Đây là lời tâm sự của Peter Gleick – nhà khí hậu học, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, MacArthur Fellowship, và là một cư dân California đang nghẹt thở.
“Giống như hàng triệu người ở bờ Tây nước Mỹ trong tuần này, tôi thức dậy trong một màu đỏ đậm đặc, không thấy mặt trời, giữa những lớp tro bụi phủ trên khắp nơi xen cùng mùi cháy của rừng, của những sinh vật vô tội, của nhà cửa. Và đó dường như cũng là mùi lụi tàn của sự sống.
Chẳng phải nói ngoa, nhưng những hỗn loạn chính trị, cộng thêm sự sụp đổ kinh tế, và đại dịch tồi tệ nhất đang hoành hành hiện nay thì bức tranh mà chúng ta đang nhìn thấy gần như không khác gì với ngày tận thế mà con người ta vẫn thường đồn đại.
Rất nhiều khu vực ở bờ Tây nước Mỹ đang hứng chịu trực tiếp thảm họa do cháy rừng gây ra, và những khu vực không bị lửa “lăm le” đến cũng đang bị bao trùm bởi khói đặc và cay.
Dù cháy rừng không phải là điều bất thường hay ngoài dự đoán ở những khu vực phía Tây, những vụ cháy lần này vẫn rất khác: chúng đến sớm hơn, lớn hơn và nóng hơn thường lệ. Chúng đang lan rộng dữ dội, áp đảo các thành phố và các lực lượng chữa cháy. Dường như không có đường nào để trốn chạy khỏi chúng. Trong vụ cháy rừng này ở bờ Tây nước Mỹ, riêng bang California đã có 5/10 vụ được coi là lớn nhất trong lịch sử, cùng lúc bùng lên ở nhiều khu vực trong tiểu bang. Và trong đó, 7/10 vụ cháy lớn nhất lại xảy ra trong bốn năm trở lại đây. Điều này là bất thường.
Lần này có gì là khác biệt ư?
Chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của hơn một thế kỉ lạm dụng lớp khí quyển mỏng manh bao quanh hành tinh này do chất thải nhiên liện hoá thạch – carbon dioxide. Trong hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng của biến đổi thời tiết. Theo nghiên cứu của tôi về khí hậu và nước 35 năm về trước, nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến lớp băng tuyết, nguồn nước dự trữ và độ ẩm của đất ở California theo cách mà chúng ta đang chứng kiến ở những ngọn núi, con sông.
Vào đầu những năm 1990, các nhà khoa học như Margaret Torn, Jeremy Fried, Kevin Ryan, Colin Price, và những người khác đã đánh giá rủi ro tăng cao ở các khu vực cháy rừng phía tây và cường độ của những thảm họa ấy theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Các báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia theo yêu cầu của luật liên bang đã thường xuyên cảnh báo rằng các đám cháy ngày càng trầm trọng sẽ là tương lai khó tránh của sự gia tăng biến đổi khí hậu.
Những dự đoán đã trở thành hiện thực. Tương lai đã đến. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ – những trận cháy rừng dữ dội, những cơn bão ngày càng khốc liệt, cái nóng chưa từng có, thiên tai hạn hán và lũ lụt vượt mọi kỷ lục chỉ là khởi đầu của những thay đổi khí hậu sắp diễn ra. Bên cạnh mực nước biển đang dâng cao, sự đẩy nhanh tốc độ tan băng ở Bắc Cực, các cuộc khủng hoảng nguồn nước ngày càng mở rộng, và cả những thảm họa y tế mới, những tác động khí hậu này là điều mà xã hội loài người chưa từng trải qua và chúng ta vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với hàng loạt tàn khốc như thế.
Tôi không nói rằng bất kỳ vấn đề nào cũng đều do biến đổi khí hậu mà ra, mặc dù các dữ liệu khoa học cũng đang minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên chắc chắn rằng, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với những thảm họa này đang ở ngay trước mắt ta. Điều từng được coi là sức mạnh của Mẹ Thiên Nhiên giờ đây chính là hành động của con người.
Những siêu bão như Bão Harvey năm 2017 đã trở nên mạnh hơn bao giờ hết, và chúng đang mang tới những trận lũ lụt kinh hoàng cho nhân loại. California vừa trải qua tháng Tám nóng nhất trong lịch sử – bao gồm cả nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Thung Lũng Chết (Death Valley), nơi được xem là một trong những khu vực nóng nhất trên thế giới. Những vụ cháy rừng, như chúng ta đã thấy, đang biến thành những con quái vật hung dữ và đáng sợ, đe dọa tính mạng con người, cũng là hồi chuông báo động cho những hậu quả biến đổi môi trường.
Tác động của biến đổi khí hậu lên các vụ cháy rừng là dễ thấy. Trái đất nóng lên đã làm tan băng trên các đỉnh núi, khiến cho mùa hè nóng hơn và khô hơn. 80% California, 95% của Oregon, và toàn bộ Colorado, Utah, Arizona, và New Mexico. Hạn hán nghiêm trọng trong 10 năm trở lại đây đã giết chết hàng trăm triệu cây trong rừng, làm tăng thêm nhiên liệu sẵn có để đốt. Nhiệt độ tăng cao làm khô đất rừng và đất đồng cỏ. Những trận bão bất thường đang làm bắt lửa nhiều vụ cháy cùng một lúc, khiến chúng ta không kịp trở tay để dập tắt chúng sớm hơn.
Dấu hiệu cháy rừng do biến đổi khí hậu đang được nhìn thấy trên khắp thế giới, ở Nam Âu, Canada, Úc, Nam Mỹ và Châu Phi, và các tác động biến đổi khí hậu khác cũng đang tăng nhanh, trong hình thái của bão, băng tan, mực nước biển dâng cao, và những thiên tai khác.
Ngày càng có nhiều nhà khoa học lên tiếng về mối liên hệ giữa những thảm họa này và biến đổi khí hậu. Truyền thông đang tiến bộ từ từ trong việc đưa thông tin về những mối liên hệ này, dù quá nhiều các bản tin vẫn còn chưa làm được điều đó.
Đây cũng là lúc mà các chính khách hãy dẫn đường hoặc tránh đường. Trong rất nhiều thập kỷ vừa qua, cả hai đảng chính trị lớn ở Mỹ đều phớt lờ vấn đề khí hậu, để lại trách nhiệm cho thế hệ kế tiếp, và vẫn cho phép giới tài phiệt dầu lửa che dấu, xuyên tạc, và phủ nhận các bằng chứng khoa học và mối đe dọa. Thật ngu xuẩn khi cho rằng việc xử lý biến đổi khí hậu là quá tốn kém. Thực tế là cái giá của sự thất bại trong việc xử lý vấn đề này là cao hơn rất nhiều.
Chúng ta đã không còn thời gian để nữa. Tin xấu là sự chậm trễ kéo dài trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc một số tác động nghiêm trọng, như những vụ cháy mà chúng ta đang thấy hiện nay, không thể tránh khỏi nữa và chúng ta phải bắt đầu thích nghi với chúng. Đồng thời, chúng ta phải tăng tốc đẩy mạnh việc loại bỏ hoàn toàn việc đốt nhiên liệu hóa thạch để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trong tương lai và ngăn chặn các tác động thảm khốc hơn có thể xảy ra.
Tin tốt là chúng ta biết cách để làm cả hai điều trên. Thích nghi bao gồm cải tiến luật vùng, siết chặt việc quản lý rừng, thay đổi vật liệu và cách xây dựng, các chính sách bảo hiểm, và các chiến lược y tế công cộng. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sự sụt giảm đáng kể trong chi phí của chúng khiến cho chúng ta càng có cả lý do kinh tế lẫn môi trường để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu do con người gây ra và các thảm họa tự nhiên là có thật, thậm chí còn rất nguy hiểm và đang ngày càng tồi tệ hơn. Nhưng giờ đây khi chúng ta đã bắt đầu chấp nhận và thừa nhận những mối liên hệ này, khi đại chúng đang ngày càng ý thức hơn về vấn đề đó, và khi ít nhất có một đảng chính trị đã hiểu rằng cần phải hành động, chúng ta có cơ hội để phá vỡ mối liên hệ này. Không còn thời gian để lãng phí nữa rồi.”
Lược dịch từ nguồn The Guardian
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…