Thật không dễ dàng gì để tìm một con đường nào ở Sài Gòn mà không có ít nhất một quán cà phê. Từ các quán hiện đại, sang trọng đến các hàng cà phê cóc, cà phê bệt đều hiện diện ở khắp ngõ ngách. Dù không phải là thủ phủ sản xuất cà phê, nhưng nếu so về số lượng quán xá ở thành phố này thì không địa phương nào sánh bằng.
Với người Sài Gòn, quán cà phê không chỉ là địa chỉ gặp gỡ bạn bè trò chuyện mà còn là nơi học bài, làm việc. Không ít người còn có thú vui ngồi nhâm nhi cà phê thư giãn, ngắm phố phường sau một ngày dài. Chính vì vậy, nhiều mô hình quán cà phê ra đời để đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Là thức uống được ưa chuộng trên thế giới, cà phê đại diện cho nét văn hóa rất riêng ở từng nơi. Nếungười Mỹ thích cà phê mang đi, ở Ý lại thường ngồi trầm ngâm hàng giờ liền với ly cà phê của mình, thì tại Sài Gòn, cà phê là điều không thể thiếu trong mỗi câu chuyện.
Cà phê ở Sài Gòn không giống với bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ở đây, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động.
Bắt đầu phổ biến tại Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, văn hóa cà phê đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn. Đó là một sự giao thoa của nhiều vùng miền, nhiều phong cách thưởng thức khác nhau, cũng như loại hình phục vụ đa dạng.
Sài Gòn có nhiều loại hình quán cà phê khác nhau – từ các hàng quán được bày trí khang trang đến những quán cóc đơn giản và mộc mạc hơn đều có đủ cả. Một điều chắc chắn là, thực khách có nhu cầu cấp độ nào cũng được “chiều.” Chính cái quy mô khổng lồ về thị trường tiêu dùng cà phê đã mang lại điểm đặc trưng của Sài Gòn.
Đi cùng với sự phát triển của xã hội, quán cà phê ở Sài Gòn có xu hướng hiện đại hóa vẫn đang mạnh dạng đầu tư và thiết kế không gian quán sao cho hút khách nhất có thể. Tuy nhiên thói quen cà phê bệt, cà phê cóc vốn đã gắn liền cùng với đời sống của người Sài Gòn vẫn không hề biến mất.
Uống cà phê ở Sài Gòn, không nhất thiết phải có nhiều tiền. Nếu có hầu bao rủng rỉnh, muốn ngồi một nơi mát mẻ trong không gian máy lạnh, được thiết kế sang trọng, mọi người có thể tìm đến chuỗi cửa hàng cà phê của các thương hiệu có tên tuổi. Tuy nhiên, nếu trong túi eo hẹp tiền mà vẫn muốn nhâm nhi một ly cà phê đắng thì đã có cả ngàn quán cà phê vỉa hè ghế súp dọc các tuyến đường, kể cả lúc không có thời gian chỉ cần tấp vào lề đường mua một ly mang về giá chưa đến 20,000 đồng.
Cà phê ở Sài Gòn là cà phê cho mỗi người và là cà phê cho mọi người. Bất kỳ ai, dân bản xứ hay dân nhập cư, người trẻ hay người già, người giàu hay người nghèo đều có thể có tách cà phê nhâm nhi cho riêng mình. Cuộc sống nhộn nhịp nơi Sài thành cũng tạo thành thói quen uống cà phê mọi lúc mọi nơi ở đây.
Đủ các gu thưởng thức – từ không khí ồn ào của đường phố, đến nhạc nhẹ trữ tình, thưởng thức biểu diễn âm nhạc, không gian sân vườn cây xanh, cà phê máy lạnh; cà phê tự phục vụ đến được phục vụ đều có đủ. Hoặc không ít quán cà phê không phải nhất thiết tuân theo một chủ đề nào đó, chỉ cần cà phê ngon và quán đẹp là khách hàng tự tìm đến quán họ.
Không chỉ thế, tại Sài Gòn, nhiều thương hiệu cà phê nước ngoài khác nhau có mặt ở đây, cả cách thưởng thức cà phê cũng được du nhập dần và phổ biến. Chính vì vậy mà Sài Gòn trở thành một thị trường tiêu thụ lớn, quán cà phê mở ra hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của con người.
Do đó, các quán cà phê theo thời gian được mở càng nhiều, cũng không ngoa khi nói rằng như nấm mọc sau mưa.
Gọi là đi cà phê nhưng vào quán – dù nơi đó quy mô nhỏ, đơn sơ hay cầu kỳ rộng lớn, thực khách đều có thể lựa chọn nhiều món uống khác theo gu của mỗi người. Không chỉ cà phê, thực đơn của các quán đa dạng từ thức uống đến món ăn.
Tính tiện lợi cũng được các quán cà phê ở Sài Gòn ngày càng khai thác triệt để. Mọi người chỉ cần chọn một điểm đến, dù sáng, trưa hay tối, bất kể thời gian nào đều có các món ăn khác phù hợp nhiều khẩu vị người dùng. Một số quán còn bán kèm các loại bánh ngọt nữa. Đồ uống cũng không chỉ gói gọn trong những lựa chọn cà phê truyền thống mà còn có các loại thức uống chế biến từ trà, kem, sữa dễ uống hơn.
Không chỉ thế, quán cà phê là nơi gặp gỡ bạn bè và gia đình, địa điểm tổ chức các buổi hội thảo, nơi để các đối tác cùng bàn công việc. Đối với học sinh – sinh viên, quán cà phê còn là nơi học tập; hay một “văn phòng di động” cho giới văn phòng và những bạn trẻ đang khởi nghiệp bởi dịch vụ cung cấp Wi-fi và chỗ ngồi vô cùng lý tưởng, hợp “mood” làm việc.
Năm 1992, có một chàng sinh viên Y khoa Đại học Tây Nguyên, với niềm đam mê cà phê, đã bỏ dở việc học để kinh doanh cà phê. Anh đã thành lập công ty cà phê Trung Nguyên và mở cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1998. Kể từ đó, các quán cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc. Thành công của cà phê Trung Nguyên đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ nuôi ước mơ khởi nghiệp.
Độ hấp dẫn của loại hình kinh doanh cà phê vẫn nóng sốt. Kinh doanh quán cà phê đã lôi kéo nhiều người, doanh nghiệp ở những ngành nghề khác sang đầu tư.
Chẳng hạn hiện có, doanh nghiệp trong ngành bất động sản là Novaland đã đầu tư mở chuỗi Saigon Café với một loạt các quán nằm ở góc ngã tư mới. Hay như một số cá nhân vốn đã thành công trong các lĩnh vực khác cũng đã nhìn thấy cơ hội “tay trái”. Họ đã nhanh chóng tham gia vào hoạt động trong thị trường dịch vụ ẩm thực này, khiến mạng lưới cà phê ngày càng dày đặt và phong phú.
Nguồn: Quora
Tham khảo: VnEconomy, Huyền Thoại Việt
Xem thêm:
#LàmGìVui: Ở Sài Gòn, “đi” cà phê tại gia thì uống gì?
#HọNóiLà: Cafe Yên – Khi thất tình bạn có thể uống Katina
Caztus Minh Khai: Có một “bãi đậu xe” lạ mà quen
Triển lãm "Đồng Chìm Đáy Nước" là hiện thân cho sự bền bỉ âm thầm…
Bạn hoàn toàn có thể trở nên khỏe mạnh, rạng rỡ hơn bằng cách thực…
Cùng tìm hiểu về lịch sử của những món ăn quen thuộc, như: Phở, bánh…
The Millennials Life sẽ giới thiệu đến bạn thêm những món đồ khác thường xuất…
Gửi cho những ai sớm bắt đầu tuổi 20, đang trong độ tuổi đôi mươi,…
Những câu nói của chú mèo Cheshire tinh ranh với nụ cười thần bí trên…