Nổi bật

Tóc Mullet: Doanh nhân phía trước, playboy phía sau

Tóc mullet, hay gần đây còn biết đến với cái tên “đầu cắt moi,” là một kiểu tóc độc đáo, mang đến vẻ nổi bật và cực kì phong cách cho người để. Kiểu tóc mullet có thể hiểu đơn giản là có phần tóc mái phía trước khá ngắn, trong khi phần tóc đằng sau lại được để dài.

Đầu moi ra đời như thế nào

Năm 1994, đã có một bài hát mang tên là Mullet Head trong album III Communication của nhóm nhạc rap rock người Mỹ Beastie Boys miêu tả rõ ràng về kiểu tóc này:

“You want to know what a mullet is?
I got a little story to tell
About a hairstyle, that’s way of life
Number one on the side and don’t touch the back
Number six on the top and don’t cut it wack, Jack
Cut the sides, don’t touch the back”

Tạm dịch:

“Mày muốn biết mullet là cái gì không
À, tao có câu chuyện này để kể
Về một kiểu tóc và một phong cách sống
Số 1 ở bên cạnh và đừng chạm phần sau
Số 6 ở trên đỉnh và đừng cắt nó hết, Jack
Cạo phần bên, đừng chạm phần sau”

Bài hát của nhóm nhạc Beastie Boys đã miêu tả rõ ràng về kiểu tóc mullet này (cạo phần bên, nuôi dài phần sau) nhưng nó không phải là tất cả. Trong cuốn sách Mullet Madness, nhà văn Alan Henderson nói rằng kiểu tóc mullet được những người tiền sử và khá nhiều dân tộc trên toàn thế giới – bao gồm những người Assyria, người Lưỡng Hà và cả Người da đỏ ưa chuộng. Lí do họ để mái tóc này chính là vì muốn một kiểu tóc có thể bảo vệ được phần gáy và giữ ấm trong môi trường khắc nghiệt, lạnh và khô ở bên ngoài. Vốn dĩ mái tóc cũng là một phần lông của cơ thể con người – để bảo vệ phần đầu khỏi các yếu tố ngoại vi như mưa, nắng, gió,… Trải qua quá trình “tiến hóa” thì mái tóc mullet mới trở thành thứ để làm đẹp như ngày nay.

Vì sự lạ mắt và sành điệu của nó nên nhiều người nhầm tưởng rằng đây là kiểu tóc mới. Thực chất, tóc mullet ra đời đã rất lâu và nó có bề dày lịch sử. Những bức tượng Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ thứ 6 TCN cho thấy tóc mullet đã có từ thời sơ khai của văn hóa phương Tây. Những tay đua xe ngựa La Mã cổ đại rất ưu ái kiểu tóc này. Vào thế kỷ 16, các chiến binh Hittite, cùng với người Assyria và người Ai Cập, cũng đã tận dụng triệt để mái tóc mullet.

Tộc trưởng Joseph của bộ tộc da đỏ Nez Perce

Nhưng phải đến tận những năm 80 (cũng là khi bài hát “Mullet Head” ra đời), kiểu tóc này mới thật sự được biết đến. Mới đầu, tóc mullet chỉ dành cho giới nghệ sĩ vì tính ứng dụng không cao. Hơn nữa, đây là kiểu tóc kén mặt, kén phong cách. Song, vì sự “chất chơi” và sành điệu, dần dần kiểu tóc này trở nên phổ biến và được yêu thích, đi đâu người ta cũng thấy nam giới cắt tóc kiểu mullet.

Một số tên khác của mullet

Tóc mullet, hay còn gọi là tóc cá đối, là kiểu tóc từng nổi tiếng tại Pháp khi một fashion guru (chuyên gia thời trang) người Pháp, Henri Mollet để vào đầu những năm 70. Ngay lập tức, kiểu tóc đã trở thành một kiểu tóc xu hướng của những dân chơi ở Pháp vào khoảng thời gian đó với cái tên “ Mollet’s hair” / “Mái tóc của Mollet – Mái tóc của Moi-lẹt”

Kiểu tóc này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào mỗi vùng mà người ta có một cách tên gọi khác nhau. “Kentucky Waterfall” – “Mississippi Top Hat”- “Bouncing Cobra”, điều đáng chủ ý là dựa vào kiểu tóc mà có những cái tên tương tự như Thác nước Kentucky, bạn có thể thấy sự tương đồng giữa phần trên ngắn và phần sau dài như một thác nước đổ xuống không. Hay con rắn hổ mang, khi nó đứng thẳng – phần đuôi của mullet sẽ trông khá giống con mãng xã. Cụm từ Mullet ở Đức còn rõ ràng hơn với từ “Vokuhila” (Vorne Kurz, ngắn ở phía trước – dài ở phía sau)..

Tóc mullet những thập niên trước có kiểu dáng ra sao?

Quay ngược dòng về khoảng vài thập niên trước, mullet tuy chất chơi nhưng khá cổ điển. Nó có phần mái ngắn giống như kiểu Sport, nhưng không phải là vuốt dựng lên mà biến tấu theo hơi hướng xưa cũ. Phần đuôi tóc chính là điều làm nên sự khác biệt cho mái tóc. Tóc gáy được nuôi dài, chạy từ khoảng nửa đầu xuống tận qua vai. Có nhiều người kiên trì nuôi tóc dài tới ngang lưng, đem đến vẻ chất chơi, vừa lịch lãm, vừa hơi hướng cổ điển.

Mullet tiếp tục “sống ẩn dật” cho tới giai đoạn thập niên 80s – 90s. Đây là thời kì hoàng kim của kiểu đầu này. Được đi kèm với hình ảnh phong trần, nay đây mai đó như những kẻ du mục – dầm mưa dãi nắng, kiểu tóc mullet thịnh hành với những cái tên nổi tiếng như Billy Ray Cyrus, Rod Stewart và được biết nhiều nhất qua biểu tượng David Bowie. Cùng với với Ziggy Stardust, Bowie là một trong những người tiên phong cho phong cách glam rock – phong cách âm nhạc phát triển ở Anh Quốc trong những năm 1970, các ca sĩ Glam Rock thường mặc quần áo, trang điểm và làm tóc kỳ quặc, khác người. Mái tóc đỏ cam đầy khó chịu của Bowie đã trở thành một biểu tượng mullet còn hiện diện tới ngày hôm nay.

Người trẻ thời đó ai ai cũng có cho mình những tấm áp phích của Patrick Swayze trong Dirty Dancing với mái tóc mullet kinh điển. Hay Kiefer Sutherland trong bộ phim The Lost Boys, với mái tóc như-gắn-gai và chiếc bờm ngựa không lẫn vào đâu được. Những tạo hình biến thể đầu cắt moi đầy nổi loạn và cá tính này trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của pop-culture, để lại nhiều dấu ấn khó phai cho những lứa trẻ năm 1980s.

Patrick Swayze

Với punk/rock/country, chúng ta còn có cả một band nhạc khác cũng đình đám không kém – đó là The Beatles với mái đầu mullet của Paul McCartney. Ngay lập tức, văn hóa-âm nhạc-những buổi tụ tập đã trở thành chất xúc tác với những người trẻ của toàn thế giới lúc đó. Họ đều có niềm đam mê mãnh liệt với kiểu tóc mullet – những cậu trai trẻ bắt đầu trước, sau đó là những cô gái cá tính mạnh.

