Explore

Tích cực độc hại: Không phải lúc nào nhìn vào mặt tích cực cũng hữu ích

Tích cực độc hại là suy nghĩ cho rằng mọi người nên duy trì tư duy tích cực cho bản thân dù bạn có rơi vào tình huống đáng lo ngại hay khó khăn đến đâu. Mặc dù có những lợi ích của việc lạc quan và suy nghĩ tích cực, nhưng việc từ chối tất cả những cảm xúc khó khăn để “đắp lên” cho bản thân vẻ ngoài vui vẻ không thật đôi khi lại gây hại cho chính chúng ta.

Có một góc nhìn tích cực về cuộc sống sẽ là điều tốt cho sức khoẻ tinh thần của bạn. Vấn đề là cuộc sống không phải lúc nào cũng tích cực. Tất cả chúng ta đều có những cảm xúc và trải nghiệm tổn thương. Mặc dù thường không dễ chịu nhưng cảm xúc đó cần được cảm nhận và xử lý một cách trung thực và cởi mở để bạn học được cách chấp nhận và có sức khoẻ tâm lý tốt hơn.

Sự tích cực độc hại chính là việc bạn luôn mang tư duy tích cực đến mức cực đoan cho bản thân mình. Thái độ này không mang đến những khía cạnh tốt đẹp từ sự lạc quan – mà nó còn giảm thiểu và thậm chí phủ nhận bất kỳ dấu hiệu nào của cảm xúc con người nếu nó không được dán nhãn hạnh phúc hoặc vui vẻ.

1. Những ví dụ về tích cực độc hại

Tích cực độc hại có thể có nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là một số ví dụ bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

  • Khi xảy ra một sự cố xấu, chẳng hạn như mất việc làm, mọi người có thể nói rằng “Chỉ cần tích cực” hoặc “Hãy nhìn vào mặt tích cực“. Mặc dù những lời nhận xét như vậy thường được đặt ra để thể hiện sự đồng cảm, nhưng chúng có thể ngăn cản việc người khác nói về những tâm sự bất ổn mà họ đang trải qua, cũng như nhìn thẳng vào những thực tế trước mắt hay bài học mà họ nên rút ra.
  • Sau khi trải qua những mất mát nào đó, người có suy nghĩ tích cực độc hại có xu hướng sẽ nói rằng “Mọi việc xảy ra đều có lý do.” Mặc dù mọi người thường đưa ra những tuyên bố như vậy với hy vọng làm dịu lòng người khác nhưng đây cũng là một cách để họ né tránh nỗi đau.
  • Khi bày tỏ sự thất vọng hoặc buồn bã, ai đó có thể đáp lại rằng “hạnh phúc là một lựa chọn.” Điều này ngụ ý rằng nếu ai đó đang có những cảm xúc tiêu cực, đó là lỗi của chính họ vì đã không “lựa chọn” việc hạnh phúc.

Đôi khi, những lời nói này thật sự có ý tốt hoặc xuất phát từ sự chân thành, nhưng lại được diễn đạt kém. Trong những trường hợp khác, mọi người có thể không biết nói gì khác và không biết cách thể hiện sự đồng cảm. Tuy nhiên, quan trọng trên hết là việc nhận ra rằng đôi khi những nhận định mang ý tích cực này lại tiềm ẩn những điều không mấy tích cực.

Sự khác nhau giữa tích cực độc hại so với sự lạc quan: Có thể lạc quan trong những bối cảnh trải nghiệm khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, những người trải qua chấn thương tâm lý không cần phải nghe lời khuyên rằng họ nên giữ thái độ tích cực hoặc cảm thấy bị đánh giá vì không duy trì được tư duy tích cực mà những người xung quanh mong đợi.

2. Tại sao tích cực độc hại lại gây hại

Thành thật với cảm xúc của mình để tránh tư duy tích cực độc hại

Quá nhiều tích cực độc hại có thể gây hại cho những người đang trải qua thời gian khó khăn. Thay vì có thể chia sẻ những cảm xúc chân thật và nhận được sự hỗ trợ vô điều kiện, những người phải đối mặt với tư duy tích cực độc hại sẽ thấy cảm xúc của họ bị gạt bỏ, phớt lờ, hoặc thẳng thừng phủ nhận trực diện:

  • Gây cảm xúc xấu hổ: Tiếp nhận sự tích cực đội hại có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ. Nó cho biết rằng những cảm xúc mà họ đang trải qua là không chấp nhận được. Khi ai đó đang chịu đựng, họ cần biết rằng cảm xúc của họ là hợp lý và học rằng mình có thể tìm thấy sự an ủi và yêu thương từ bạn bè và gia đình.
  • Gây cảm giác tội lỗi: Sự tích cực độc hại cũng có thể gây ra cảm giác tội lỗi. Nó truyền đi thông điệp rằng nếu bạn không tìm ra cách để cảm thấy tích cực – ngay cả khi đối mặt với bi kịch – thì bạn đang làm sai điều gì đó.
  • Tránh né cảm xúc chân thật của con người: Sự tích cực độc hại hoạt động như một cơ chế tránh né. Khi mọi người tham gia vào loại hành vi này, nó cho phép họ né tránh những tình huống cảm xúc khiến họ cảm thấy không thoải mái. Đôi khi, chúng ta áp dụng những ý tưởng này lên chính bản thân mình, nội tâm hóa chúng. Sau đó, khi chúng ta trải qua những cảm xúc khó khăn, chúng ta coi nhẹ, gạt bỏ và phủ nhận chúng.
  • Ngăn cản sự phát triển: Sự tích cực độc hại cho phép mọi người tránh cảm nhận những điều có thể gây đau đớn. Nhưng điều này từ chối khả năng đối mặt với những cảm xúc khó khăn để có thể dẫn đến sự phát triển và thấu hiểu sâu sắc hơn.

Các câu thần chú về “năng lượng tích cực” có thể đặc biệt gây khó chịu trong những lúc cá nhân gặp khó khăn. Khi mọi người đang đối phó với các tình huống như rắc rối tài chính, mất việc, bệnh tật, hoặc mất đi người thân yêu, việc được bảo rằng họ cần nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề có thể bị xem là tàn nhẫn.

Trong một số trường hợp, sự tích cực độc hại thậm chí có thể trở thành hành vi lạm dụng. Một người lạm dụng có thể sử dụng nó để làm giảm giá trị, gạt bỏ và xem nhẹ cảm xúc và trải nghiệm của người khác. Họ thậm chí có thể sử dụng nó như một cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng trong các hành động lạm dụng của họ.

3. Dấu hiệu của tích cực độc hại

Những dấu hiệu của tích cực độc hại thường được thể hiện rất tinh vi và rất khó để bạn nhận ra. Nhưng nếu nhìn nhận chúng sớm có thể giúp bạn xác định rõ hơn, đặc biệt cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Lờ đi các vấn đề thay vì đối mặt với chúng
  • Giấu cảm xúc thật của bạn đằng sau những câu nói lạc quan
  • Xem nhẹ cảm xúc của người khác vì chúng khiến bạn cảm thấy không thoải mái
  • Khiển trách người khác khi họ không có thái độ tích cực.

Việc nhận biết khi ai đó đang cư xử theo kiểu tích cực độc hại với bạn cũng quan trọng không kém, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang phải tiếp nhận sự tích cực độc hại:

  • Cảm thấy tội lỗi vì cảm giác buồn, tức giận hoặc thất vọng của người khác
  • Ẩn giấu hoặc tìm cách thay đổi cảm xúc thật của bạn
  • Cố gắng kiên nhẫn hoặc “vượt qua” những cảm xúc đau đớn

Sự tích cực độc hại cũng có thể hoạt động như một cơ chế tự vệ để giúp mọi người giảm bớt hoặc tránh căng thẳng. Thay vì đối mặt với một cảm xúc khó khăn, mọi người cố gắng tránh nó bằng cách nhìn nhận tích cực về một tình huống xấu. Mặc dù điều này có vẻ như là một cách đối phó hiệu quả, nhưng việc phủ nhận hoặc bác bỏ những cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn khó đối phó với chúng hơn.

4. Làm thế nào để tránh tư duy tích cực độc hại

Nếu bạn nhận ra những hành vi tích cực độc hại trong chính mình, có những điều bạn có thể làm để thay đổi cách tiếp cận lành mạnh hơn, cũng như dễ dàng nhận được sự hỗ trợ. Dưới đây là một số gợi ý:

Hãy Nhớ Rằng Không Sao Đâu Nếu Bạn Không Ổn

Hãy phát triển thái độ “không sao cả nếu bạn không vui.” Thay vì quan niệm rằng có cảm xúc tiêu cực là sai trái, hãy chấp nhận rằng việc luôn vui vẻ mọi lúc là không thực tế. Nhắc nhở bản thân rằng nếu ai đó không cảm thấy ổn, điều đó hoàn toàn chấp nhận được.

Kiểm Soát Cảm Xúc Tiêu Cực Nhưng Đừng Phủ Nhận Chúng 

Nếu không được kiểm soát, cảm xúc tiêu cực có thể gây ra căng thẳng. Tuy nhiên, việc đối mặt với khó khăn sẽ dạy ta nhiều điều và có thể cung cấp thông tin quan trọng, dẫn đến những thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn sau này.

Tập Trung Vào Lắng Nghe

Khi ai đó đang trải qua cảm xúc khó khăn, điều quan trọng là tập trung lắng nghe và thể hiện sự hỗ trợ. Đừng gạt phăng cảm xúc của họ bằng những lời tích cực độc hại. Thay vào đó, hãy cho họ biết rằng cảm xúc của họ là bình thường và bạn luôn sẵn sàng lắng nghe.

5. Đối phó với tư duy tích cực độc hại

Nếu ai đó bạn quen biết có xu hướng đáp lại những cảm xúc tiêu cực của bạn bằng những câu nói không cho rằng chúng quan trọng, không hỗ trợ hoặc không xác thực cảm xúc, dưới đây là một số cách bạn có thể phản hồi lại:

Hãy Thực Tế

Hãy thực tế về những gì bạn cảm thấy. Khi đối mặt với một tình huống khó khăn, việc cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi là điều bình thường. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào bản thân. Thực hành tự chăm sóc và nỗ lực thực hiện các bước có thể giúp cải thiện tình hình của bạn.

Thách Thức Những Suy Nghĩ Tích Cực Độc Hại

Đừng ngại thách thức những người có xu hướng mang tư duy tích cực độc hại. Mặc dù việc thách thức kiểu này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng đối chất với cách tiếp cận của họ sẽ giúp phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi phải đối mặt với sự tích cực độc hại ở nơi làm việc, giúp các nhà lãnh đạo đánh giá tác động của những tuyên bố và hành động của họ.

Cảm Xúc Có Thể Hỗn Lẫn và Phức Tạp

Hãy nhớ rằng, hoàn toàn bình thường khi bạn cảm nhận nhiều cảm xúc cùng một lúc. Khi đối mặt với một thách thức, bạn có thể vừa lo lắng về tương lai, vừa hy vọng mình sẽ thành công, cũng như sợ thất bại. Hãy cứ thẳng thắn thừa nhận cảm xúc của bạn có thể phức tạp giống như chính tình huống đó vậy.

Tìm Kiếm Ý Nghĩa Trong Khó Khăn

Tìm kiếm ý nghĩa đằng sau những gì bạn đang trải qua. Trong khi tích cực độc hại phủ nhận những cảm xúc tiêu cực, thì lạc quan bi tráng lại đối lập hoàn toàn. Lạc quan bi tráng (Tragic optimism) là việc tìm kiếm ý nghĩa đằng sau những tình huống khó khăn. Đây được xem là liều thuốc giải cho thái độ tích cực độc hại.

Chú Ý Đến Cảm Giác Của Bản Thân

Theo dõi các tài khoản mạng xã hội “tích cực” đôi khi có thể mang lại cảm hứng, nhưng hãy chú ý đến cảm giác của bạn sau khi xem và tương tác với nội dung đó. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi sau khi thấy những bài đăng “nâng cao tinh thần”, thì có thể đó là do sự tích cực độc hại. Trong những trường hợp như vậy, hãy cân nhắc việc hạn chế sử dụng mạng xã hội.

Biểu Đạt Cảm Xúc Bằng Lời

Khi trải qua những thời điểm khó khăn, hãy suy nghĩ về những cách để thể hiện cảm xúc của bạn theo hướng tích cực. Viết nhật ký hoặc nói chuyện với bạn bè là những gợi ý tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy việc đơn giản là diễn đạt cảm xúc bằng lời có thể giúp giảm cường độ của những cảm xúc tiêu cực.

Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn nên hành động mọi thứ theo cảm xúc mà bạn cảm nhận được. Đôi khi điều quan trọng là bạn phải ngồi lại với cảm xúc của mình và cho bản thân thời gian cũng như không gian để xử lý tình huống và chấp nhận cảm xúc của mình trước khi hành động.

6. Lời nhắc nhở

Tích cực độc hại thường ẩn mình khá tinh vi và nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào loại tư duy này ít nhất một lần. Bằng cách học nhận diện ra nó, bạn sẽ tốt hơn trong việc loại bỏ tư duy này và nhận được sự hỗ trợ chân thành hơn khi bạn đang trải qua những điều không dễ dàng. Hãy bắt đầu nhận thức về những lời tuyên bố độc hại và cố gắng để cho phép bản thân và người khác cảm nhận được cảm xúc của bạn – cả tích cực và tiêu cực.

Xem thêm:

Trinh Kevin

Recent Posts

Xem chỉ tay: Từ góc nhìn khoa học và cách bói đúng

Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…

6 giờ ago

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

1 ngày ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

3 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

4 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

5 ngày ago