Dù con người đã bước vào thể kỷ 21, ánh sáng văn minh đã soi sáng toàn nhân loại , giáo dục sức khoẻ và giới tính phổ biến đến độ bộ phim Sex Education của Netflix cũng đã trở thành một trong những loạt loạt phim có nhiều lượt xem nhất của nền tảng này. Ấy vậy mà không hiểu sao, kỳ “đèn đỏ” của chị em phụ nữ vẫn bị coi như điều gì đó đáng xấu hổ và đi kèm với vô số lời đồn đại bí ẩn mà đến thượng đế cũng phải ngẩn người.
Tính đến năm 2019, số lượng phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt vào khoảng 3,8 tỉ người, đồng nghĩa với sự đa dạng khó mà kể hết của các sản phẩm dành cho những ngày “dâu” đặc biệt này. Nhưng con số 3,8 tỉ đó cũng không giúp chủ đề “đèn đỏ” được trò chuyện thoải mái vì những định kiến có phần cổ hủ của một số thành phần trong xã hội. Phần đông chúng ta vẫn cho rằng đây là một chủ đề không nên bàn bạc công khai, là chuyện thầm kín cần được giấu nhẹm đi. Có lẽ vì thế mà cũng không có gì ngạc nhiên khi đôi lúc, người ta vẫn tin vào những mẩu chuyện nhỏ to được truyền tai nhau giữa các nền văn hóa về chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ.
Afghanistan: Phụ nữ đến kì không được ăn thịt, cơm, rau, đồ chua cũng như nước lạnh, không được ngồi trên sàn ướt hay tắm rửa. Tuy không có một lý do cụ thể, nhưng người Afghanistan tin rằng việc tắm trong lúc đến “tháng” sẽ khiến bạn vô sinh.
Argentina và Pháp: Đánh kem (whipped cream) trong thời gian nguyệt san sẽ khiến phần kem bị đông cứng lại.
Úc: Đi bơi trong ngày “đèn đỏ” có thể dẫn tới việc bị cá mập tấn công.
Bangladesh: Những trang phục từng mặc khi đến kì phải được đốt đi, nếu không sẽ thu hút các linh hồn quỷ dữ.
Bolivia: Không được ôm hoặc âu yếm trẻ nhỏ vì phụ nữ trong thời gian nguyệt san có thể làm bọn nhóc bị ốm.
Brazil: Đi chân trần trong những “ngày đèn đỏ” sẽ khiến các nàng bị chuột rút.
Cộng Hòa Dominican: Uống nước chanh trong lúc “rụng dâu” là việc vô cùng nguy hiểm.
Ghana: Khi lần đầu đến kì, các cô bé phải ăn trọn một quả trứng luộc. Nếu không ăn hết hoặc chỉ ăn một phần thì sẽ bị coi là điểm rủi cho những đứa con trong tương lai.
Ấn Độ: Phụ nữ đến ngày “đèn đỏ” không được tham gia việc bếp núc. Bởi lẽ người Ấn cho rằng nguyệt san là một điều không sạch sẽ và khiến cho hương vị của các món ăn trở thành thảm hoạ.
Israel: Tắm nước nóng khi đến kỳ sẽ làm “dâu” ra nhiều hơn.
Ý: Phụ nữ đến tháng sẽ nấu ra những món ăn dở tệ.
Nhật Bản: Nàng không nên làm sushi bởi vị giác của nàng sẽ mất cân bằng trong giai đoạn này.
Malaysia: Nếu không giặt hoặc rửa sạch băng vệ sinh, tampin, rất có thể phụ nữ sẽ bị ma ám.
Mexico: Tập thể dục trong lúc “ngày đèn đỏ” sẽ hủy hoại tử cung,
Nepal: Tránh tương tác với mọi người bằng mọi giá.
Nigeria: Nếu một ai đó đốt những vật dụng mà phụ nữ đã dùng khi đến kì, rất có người phụ nữ đó sẽ gặp vấn đề về sức khỏe như ung thư hoặc vô sinh.
Philippines: Sau lần hái “dâu” đầu tiên, con gái cần rửa mặt bằng máu kinh để có làn da khỏe đẹp.
Ba Lan: Việc làm tình trong lúc đến kì có thể giết “đối tác” của bạn.
Romania: Phụ nữ không được chạm vào hoa bởi điều đó sẽ làm hoa héo nhanh hơn.
Tanzania: Phụ nữ không được để ai thấy băng vệ sinh, tampon nếu không muốn bị nguyền rủa.
Uganda: Phụ nữ đến kì không được uống sữa bò bởi họ có thể làm cả đàn bò nhiễm độc.
Vương quốc Anh: Sử dụng tampon khi còn trinh sẽ phá màng trinh.
Mỹ: Mùi kinh nguyệt có thể thu hút các chú gấu, vậy nên con gái phải đặc biệt cẩn thận khi cắm trại trong các khu rừng.
Nguồn: Hypebae
Minh họa: Nghi To
Có thể bạn quan tâm:
#Thoáng: Revenge porn – Cuộc chiến tình dục thời 4.0
Tại sao chúng ta nên ngừng phàn nàn về friendzone?
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…