Không chỉ âm nhạc, như một biểu tượng của pop-culture, làn sóng văn hóa đương đại đưa mullet đi khắp mọi nơi. Trong điện ảnh có Brad Pitt, Lionel Richie (Cha tổ của cái câu Chào em, anh đây – Hello, is it me you’re looking for?), đến Rambo (Oh my boy). Trong lĩnh vực thể thao, Diego Maradona cũng để kiểu mullet. Hay tiêu biểu hơn là thần thoại của đội bóng thiên thanh Roberto Baggio…

Mullet bùng phát nhanh tới mức, nó có lan tới những người ở độ tuổi lớn hơn (trên 30 tuổi). Bằng chứng là trong các bộ phim, những hình ảnh tài liệu về giai đoạn này– không ít người trung niên để mái tóc mullet này. Đối với những người trẻ, họ chọn tạo kiểu messy. Còn những quý ông trung niên đứng tuổi hơn, họ chọn vuốt về sau như Slick Back. Trong khi đó, phần tóc mai chưa được áp dụng phong cách Undercut hiện đại mà chỉ đơn thuần là tỉa tót ngắn lại.

Mullet quay lại và “lợi hại” hơn xưa

Vào năm 2013, Rihanna xuất hiện ấn tượng với kiểu đầu mullet tại buổi khai mạc Tuần lễ thời trang New York, trông vô cùng “hầm hố” và cá tính. Zendaya xuất hiện trên thảm đỏ tại Grammys 2016 với một kiểu tóc mullet nhuộm blonde gợi cảm. Sau đó vào tháng 9 năm 2017, Virgil Abloh đã có một buổi catwalk Off-White với các biến thể, cách tân kiểu tóc này. Vogue cũng đã ca ngợi mullet như một ngôi sao mới của phong cách đường phố..

Sau nhiều năm thoái trào, Mullet đã quay trở lại và “lợi hại” hơn xưa. Tại châu Á, bắt đầu từ năm 2017 khi nam thần Baekhyun đưa kiểu tóc này quay trở lại với làn sóng Hallyu. Có thể nói năm 2017 và 2018 là năm của Mullet. Kiểu tóc này làm mưa làm gió khắp các mặt trận thời trang tóc, khiến những tín đồ thời trang phát cuồng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ nam giới trẻ.

Giống như bao xu hướng khác, tóc mullet cũng có điểm lên và điểm xuống. Thời trang và xu hướng luôn là một vòng tròn không hồi kết. Một khi đã là một khái niệm rõ ràng thì việc người ta sử dụng nó, cắt nó hay mặc nó tại thời điểm nào là tùy thuộc vào sở thích. Mullet cũng thế, hiện tại có mấy chục cách để có một kiểu đầu mullet khác nhau như style “úp tô,” curly hawk.. nhưng vẫn bám sát khởi nguồn là nuôi dài phần tóc trước và không cắt phần sau. Có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng để tóc mullet, tiêu biểu nhất là G-Dragon (Big Bang), V (BTS), Mino (Winner) hay những idol Hàn Quốc khác. Ngay sau đó, Việt Nam cũng nhanh chóng “học theo” phong trào này. Trong đó phải kể đến những gương mặt nổi bật trong Showbiz Việt đã hưởng ứng mái tóc này như Sơn Tùng MTP và Isaac..

Nhà tạo mẫu tóc Riawna Capri chia sẻ, kiểu tóc mullet hiện đại đã có nhiều cải tiến để hợp thời và mãn nhãn hơn. Độ dài tóc chênh nhau cũng không còn quá rõ rệt như những năm 80 nữa. “Những gì tôi đã làm gần đây là một phiên bản cải tiến hơn và thời trang hơn của tóc mullet – được gọi là “the chillet” (chill mullet), Carpi nói, “Phần tóc phía sau không dài hơn phần tóc phía trước, nhưng nó vẫn tạo cảm giác liên tưởng đến kiểu tóc huyền thoại cũ”

Dù lại hot một lần nữa với kiểu dáng đa dạng, phù hợp với nhiều khuôn mặt, nhưng cũng phải thừa nhận một điều rằng, “đầu moi” không dành cho mọi người. Đây là kiểu tóc kén mặt, kén thái. Ngay cả phong cách “chillet” của stylist Capri cũng chỉ dành cho những người tự tin và không ngại bước ra ngoài vùng an toàn để có một sự phá cách, nổi loạn trong gu thời trang.

Tham khảo: Trí Minh Lê

Nghi To

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

10 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

4 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago