News

5 thời điểm nghỉ việc thích hợp khiến bạn ít mất mát nhất

Có rất nhiều lý do khiến bạn buộc phải đưa ra quyết định nghỉ việc. Tuy nhiên để tránh lựa chọn một cách bốc đồng và ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính, lộ trình công việc thì bạn cần lựa chọn thời điểm một cách đúng đắn. Đây không chỉ là lựa chọn cá nhân bạn mà nó sẽ ảnh hưởng đến công ty, đồng nghiệp, các đối tác và các mối quan hệ trước giờ bạn xây dựng. Vì vậy hãy thử tham khảo 5 thời điểm bên dưới để giúp các vấn đề trở nên ít thiệt hại nhất:

1. Giữa năm:

Tháng 6, tháng 7 là mùa cao điểm trong năm về số lượng đơn xin nghỉ việc và đây cũng là thời điểm nhiều công ty tuyển dụng. Thông thường tháng 8 là khoảng thời gian chờ đợi, lên kế hoạch cho nên mùa tuyển dụng cao điểm sẽ rơi vào tháng 9. Nếu nghỉ việc vào giữa năm, bạn sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ, bắt kịp thời kỳ tuyển dụng cao điểm và có cơ hội tìm được việc làm tốt cao hơn.

Ưu tiên thời điểm nghỉ việc có nhiều cơ hội khác

2. Sau Tết:

Cuối năm công ty sẽ phát thưởng và phúc lợi cuối năm, cuối năm không được nghỉ việc, chưa kể không được thưởng cuối năm, thủ tục xin thôi việc sẽ rất kéo dài và cực khổ. Sau Tết mọi người không còn lo lắng những điều trên khi đã nhận được lương và thưởng cuối năm, vẫn có thể bắt kịp đợt tuyển dụng cao điểm nhỏ, sau Tết vẫn sẽ có nhiều công ty tuyển người và sẽ có rất nhiều chỗ cho sự lựa chọn.

3. Sau mùa cao điểm của ngành: 

Nhiều ngành có mùa cao điểm trong công việc, sau mùa cao điểm nên nghỉ việc nếu bạn có ý định này. Sếp của bạn sẽ không cho phép bạn từ chức trước hoặc trong mùa cao điểm vì việc bổ sung nhân lực lúc này sẽ ảnh hưởng nhiều thứ khác. Nếu bạn rời đi trước mùa cao điểm, bạn sẽ cảm thấy có chút hụt hẫng vì chưa bắt đầu các dự án lớn, rời đi trong mùa cao điểm thì khá là vô trách nhiệm.

Nghỉ việc sau khi tìm được một công việc mới

4. Sau khi tìm thấy ngôi nhà tiếp theo của bạn:

Một khi nhiều người nảy sinh ý định từ chức, họ sẽ không muốn ở lại công ty thêm, điều này không có lợi gì cho cá nhân lẫn công ty. Tốt hơn hết bạn nên tìm công việc tiếp theo trước khi từ chức, đặc biệt nếu gánh nặng gia đình tương đối lớn thì phải duy trì thu nhập liên mạch.

5. Sau khi dự án của công ty hoàn thành:

Từ chức không có nghĩa là bạn có thể rời đi nếu muốn, thông thường, sếp sẽ yêu cầu bạn hoàn thành mọi công việc trước khi rời đi. Thay vì đợi sếp yêu cầu, bạn có thể tự mình chủ động hoàn thành dự án trước khi từ chức.

TML Editor

Recent Posts

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Cuộc sống bận rộn khiến bạn khó lòng đầu tư cho tương lai? Đừng để…

2 tháng ago

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

Bạn có nghĩ đầu tư chỉ dành cho người lớn và nhiều tiền hay chuyên…

2 tháng ago

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

Bạn có bao giờ cảm thấy không hạnh phúc – ngay cả khi đạt được…

3 tháng ago

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm là nơi nghệ thuật đương đại và di sản văn hóa Việt hòa…

3 tháng ago

#Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi…

3 tháng ago

Bạn biết gì về âm thanh trắng, hồng, và nâu trong cuộc sống?

Bạn có biết rằng những tiếng ồn này có sự khác nhu rõ rệt không?

3 tháng ago