#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi mở và hiện đại.
Hầu hết chúng ta đều biết rằng, người Hy Lạp và La Mã cổ đại có lối nghĩ khoan dung về đồng tính luyến ái, đến mức mà tư tưởng về tình dục đồng giới là một khái niệm không xa lạ. Nhưng mấy ai biết thế giới ngoại giáo cổ đại đã có cái nhìn đa chiều thế nào khi nói đến giới tính và tình dục – những chủ đề vốn được xem là nhạy cảm và đôi lúc là “cấm kỵ” thời nay?
Cả người Hy Lạp hay người La Mã đều không có khái niệm “đồng tính luyến ái” hay “dị tính luyến ái”. Theo nhiều ghi chép, trong quá khứ ý tưởng về giới tính dường như không tồn tại rõ ràng, bởi đơn giản người ta vẫn chưa biết định nghĩa điều này là gì và khái niệm về giới cũng chưa được xuất hiện trong ngôn ngữ Latin. Thời điểm đó, người ta chỉ hiểu rằng, sức hút giữa cá thể này với cá thể khác đều đơn thuần xuất phát từ ham muốn thể xác, và sự gắn bó đó hoàn toàn tách biệt về mặt cảm xúc.
Vì cả hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đều có tính gia trưởng, nên điều được xã hội chú trọng ở các mối quan hệ tình dục là vấn đề tuổi tác và sự nắm quyền. Trong khi ngày nay chúng ta xem tình dục dưới góc độ giới tính, thời cổ đại trước đó đã từng xem đây là một “công cụ” để xác định xem ai là người thống trị, ai là kẻ phục tùng trong một mối quan hệ.
Điều này có liên kết chặt chẽ với Chủ nghĩa bảo trợ (Roman Client-Patron model) của người La Mã. Theo đó, chủ nghĩa này đề cập đến mối quan hệ – hay theo quan niệm cổ đại là “cuộc trao đổi” (exchange) – giữa người bảo trợ (patron) và người được bảo trợ (client).
Người bảo trợ được hiểu là những đối tượng ở vị trí thống trị và có khả năng kiểm soát người được bảo trợ. Tuy phải chịu sự kìm kẹp của đối phương, song người được bảo trợ cũng sẽ nhận được những đặc ân như: Sự bảo hộ, tiền bạc, và… tình dục.
Lấy ví dụ như trong quan điểm của người La Mã cổ đại, họ sẽ không nhìn nhận việc hai người đàn ông làm tình giống như khi những cặp đôi dị tính quan hệ tình dục. Mà thay vào đó, họ lại chú trọng vào việc “gắn mác” người bảo trợ và người được bảo trợ trong mối quan hệ.
Theo quan niệm cổ đại, người đàn ông được bảo trợ khi “trao đổi” đồng tính được kỳ vọng sẽ đảm nhận vai trò tương tự như người phụ nữ. Chính vì thế mà trong suy nghĩ của nhiều người, quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông trưởng thành, cùng địa vị xã hội, cùng vai vế là điều cấm kỵ bởi họ tin rằng điều đó sẽ phần nào làm hao tổn giá trị của người đàn ông được bảo trợ.
Con người thời cổ đại không cần đặt ra bất cứ điều luật nào để ngăn cản tình dục đồng giới, bởi sự xấu hổ đã đủ khiến người ta cảm nhận được sức nặng của hình phạt.
Một trong những điều cấm kỵ lớn khác tồn tại ở văn hóa cổ đại chính là những đàn ông lớn tuổi chấp nhận để đối tác nhỏ tuổi hơn thống trị mối quan hệ. Từ thảm hại là cách họ miêu tả một người như thế.
“Cơn ác mộng” nặng nề nhất đối với vấn đề này còn liên quan đến cunnilinctor – thuật ngữ được sử dụng để gợi nhắc đến những người đàn ông dùng miệng nhằm “thỏa mãn” bạn tình nữ. Văn hóa cổ đại tin rằng, khi một ai đó thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng, hành vi đó được hiểu như gián tiếp hạ thấp bản thân, khiến họ trở nên thụ động khi làm tình.
Trong số rất nhiều hoàng đế của La Mã, đã có rất nhiều bằng chứng rõ ràng và nhất quán về hành vi đồng tính luyến ái thời cổ đại. Hoàng đế Nero kết hôn với đàn ông hai lần. Trong đó có một lần ông “vào vai” cô dâu. Quyết định này đã khiến người La Mã thấy đặc biệt khủng khiếp vì cho rằng ông là người phục tùng (người được bảo trợ) trong mối quan hệ.
Hay Hoàng đế Hadrian của La Mã, ông được cho là người đồng tính. Hadrian đã từng khiến người dân La Mã phải xôn xao khi phong thần cho Antonius – người tình của mình. Đồng thời vị hoàng đế này cũng đã lấy tên của Antonius để đặt cho một thành phố. Được biết, sự ưu ái này không phải là điều mới mẻ của các hoàng đế, tuy nhiên những đặc ân đó chỉ thường dành cho các thành viên gia đình và người vợ. Việc Hadrian công khai tình cảm với người tình đồng giới của mình là điều mà người La Mã dù khá “thoáng” nhưng vẫn cảm thấy kì quái.
Nhiều cái tên nổi tiếng trong lịch sử thời cổ đại cũng đã bị thu hút bởi những mối quan hệ đồng tính nam – từ Alexander Đại đế cho đến các nhà triết học Plato và Socrates đều đã tạo ra những tác phẩm khai thác đề tài này. Tuy nhiên, khi nhìn lại những ghi chép từ thế giới cổ đại được lưu giữ đến ngày nay, có rất ít những giai thoại về đồng tính nữ.
Song, nhà thơ trữ tình Sappho là một ngoại lệ đáng chú ý với những bài thơ tình mang đến những góc nhìn thú vị không kém về đồng tính nữ. Hòn đảo nơi cô sinh ra, Lesbos, là nguồn cảm hứng cho tên gọi “lesbian” mà ta vẫn sử dụng ngày nay để chỉ đối tượng đồng tính nữ.
Quan hệ tình dục đồng tính nữ không phải là bất hợp pháp, nhưng cũng tương tự như quan điểm ở thời Victoria, người Hy Lạp và La Mã chỉ đơn giản là từ chối tin rằng điều đó đã xảy ra. Bên cạnh đó, được biết quan hệ tình dục nữ ở thời La Mã ít phổ biến hơn và ít được nhắc đến hơn so với Hy Lạp cổ đại.
Trái với lối nghĩ thời hiện đại, quan hệ tình dục qua đường hậu môn đối với người Hy Lạp và La Mã là một hành vi tình dục chủ yếu dành cho các cặp đôi khác giới. Đối với họ, cách làm tình này “an toàn” hơn bao giờ hết, bởi đây là hình thức tránh thai đáng tin cậy. Do đó, quan hệ tình dục qua đường hậu môn đã trở phổ biến trong đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng.
Ở cả hai nền văn minh, độ tuổi đồng thuận quan hệ tình dục được tính từ khi đối tượng ở giữa độ tuổi vị thành niên – tương đương với độ tuổi mà các cô gái được coi là sẵn sàng kết hôn, và kéo dài cho đến lúc trưởng thành.
Quan hệ đồng giới cũng thế, nam thanh niên có thể làm tình với bạn tình cùng giới. Khi họ đã thật sự trưởng thành – được đánh dấu bằng một bộ râu đầy đủ, xã hội Hy Lạp sẽ trông chờ vào cuộc sống “yên bề gia thất” của những chàng trai này. Họ sẽ phải chấm dứt những mối quan hệ đồng tính trước đó, cưới vợ, sinh con, xây dựng một gia đình cho bản thân. Bởi lý do đó mà đã có không ít các sản phẩm được bán ra với công dụng giúp làm rụng lông để cánh mày râu có để kéo dài “thanh xuân.”
Hai người đàn ông khi đã quá “tuổi yêu” sẽ vẫn có thể duy trình mối quan hệ ở mức bạn bè; và người lớn tuổi hơn – vì đã có kinh nghiệm đi trước – sẽ có nhiệm vụ “hướng dẫn” cho đối tác của mình, giúp họ gầy dựng cuộc sống riêng.
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết trên giấy. Trên thực tế, nhiều mối quan hệ đồng tính đáng nhẽ đã đã phải kết thúc khi “đến tuổi” thì vẫn được lén lút kéo dài, hoặc thay thế bằng những bạn tình nam khác. Ở Hy Lạp thời đó cũng bắt đầu xuất hiện “trai mại dâm” để phục vụ cho những trường hợp này.
Đọc và hiểu về góc nhìn của các nền văn minh cổ đại với các vấn đề về tình dục và giới tính thật sự vô cùng thú vị. Tuy nhiên ta cần nhớ là những người cổ xưa đã nhìn nhận những vấn đề này với một lăng kính khác con người thời hiện đại. Khi nhân loại và thế giới phát triển, đồng nghĩa với việc quan niệm và định kiến của xã hội cũng sẽ từ đó mà có những thay đổi.
Sau tất cả, chúng ta đều mong rằng, những khác biệt đó đều sẽ là các cuộc cải cách văn minh và tiến bộ hơn.
Xem thêm:
#Thoáng: Revenge porn – Cuộc chiến tình dục thời 4.0
#Thoáng: Sự “hoang đường” của chứng nghiện tình dục
#Thoáng: Các loại “tình dục mạo hiểm” cùng sự biến hóa muôn hình vạn trạng
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…