Lifestyle

Không sao cả khi có những ngày mình “không cảm xúc”

Có những lúc bạn thấy lòng dâng trào những xúc cảm vô cùng mãnh liệt. Vui vẻ, buồn chán, thương yêu, hào hứng, sợ hãi,… không cần biết đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, chỉ cần biết là chúng diễn ra mạnh mẽ đến nỗi bạn dường như có thể cảm nhận chúng đang cuồn cuộn chảy tràn trong từng mạch máu. Những cảm xúc này có thể làm sâu sắc thêm sự đồng cảm của bạn, giúp bạn hòa hợp về mặt tinh thần với bản thân cũng như với người khác, đồng thời còn dẫn dắt bạn vượt qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không cảm thấy gì cả, hoặc khi bạn không biết được cảm xúc hiện tại của mình là như thế nào? Hiện tượng này đặc biệt đáng lo ngại hơn khi bạn không cảm thấy gì giữa một sự kiện đáng lẽ ra phải mang đến rất nhiều cảm xúc mãnh liệt, ví dụ như những dịp kỷ niệm, đám cưới, hoặc lễ tưởng nhớ ai đó. Khi không thể xác định cảm xúc của mình, bạn dễ cảm thấy xấu hổ, thậm chí nghi ngờ rằng liệu mình có đang mắc bệnh gì không khi bản thân hoàn toàn không cảm xúc gì cả.

“Tôi không cảm thấy gì cả.”, “Mình thấy hoàn toàn trống rỗng.”, “Cảm giác như… chết ở trong lòng rồi ấy.” | Photo: Tori Simpson

Cơ thể bạn đang chuyển sang cơ chế sinh tồn (survival mode)

Khi bỗng thấy “không cảm xúc”, có khả năng cơ thể bạn đang bị rối loạn phân ly(*). Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bị choáng ngợp cảm xúc cực mạnh như lo sợ tột độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề, thậm chí vui vẻ quá đà,… 

Lúc này, cơ thể bạn sẽ chuyển sang hoạt động ở cơ chế sinh tồn (survival mode), khiến bạn cảm thấy như bị “tê liệt” hoặc trống rỗng về mặt cảm xúc. Không cảm thấy gì là cách cơ thể bạn bảo vệ chính nó trước khủng hoảng (theo sách The Body Keeps the Score – tác giả Bessel van der Kolk, M.D.)

(*) Rối loạn phân ly (rối loạn thần kinh chức năng, hysteria,…) là những rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và ngắt quãng giữa những suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân.

Photo: The Minds Journal

Có 5 nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn phân ly:

Sang chấn

Có nhiều trường hợp dẫn đến sang chấn tâm lý: mất mát người thân, tai nạn, chấn thương, bệnh tật, hoặc trải qua một sự kiện quan trọng có tính thay đổi cuộc đời,… Nếu bạn gặp sang chấn từ khi còn bé, những sự việc đó có thể chỉ là những thứ vô cùng “nhỏ”, như một lần bị bắt nạt ở trường, hoặc bị sỉ nhục bởi cha mẹ của mình,…

Sau những việc như vậy, thông thường cảm giác của bạn sẽ bị “tê liệt” và ký ức về sự kiện gây sang chấn sẽ được “lưu giữ” lại trong cơ thể, cho đến khi bạn xử lý chúng một cách triệt để vào thời điểm thích hợp (theo sách How to Recover When Life Crushes You).

Trầm cảm bệnh lý (clinical depression)

Thời gian trầm cảm bệnh lý càng kéo dài, bạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định bản thân đang cảm thấy như thế nào. Lâu dần, khi cảm xúc đã bị thui chột “đủ nhiều”, thái độ của bạn đối với mọi thứ trong cuộc sống chỉ là một sự thờ ơ không hơn không kém.

Photo: Depression Army

Lo âu thái quá (crippling anxiety)

Khi cuộc sống của bạn bị chi phối bởi tình trạng lo âu thái quá, nó sẽ dễ dàng “giành quyền làm chủ” cảm xúc của bạn, khiến bạn không còn cảm thấy được gì khác ngoài trạng thái sợ hãi, căng thẳng và bồn chồn mọi lúc.

Lạm dụng đồ có cồn và chất kích thích

Lạm dụng đồ có cồn (rượu, bia,…) và chất kích thích (thuốc, chất gây nghiện,…) sẽ làm giảm sút trí nhớ, thậm chí mất trí nhớ vĩnh viễn. Chúng không chỉ cướp đi cảm xúc của bạn mà còn khiến bạn đối xử lạnh nhạt với những người thân yêu.

Photo: Quentin Blake

Bi kịch

Không giống với chấn thương tâm lý, bi kịch thường được thúc đẩy chủ yếu bởi sự mất mát. Mất mát càng lớn, bạn càng khó “quyết định” được xem mình sẽ cảm thấy như thế nào về việc ấy. Ví dụ, có những người không hề khóc trong đám tang. Điều đó không phải do họ vô tâm, mà là do mất mát họ đang phải đối diện là quá lớn và phức tạp để cơ thể có thể xử lý ngay lập tức. 

Khôi phục lại những cảm xúc “bị mất”

Khi bạn cảm thấy đủ an toàn, cơ chế phòng thủ của cơ thể giảm đi. Đây là lúc những cảm xúc bị chôn giấu bắt đầu xuất hiện trở lại. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn đã sẵn sàng về mặt tinh thần, thế nên, không có gì phải vội vàng cả.

Nếu không phải bạn, mà là bạn bè hay người thân đang gặp phải tình trạng này, đừng “ép” họ phải cảm nhận điều gì đó trước khi bản thân họ sẵn sàng để làm thế | Photo: Ksenia Anske

Ngoài ra, nếu gặp phải trạng thái “tê liệt” tạm thời, bạn có thể thử một số cách sau đây:

Hít thở sâu

Khi đối diện với căng thẳng, người ta lại có xu hướng… nín thở, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn hơn nữa. Hãy cố gắng làm điều ngược lại. Hít thở sâu giúp mang lại oxy trong máu, tăng cường trao đổi chất để bạn có thể tập trung và đưa ra quyết định tốt hơn.

Dừng lại một chút

Nếu có thể, hãy tạm cho bản thân một “khoảng lặng”. Dừng lại, lùi ra xa, quan sát mọi thứ trên góc độ “người ngoài”. Suy nghĩ về những lựa chọn đang có và đưa ra quyết định sau khi đã cân nhắc rõ ràng mọi điều. 

Kích thích các giác quan khác

Khi bạn sắp bị cảm xúc lấn át, hãy xao lãng bản thân bằng một việc khác: đi tắm, vẽ tranh, viết nhật ký, nghe nhạc, ra ngoài đi dạo một vòng,… bất kỳ việc gì nhằm kích thích sự hoạt động của các giác quan khác, làm giảm tình trạng “tê liệt” của cơ thể.

Trò chuyện cùng ai đó

Nhấc điện thoại lên, mở messenger ra, và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Bạn không nhất thiết phải nói với họ về vấn đề đang gặp phải, chỉ cần bạn nói chuyện với một người nào đó. Các mối quan hệ lành mạnh luôn là động lực ổn định và là cách tốt nhất để bạn tìm đường trở lại với chính mình.

Theo Sean Grover – Chuyên viên tâm lý trị liệu, tác giả sách When Kids Call the Shots: How to Seize Control from Your Darling Bully and Enjoy Being a Parent Again.

Xem thêm:
Khi đại gia thời gian trở thành “kẻ cháy túi”
8 kho báu tình yêu mà chúng ta đều sở hữu
Hội chứng “sợ thân mật” và cảm giác mình không xứng đáng được yêu

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

18 phút ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

24 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago