Lifestyle

Bạn mặc gì khi ấy? – Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục

Bạn mặc gì khi ấy?

… chỉ là một trong số hàng trăm câu hỏi mà những nạn nhân của các vụ quấy rối, xâm hại tình dục gặp phải. Không kể bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp gì, là phụ nữ hay đàn ông, họ – những người đáng lẽ phải nhận được sự cảm thông và bảo vệ – lại bị đổ lỗi, bị quy kết rằng họ ít nhiều cũng phải chịu trách nhiệm cho việc đã xảy ra với mình.

Vấn nạn quấy rối và xâm hại tình dục đã được xã hội nhìn nhận nghiêm túc hơn. Các chiến dịch chống quấy rối và cổ vũ nạn nhân lên tiếng như #MeToo đã và đang phát triển mạnh mẽ. Ngày càng nhiều những tổ chức được thành lập để giúp đỡ nạn nhân của bạo lực tình dục.

Thế nhưng, những kỳ thị, phán xét, và đánh giá dành cho nạn nhân vẫn còn đó. “Phải làm gì khiêu khích thì mới bị thế chứ, không có lửa làm sao có khói?”, “Lúc đấy ai bảo uống rượu?”, “Bị vậy còn không biết la lên, cứ im im thế sao được?”, “Thế khi đó ăn mặc kiểu gì?” – những câu chất vấn này tồi tệ chẳng khác gì điều mà nạn nhân đã trải qua.

Nếu nạn nhân không ăn mặc gợi cảm, liệu họ có tránh khỏi việc bị xâm hại?

Để trả lời câu hỏi ấy, Đại học Kansas đã tổ chức một sự kiện trưng bày với tiêu đề Bạn mặc gì khi ấy? (What Were You Wearing). Triển lãm là 18 bộ trang phục mà nạn nhân đã mặc tại thời điểm họ bị tấn công tình dục.

18 bộ quần áo ấy đủ phong cách, đủ thể loại, từ những thứ được đánh giá là ‘khêu gợi, hở hang’ như váy đỏ đi tiệc, hay bikini cho đến những món đồ bình thường như áo thun, quần jeans, hay thậm chí là quần áo mặc nhà.

Dự án này được tạo ra từ năm 2013 bởi Jen Brockman – Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phòng chống Tấn công Tình dục (Đại học Kansas) – và Tiến sĩ Mary A. Wyandt-Hiebert – làm việc tại trung tâm giáo dục về tấn công tình dục của (Đại học Kansas).

What Were You Wearing? thu thập 40 câu chuyện từ các sinh viên của Đại học Kansas. 18 câu chuyện trong số đó được đem vào triển lãm. Nạn nhân kể lại câu chuyện của họ theo nhiều cách khác nhau, như phỏng vấn trực tiếp hoặc chia sẻ ẩn danh.

Những món đồ xuất hiện trong triển lãm đều do sinh viên trường quyên góp, nhằm mô phỏng lại những trang phục được nạn nhân tả trong câu chuyện của mình.

Ý tưởng này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều những dự án và các sự kiện trưng bày tương tự khác. Jen Brockman cho biết, “Bằng cách này [tổ chức trưng bày], chúng tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ một niềm tin sai lệch rằng, ‘Chỉ cần không ăn mặc như thế này thì sẽ không bao giờ bị tấn công tình dục.'”

Triển lãm tại Đại học Texas (2019)

Chúng ta không thể loại bỏ bạo lực tình dục bằng cách thay đổi y phục. Quần áo không phải thủ phạm, chỉ có người gây ra những chuyện này mới là người phải chịu trách nhiệm.

Jen Brockman

Ảnh: Triển lãm tại Đại học Kansas (2013) và Đại học Texas (2019)

Mi Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

21 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago