Người Lớn Đi Làm

Travel vlogger Travip: Làm thế nào để ổn định với công việc “bất ổn định”

Travel vlogger Travip đã xuất hiện trong Khui Chuyện, một podcast dành để chia sẻ về những câu chuyện phát triển bản thân được dẫn dắt bởi nhà sáng tạo nội dung Cát Ngọc. Cuộc trò chuyện của cả hai ngoài những chia sẻ về “duyên nợ” gắn kết với đất nước và con người Thái Lan, Travel vlogger Travip còn có lời khuyên dành cho những bạn trẻ đang loay hoay tìm cách ổn định với những công việc tự do “bất ổn định” mà họ đam mê, yêu thích.

Trước khi chuyển sang một công việc tự do, có tính chất “bất ổn định” là một travel vlogger thì Travip đã từng sống và làm việc 5 năm tại Bangkok, Thái Lan. Mọi thứ bắt đầu từ quyết định du học ở đất nước chùa vàng của Travip, cũng như thành tích học tập, giải thưởng truyền thông về báo chí mà anh nhận được nên sau đó báo Thanh Niên đã mời anh về làm phóng viên thường trú tại Thái Lan.

Tuy nhiên khi nỗi nhớ Việt Nam bắt đầu lớn dần, Travip đột ngột từ bỏ công việc ổn định ở Thái Lan và lựa chọn một hướng đi “bất ổn định” hơn, đó là trở thành một travel vlogger.

Travel vlogger Travip chia sẻ trong podcast Khui Chuyện

Bước ra khỏi vùng an toàn:

Với cái tên Việt Phương được bố mẹ đặt “luôn hướng về quê hương” cùng nỗi nhớ nhà, người thân, bạn bè thì Travip chuyển về Việt Nam để tiếp tục làm báo. Tuy nhiên tính chất công việc không còn di chuyển nhiều như xưa nên Travip cũng có thời gian thử thêm việc viết blog, viết về những chuyến đi nhỏ của mình. 

“Mãi cho đến khi cảm thấy sự ngột ngạt nơi môi trường công sở, cảm thấy không còn phù hợp với nó nữa và bản thân cảm thấy khao khát được nhìn thấy những mảnh ghép thế giới nó nhiều hơn, đa dạng hơn. Mình muốn được chia sẻ những câu chuyện đó đến mọi người để có thể khiến mọi người cũng muốn đi như mình. Bởi có đi thì chúng ta có thể mở mang thêm nhiều kiến thức và phát triển bản thân hơn. Đó là lúc mình bỏ nghề báo gắn bó 10 năm để travel vlogger, một travel Content Creator toàn thời gian”.

Những khó khăn và cú shock đầu tiên khi ra khỏi vùng an toàn:

Sau khi lựa chọn từ bỏ công việc làm phóng viên ổn đinh, Travip cho rằng mình sẽ có 2 năm khó khăn khi bắt đầu chuyển đổi sang một hướng đi mới nhưng không ngờ mọi thứ kéo dài đến 3-4 năm sau. Trong khoảng thời gian quyết định bỏ hết tất cả để trở thành travel vlogger thì khó khăn đầu tiên đó là “mỗi sáng thức dậy tự biết rằng mức lương của mình bằng 0” và phải tự hoạch định tất cả chi phí đi lại, chi phí sản xuất vlog làm sao để có thể cầm cự được cho đến khi kiếm ra tiền.

Không có thu nhập và đã sử dụng hết số tiền tiết kiệm để đi nơi này nơi kia, sản xuất các bài viết blog, các video một cách liên tục. Nó giống như một dự án đầu tư lâu dài vậy. Nhưng mảng travel “đốt tiền” khá nhiều, trong một thời gian dài Travip đã lấn sang các khoản nợ tín dụng mà mọi thứ vẫn chưa đâu vào đâu. Đó là khoảng thời gian rất kinh khủng đối với Travip.

Tuổi tác cũng là một rào cản khi Travip chọn một hướng đi mới, nhất là mảng sáng tạo nội dung về du lịch, đòi hỏi sự trẻ trung và sự liều lĩnh trong các thể nghiệm. Và những người trẻ thì có nhiều thời gian để thử nghiệm những điều này hơn. Phong cách làm báo hơi khô cứng cũng tạo ra một giới hạn cho các nội dung cần cách diễn đạt trẻ trung, bắt kịp xu hướng và gần gũi hơn với khán giả. 

Quyết tâm theo đuổi công việc mình yêu thích:

Khi chuyển đổi giữa những môi trường khác nhau đều không tránh khỏi những cú shock, nhưng đó cũng là điều giúp bạn trưởng thành hơn, có được sự uyển chuyển, linh hoạt trong chuyện thích ứng với bất kỳ môi trường nào. 

“Thực ra có một cái may mắn, đó là từ nhỏ đến giờ mình thay đổi chỗ ở khá là nhiều, thay đổi công việc, môi trường làm việc nhiều và bản thân khi làm phóng viên, nhà sáng tạo nội dung thì mình cũng đi nhiều, mọi thứ thay đổi rất nhanh nên cũng giúp mình có thêm kỹ năng thích ứng”.

Thật ra câu hỏi “người chọn nghề hay nghề chọn người” đối với Travip thì cả hai vế đều đúng. “Người chọn nghề” bởi vì Travip là người quyết định bỏ việc để theo đuổi đam mê. Còn “nghề chọn người” thì Travip cũng có một số lợi thế như được mời đến quảng bá ở một số địa phương, giúp quảng bá những nơi ít người biết đến, “mình cảm thấy nó như một sứ mệnh của mình”. 

Không thử sao ta có thể biết mình làm được hay không:

“Nếu muốn đi thì bạn cứ nên thử” đây là lời khuyên của Travip dành cho những bạn trẻ, những người cũng muốn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức làm điều gì đó mà vẫn còn nhiều lo lắng về sự thất bại. Với Travip thất bại đó luôn mang đến cho anh những bài học cuộc sống, giúp anh ngày càng hoàn thiện bản thân mình.

“Hãy luôn bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Để xem chúng ta có làm được điều đó hay không. Chúng ta hãy cứ thử đi, về sau nếu có thất bại thì chúng ta vẫn tự hào vì đã từng thử, hơn là về già chúng ta hối hận vì những điều chúng ta chưa làm”. 

Cuộc sống nếu mà ổn định quá thì sẽ mất đi sự thú vị. Nếu mọi thứ ổn định hoài thì mọi thứ sẽ đều thẳng băng và bạn sẽ nhận ra mình cũng không phát triển hơn được. Khái niệm cuộc sống ổn định đối với Travip là một mong muốn chứ không phải là thực tế. Bởi ngay cả những khoảnh khắc trong một ngày mọi thứ đều lên xuống không theo quy luật nào cả:

“Có những người bạn của Travip, họ gặp rất nhiều sóng gió mà chúng ta hay đùa là những năm ‘tam tai’ nhưng khi nhìn lại, Travip thấy họ đang ‘ổn trong sự bất ổn đó’. Mọi thứ diễn ra đúng theo quy luật của cuộc sống, khi họ gặp những khó khăn đó để họ hoàn thiện bản thân và đi tiếp quảng đường còn lại.”

Hãy có sự chuẩn bị kỹ mọi thứ khi lựa chọn một công việc “bất ổn định”:

Lời khuyên thực tế mà Travip muốn dành cho các bản trẻ muốn thử sức mảng sáng tạo nội dung đó là không nên làm công việc này toàn thời gian vội. Các bạn hãy giữ nó như một thú vui, một nghề tay trái trong khi vẫn tiếp tục công việc chính giúp bạn có thu nhập ổn định, có một nền tảng tài chính vững chắc trước. 

Và trong thời gian đó ngoài việc sáng tạo nội dung thì việc tăng trải nghiệm cuộc sống cũng rất quan trọng. Các va chạm xã hội, ứng xử, kiến thức cuộc sống, các kỹ năng từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn giúp bạn vững vàng, hoàn thiện chuyên môn của mình thật giỏi… thì lúc đó hãy thật sự bắt đầu chính thức. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị vướng vào các nội dung gây tranh cãi.

Bạn có thể theo dõi cuộc trò chuyện chi tiết hơn của Travel vlogger Travip trên podcast Khui Chuyện của Cát Ngọc, phát sóng vào thứ 5 hàng tuần.

Vẫn Ổn Với Công Việc Không Ổn Định/ Travel Vlogger Travip | Khui Chuyện EP1
TML Editor

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

14 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago