Lifestyle

Trung Thu – Tết trong những ngày giữa Thu

Ở Việt Nam có vài cái tết Tết cổ truyền, nếu là người Việt Nam thì khi nhắc đến tết Ta hay tết Nguyên đán thì đây là dịp lễ lớn và ý nghĩa, vui khỏi phải nói.
Nhưng còn một cái Tết đầy ý nghĩa với mỗi đứa con nít của Việt Nam, đứa nào cũng thích hay nếu đã là người lớn thì cũng sẽ được trải qua vài chục lần cái khoảnh khắc ấy, đó chính là Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Trông Trăng.
Trung Thu là giữa mùa thu nên như tên gọi lễ này được diễn ra vào giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Chỉ biết là tết mùa thu, khí trời cực đẹp, mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch và vầng trăng lúc ấy tròn và đẹp nhất trong năm!
Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp Tết Trung Thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ.
Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là “phá cỗ”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp đểngười lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.
Cỗ mừng Trung Thu của các gia đình Việt sẽ bao gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Cái thú vui khi nhắc đến dịp lễ này là “phá cỗ”, bởi đây là dịp trẻ con được nuông chiều, chúng được nhòm nhèm nhiều thứ bánh rất ngon mà không phải lúc nào cũng có dịp được ăn. Đây cũng là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình nhiều hơn. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Món ăn đặc trưng khi nhắc tới tới lễnày đó chính là bánh Trung Thu- Thức quà chở hồn văn hóa người Việt. Bên ngoài vỏ bánh được làm bột mì có màu vàng ươm sau khi đã được đem đi nướng lò, tiếp đó vào trong là lớp nhân bánh. Lớp nhân này có thể là vị ngọt hoặc vị mặn và thứ không thể thiếu được trong bánh, đó là trứng muối, một biểu tượng cho hình ảnh mặt trăng. Vị ngọt thì có thể làm từ đậu xanh, hạt sen, đậu đỏ, trà xanh… Vị mặn có thể là nguyên liệu từ thịt gà, thịt heo, dăm bông, lạp xưởng v.v…. Bánh có hình tròn vành vạnh, màu vàng là biểu tượng cho màu mặt trăng đêm rằm, hương vị hòa quyện giữa các nguyên liệu thiên nhiên đất trời và tinh tế đến khó tả.
Ý nghĩa của bánh này đó chính là biểu tượng của sự đoàn viên. Vì đây cũng chính là dịp để mọi người thân trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức một món ăn, cùng vui vẻ ngắm nhìn một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Chính vì ý nghĩa sum vầy đó mà những thứ bánh có trong ngày này đều có dạng hình tròn như bánh in hay bánh dẻo…
Bên cạnh đó, hình ảnh không thể thiếu được ở tết Trung Thu đó lồng đèn.
Trẻ con cực kỳ thích thú với món đồ chơi này, bởi nó có những hình thù cực kỳ thích mắt như: ngôi sao, con gà, mặt trăng,… Khi xưa, lồng đèn được làm bằng tre rồi có thêm ngọn nến được thắp sáng ở phía trong, hay có đứa trẻ nghèo hơn thì có được cái lon rồi để ngọn đèn vào trong, cứ thế mà bọn con nít cầm đi dạo chơi khắp xóm làng, rôm ran bài hát cùng lũ bạn sau khi phá cỗ xong: “Tùng dinh dinh, dinh dinh tùng dinh dinh, ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi…”.

Ngày nay xã hội phát triển hơn, hình ảnh những chiếc đèn bình dị đó cũng đôi khi chỉ được nhìn thấy ở làng quê hoặc vì các lễ hội tại trường học tổ chức cho học sinh. Giờ đây, các bé nhỏ được cha mẹ sắm cho các loại lồng đèn hiện đại vẫn có ánh sáng nhưng là đèn điện, vẫn có âm thanh nhưng là nhạc điện. Không thì tiện hơn chứ cho chúng hẳn một cái iPad. Ở trong đó, có nhiều thứ thú vị hơn lồng đèn nhiều.
Ngoài ra, người Việt còn đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong ngày này. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họhàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, tết Trung Thu còn là dịp để người nông dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, còn nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh vượng.
Thế đấy, cái tết Trung Thu đôi khi chỉ vỏn vẹn một ngày, chỉ cần nhắc đến vài từ như bánh Trung Thu, đèn lồng, múa lân, tiếng trống là người Việt đã có thể hồi tưởng được bao hồi ức ùa về.
Đó là dịp mà tấm vé trở về tuổi thơ được thực hiện và là dịp mà mình đoàn tụ với gia đình thân yêu, được sum vầy nhìn ngắm ánh trăng rằm.
*Nguồn ảnh: Internet

themillenialstravel

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago