những quốc gia có hoạt động mại dâm rất mạnh mẽ, đến nỗi nó còn được mệnh danh là “kinh đô tình dục” nổi tiếng thế giới. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp mại dâm ở Thái Lan nhanh tới mức nhiều người lầm tưởng rằng nó được hợp pháp hóa tại nước này, dù sự thật hoàn toàn trái ngược.

Thực chất tại Thái Lan, mại dâm là bất hợp pháp. Từ năm 1960, nước này đã ban hành Đạo luật phòng chống mại dâm. Tới năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan từng đề xuất thảo luận về việc hợp pháp hóa mại dâm, nhưng do vấp phải sự phản đối của dư luận và những lo ngại về hệ lụy xã hội nên đề xuất bị bãi bỏ.

Dù phản đối hay không, ngành du lịch tình dục của Thái Lan vẫn được định giá 22 đến 24 tỉ USD mỗi năm theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bất chấp sự bất hợp pháp của nó. Ước tính có hơn 60 ngàn nhà chứa ở xứ sở Chùa Vàng, nhiều hơn số trường học ở quốc gia này. Các khu phố đèn đỏ nổi bật nhất tại nước này có thể kể đến Soi Cowboy, Nana Plaza, Patpong và Soi Twilight – tất cả đều liền kề nhau ở trung tâm thành phố.

Tại Thái Lan, tổng số người hành nghề mại dâm dao động từ 70 nghìn cho đến 2,8 triệu người – đa phần đều xuất phát từ nông thôn. Thu nhập từ nghề nông chỉ khoảng 90 USD/tháng đã không thể giữ chân các cô gái bằng số tiền có thể lên tới 10,000 USD/tháng (hơn 200 triệu đồng) khi hoạt động tại các khu phố đèn đỏ.

Nghề mại dâm mang về thu nhập rất cao nhưng đằng sau đó là vô vàn hệ lụy khủng khiếp. Nghiêm trọng nhất phải nói đến là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS. Thái Lan là nước có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất khu vực Đông Nam Á, với khoảng 520,000 người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cuộc đời của những người bán dâm tại Thái Lan luôn đầy rẫy hiểm nguy, bệnh tật ảnh hưởng tới tính mạng và cả sự kỳ thị của xã hội. Đó là chưa kể họ phải đối mặt với nguy cơ bị rơi vào tay bọn buôn bán người hoặc lạm dụng tình dục.

Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest

Thái Lan cũng là điểm đến ưa thích của những kẻ thích quan hệ với trẻ em (ấu dâm). Khoảng 40% gái mại dâm ở nước này là trẻ em dưới 16 tuổi. Ước tính 55% gái mại dâm Thái Lan bắt đầu bán dâm khi chưa đầy 18 tuổi. Đây là một con số vô cùng kinh hoàng bởi việc quan hệ tình dục với trẻ em dù ở đâu cũng là không thể chấp nhận được.

Hàn Quốc – Phố đèn đỏ là ngành công nghiệp tiền tỷ

Ảnh: nytimes

Hàn Quốc không phải là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong ngành công nghiệp tình dục ở châu Á như Thái Lan, Philippines hay Nhật Bản – những quốc gia nổi tiếng là “thiên đường ăn chơi” dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động mại dâm tại Hàn đang nở rộ và phát triển không ngừng với lượng khách hàng nội địa lớn.

Miari, khu đèn đỏ nổi tiếng và nhộn nhịp nhất phía bắc Seoul, từ lâu được xem là địa điểm “ăn chơi” ở thủ đô Hàn Quốc. Nơi đây hầu như chỉ phục vụ đàn ông Hàn, Người nước ngoài bị cấm bởi những lý do như dịch bệnh và khó quản lý. Nhiều “tú bà” luôn từ chối khách nước ngoài vì sợ gặp phiền phức. Nếu trong quá trình mua dâm, nếu khách hàng gặp sự cố, họ sẽ phải đau đầu giải quyết với chính quyền.

Ảnh: Jean Chung/Getty Images
Ảnh: Jean Chung/Getty Images

Theo thống kê, mỗi ngày có đến 358,000 đàn ông Hàn đến các nhà thổ, tiệm cắt tóc, phòng tắm hơi, các câu lạc bộ thoát y để mua dâm. Gần 20% nam giới Hàn Quốc từ 20 đến 64 tuổi thừa nhận tới nhà thổ ít nhất 4-5 lần mỗi tháng và chi khoảng 154,000 won (gần 3,1 triệu đồng) cho mỗi lần mua dâm.

Ngành công nghiệp này từng thu về khoảng 24 nghìn tỷ won (20,4 tỷ USD), chiếm tới 4,1% tổng GDP toàn quốc, theo Viện hàn lâm Tội phạm học Hàn Quốc (KIC).

Hầu hết đàn ông Hàn lựa chọn hình thức “bóc bánh trả tiền” hơn là vun đắp một mối quan hệ lành mạnh như yêu đương hay hôn nhân. Họ thích đến các quán bar, qua đêm với một cô gái lạ, trả tiền cho cô ấy rồi trở về cuộc sống thường ngày. Họ có thể chi cả triệu won (khoảng 20 triệu đồng) mỗi tháng chỉ để đổi lấy những phút giây “hưởng lạc” cùng các cô gái ở phố đèn đỏ.

Ảnh: Jean Chung/Getty Images

Yếu tố quan trọng hơn để mại dâm nở rộ ở xứ sở kim chi là “văn hóa chấp nhận.” Người Hàn bàn chuyện kinh doanh trong các câu lạc bộ uống rượu cao cấp, nơi các quý ông được những cô gái trẻ đẹp phục vụ. Ngay cả khi có tận mắt chứng kiến đối tác làm ăn có những hành động trên mức xã giao với đồng nghiệp nữ, nam giới cũng không lên tiếng bảo vệ vì không muốn ảnh hưởng đến việc làm ăn.

Không ít học sinh, sinh viên, thực tập sinh, thư ký, trợ lý, bất kỳ nhân viên nữ nào trong công ty, thậm chí cả các bà nội trợ, trở thành “công cụ” mua vui tại các địa điểm giao dịch kinh doanh ấy. Họ phải rót đồ uống, ca hát, nhảy múa thậm chí kích dục cho những người đàn ông có tiền.

Ảnh: Jean Chung/Getty Images

Nữ diễn viên Jang Ja Yun, người đã tự tử sau khi bị ép “phục vụ” 31 quan chức hơn 100 lần, là một trong những nạn nhân của ngành công nghiệp tình dục núp bóng ngành giải trí. Cô từng bị ép triệt sản để trở thành “cỗ máy tình dục” chuyên nghiệp.

Đầu tháng 3, bê bối môi giới mại dâm, hối lộ, trốn thuế của ca sĩ Seungri nhóm Big Bang cũng trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Dưới bóng club Burning Sun, Seungri bị cáo buộc là “tú ông” chuyên cung cấp gái mại dâm cho hàng loạt các doanh nhân trong nước và quốc tế.

Đề xuất xây dựng mô hình phố đèn đỏ tại Việt Nam

Khoảng giữa năm 2020 vừa qua, trong tọa đàm “Kích cầu du lịch Đà Nẵng – vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm”, ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam (Vitours) tại Đà Nẵng, có bản tham luận về đề xuất đột phá về việc thí điểm triển khai loại hình phố đèn đỏ có quản lý chặt chẽ nhằm mục đích phục vụ cho phát triển du lịch Đà Nẵng.

Phải tư duy mở hơn về một số hoạt động lâu nay vẫn bị coi là nhạy cảm như mại dâm, cá cược, cờ bạc. Quy định hiện hành cấm nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra lén lút dưới nhiều hình thức, phát sinh nhiều tiêu cực rủi ro cho khách hàng và người phục vụ.

Ở Việt Nam, mại dâm là một hoạt động phi pháp và chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật. Song, mô hình “phố đèn đỏ” được biết đến là một biểu tượng của việc hợp pháp hóa mại dâm, có nghĩa là mại dâm sẽ trở thành hoạt động kinh doanh tập trung và có tổ chức, được sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền.

Ảnh: Sưu tầm

Chính đề xuất của ông Lê Tấn Thanh Tùng đã làm dấy lên những câu hỏi:

  • Có nên mở “phố đèn đỏ” hay không?
  • Tại sao lại có một câu hỏi mang tính khảo sát như thế này lại đặt ra trong bối cảnh nước ta mại dâm bị nghiêm cấm tuyệt đối?

Thứ nhất, chúng ta hãy nhìn nhận về góc độ kinh tế, thực chất ngành công nghiệp mại dâm mang lại nguồn thu rất lớn, có thể làm gia tăng GDP, thu hút đông đảo lượng khách du lịch và làm phát triển ngành du lịch, dịch vụ của một quốc gia.

Thứ hai, chúng ta thấy đấy, mặc dù pháp luật của chúng ta nghiêm cấm các hoạt động ngoại dâm nhưng các hoạt động này lại hằng ngày, hằng giờ diễn ra một cách lén lút và rải rác ở khắp mọi nơi trên đất nước này và theo chiều hướng không hề suy giảm khiến chúng ta khó kiểm soát được hoạt động phi pháp ngầm này. Thế thì tại sao chúng ta không tập trung hoạt động này lại, công khai, kiểm soát, quản lý hoạt động này.

Đây là hai nguyên nhân mà nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên cân nhắc có nên mở phố đèn đỏ. Chắc chắn vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi.

Theo các độc giả của The Millennials thì sao? Việt Nam có nên xây dựng mô hình phố đèn đỏ hay không?

Nghi To

Recent Posts

Đối với founder Gạo Nâu, người mới sẽ luôn có “miếng bánh” của mình trong ngành nhiếp ảnh

Anh Cao Văn Thắng – founder Gạo Nâu Chụp Ảnh, đã có những nhận định…

1 ngày ago

#Thoáng: Có 2 loại ham muốn tình dục. Bạn thuộc sắc thái nào?

Dù có già hay trẻ, xu hướng tính dục là gì, hay mới cưới hoặc…

2 ngày ago

Nét hội hoạ trừu tượng trong triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của hoạ sĩ Trần Vĩnh Thịnh

"Một mùa thu chưa xa" trưng bày 27 tác phẩm theo phong cách trừu tượng.…

3 ngày ago

Đàn ông và phụ nữ, ai sẽ là người vượt qua nỗi đau chia tay nhanh hơn?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hóa ra một giới thường vượt qua nỗi…

4 ngày ago

7 kiểu người khó ưa, ai ở gần cũng mệt mỏi

Bạn hoặc người bạn biết, có phải một (hay tổ hợp của nhiều) những kiểu…

5 ngày ago

8 tính năng cải thiện hiệu suất trên iPhone mà bạn nên dùng

Và điều tuyệt vời nhất là chúng hoàn toàn được tính hợp trong chính chiếc…

6 ngày ago