Lifestyle

Đặc điểm tính cách và những “cờ đỏ” cần chú ý khi hẹn hò

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng những người ở trong một mối quan hệ lâu dài sẽ có những đặc điểm như thế nào? Họ làm gì để khiến mối quan hệ trở nên bền chặt và hài hòa hơn? 

Sự tương đồng về mặt tính cách của những cặp đôi bên nhau lâu dài

Nghiên cứu công bố gần đây trên Tạp chí Nghiên cứu Nhân cách cho thấy những người có mối quan hệ lâu dài có xu hướng giống nhau nhất ở các đặc điểm tính cách như: tính trung thực, sự khiêm tốn và cởi mở với việc chia sẻ kinh nghiệm. 

Đồng tác giả của bài nghiên cứu, Jie Liu cho biết: “Những người ở trong một mối quan hệ yêu đương lâu dài, hòa thuận, êm ấm cho rằng họ và partner có sự tương đồng về tính cách, cụ thể là 6 đặc điểm: tính trung thực-khiêm tốn, sự đa cảm, tính hướng ngoại, sự dễ chịu, lòng tận tâm, và sự cởi mở với trải nghiệm. Trong đó, tính trung thực-khiêm tốc và sự cởi mở với trải nghiệm sẽ có liên quan đến 4 đặc điểm còn lại.”

  • Sự trung thực – Khiêm tốn làm nổi bật sự khác biệt giữa những người ủng hộ sự bình đẳng, trung thực, trung thành và công bằng xã hội với những người ủng hộ quyền lực, năng lực, quyền lực xã hội và nắm giữ nhiều của cái.
  • Sự cởi mở về mặt trải nghiệm lại cho thấy được sự khác biệt giữa những người có xu hướng hành động một cách sáng tạo, tò mò, tự do và đi theo những điều mới lạ với những người lại hành động đi theo trật tự xã hội, đi theo truyền thống và có lề lối.
Minh họa: El Brazo

Liu cũng chia sẻ rằng: “Giá trị là một phần quan trọng trong mối quan hệ của con người. Chúng ta có xu hướng chia sẻ hệ giá trị của mình với những người mà ta thân thiết, và đồng thời cũng có xu hướng xây dựng quan hệ với những người có hệ giá trị tương đồng.” 

Một điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu của Liu xoay quanh việc “giả định về sự giống nhau” thay vì đi theo hướng nghiên cứu thực tế. Điều này có nghĩa là chúng ta thường để ý hơn đến việc cho rằng người yêu có những đặc điểm tính cách giống với chúng ta, thay vì nhìn nhận sự tương ứng của những nét tính cách đấy trong thực tế.

Liu giải thích rằng việc giả sử những người khác giống với chúng ta, mặc cho tình hình thực tế, có thể khiến mối quan hệ bền vững hơn. Cô cho biết: “Đặc biệt là trong những mối quan hệ lâu dài, giả định về sự giống nhau này có thể khiến giao tiếp và việc hiểu nhau giữa các bên trở nên thuận lợi hơn, giúp các bên dễ tìm được điểm chung, giảm xung đột và tranh cãi.” 

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không thể được coi là dấu hiệu cho một mối quan hệ lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Khi các yếu tố khác có tầm quan trọng ngang bằng hoặc hơn. Giả dụ rằng  đặt yếu tố hấp dẫn về ngoại hình lên hàng đầu khi tìm kiếm người yêu. Cho dù có nhận thấy điểm tương đồng trong tính cách với một đối tượng tiềm năng nhưng lại không thấy họ hấp dẫn về ngoại hình, thì cũng có khả năng bạn vẫn không bị thu hút bởi đối tượng tiềm năng đấy.
  • Khi một người thổi phồng quá mức những điểm mà họ cho rằng là giống nhau. Khi bạn muốn có người yêu mà có nét tính cách giống mình, nhưng khi không có được người yêu như vậy, bạn có thể giả vờ rằng họ có những nét tính cách giống bạn. Mặc dù việc giả định sự tương đồng có liên quan tích cực đến chất lượng mối quan hệ, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa tính cách thật và giả.

Liu kết luận rằng: “Mặc dù việc giả định tương đồng sẽ tạo điều kiện cho việc tạo dựng quan hệ, nhưng khác biệt giữa các bên sẽ dần được bộc lộ cùng với sự phát triển của mối quan hệ, mà điều này lại có thể gây rủi ro cho sự ổn định về mối quan hệ về lâu dài.”

Bên cạnh những điểm tốt chúng ta nên để ý khi tìm hiểu một người, thì lại có những “cờ đỏ” to đùng nên tránh trước khi bước vào một mối quan hệ.

Minh họa: Sarah Wilkins

Red flags là gì?

Ngoài nghĩa đen là “cờ đỏ”, thì red flags còn được hiểu là “những hành động của một người cho thấy sự thiếu tôn trọng, chân thành hay hứng thú tới mối quan hệ tình cảm.”

Vậy những hành động nào có thể coi là red flags?

Họ không xác định trạng thái cho mối quan hệ dù đã hẹn hò sau vài tháng

Trong quá khứ, chúng ta chỉ cần những từ đơn giản để xác định trạng thái của mối quan hệ như: bạn trai, bạn gái, người yêu. Truyền thông hiện đại dù vô tình hay không, đã phổ biến hóa quá nhiều thuật ngữ để miêu tả trạng thái của một mối quan hệ mà không nhất thiết có sự ràng buộc giữa hai bên, dẫn đến việc định nghĩa một mối quan hệ dù mập mờ hay chính thức dần trở nên khó khăn. 

Nhưng sau một vài tháng “qua lại” với người mà mà bạn đang gặp mặt đều đặn và có những hành động thân mật, nhưng họ lại từ chối xác định tình hình mối quan hệ, thì đây chính là chiếc red flag to đùng đầu tiên. Điều này cho thấy không chỉ đang thiếu cam kết trong mối quan hệ, mà họ còn có khả năng đang có quan hệ tình cảm với một người khác. 

Bạn không xuất hiện trên mạng xã hội của họ

Nếu đã hẹn hò một thời gian, chắc hẳn phần lớn chúng ta sẽ có những hình ảnh ẩn ý sự xuất hiện của “người ấy” trên các tài khoản mạng xã hội. Thế nhưng nếu không có hành động ngược lại, thì đây có thể hoặc là dấu hiệu cho thấy người đấy không có ý định lâu dài với bạn, hoặc họ chưa sẵn sàng với việc công khai mối quan hệ của cả hai. 

Ảnh: via @ milkastrology

Họ không chủ động hẹn hò

Bạn có phải tự hỏi rằng bao giờ người đấy mới chủ động liên lạc để rủ bạn đi chơi không? Nếu phải băn khoăn như vậy, thì bạn có thể nên cân nhắc lại mối quan hệ này. Việc mối quan hệ chỉ có sự chủ động từ mối phía cho thấy sự thiếu tôn trọng đến công sức của bên còn lại, cũng như cho thấy việc người kia không muốn góp công sức xây dựng mối quan hệ.  

Có sự chênh lệch quyền lực trong mối quan hệ

Khi hẹn hò, hai bên trong mối quan hệ đều thường có hành động để hỗ trợ và giúp đỡ nhau một cách bình đẳng. Tuy nhiên, nếu một người liên tục kiểm soát người còn lại và thể hiện thái độ chèn ép, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực hơn như: gaslighting, chiến tranh lạnh đơn phương,… thì mối quan hệ đang ở thế mất cân bằng. Những hành vi này dễ dẫn đến căng thẳng, và nếu tiếp diễn trong thời gian có thể gây tổn thương cảm xúc và tâm lý cho người bị ảnh hưởng.  

Theo Psychology Today

Có thể bạn quan tâm:
Những câu nói nồng mùi gaslighting nhưng không nhiều người nhận ra
Ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì?
Thoát khỏi ‘người yêu’ trong một mối quan hệ độc hại

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

22 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago