Lifestyle

‘Động lực’ nào khiến ta xem porn?

Bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Psychology of Addictive Behaviors số tháng 3 của Tiến sĩ Beáta Bőthe và đồng nghiệp đã chỉ ra lý do vì sao chúng ta xem các nội dung khiêu dâm (pornography – porn), cũng như nguyên nhân đằng sau chứng nghiện xem nội dung khiêu dâm của một số người.

Tiến hành nghiên cứu

Các nhà khoa học đã sử dụng kết quả lấy từ 3 mẫu (samples) của người tham gia:

Mẫu 1
Số lượng: 772 – 51% nữ giới
Tuổi trung bình: 23 (độ tuổi từ 18-54)
Tình trạng mối quan hệ: 51% độc thân, 47% đang có mối quan hệ tình cảm lãng mạn, 2% kết hôn
Xu hướng tính dục: 80% dị tính, 17% song tính, 2% đồng tính hoặc vô tính (asexual)
Tần suất xem nội dung khiêu dâm: mỗi tuần

Mẫu 2
Số lượng: 792 – 6% nữ giới
Tuổi trung bình: 40 (độ tuổi từ 19-76)
Tình trạng mối quan hệ: 20% độc thân, 35% đang có mối quan hệ tình cảm lãng mạn, 44% kết hôn
Xu hướng tính dục: 80% dị tính, 18% song tính, 2% đồng tính hoặc vô tính (asexual)
Tần suất xem nội dung khiêu dâm: mỗi tuần, 2-3 lần / tuần

Mẫu 3
Số lượng: 1,082 – 50% nữ giới
Tuổi trung bình: 24 (độ tuổi từ 18-64)
Tình trạng mối quan hệ: 40% độc thân, 54% đang có mối quan hệ tình cảm lãng mạn, 5% kết hôn
Xu hướng tính dục: 82% dị tính, 15% song tính, 2% đồng tính hoặc vô tính (asexual)
Tần suất xem nội dung khiêu dâm: mỗi tuần

Thang đo được sử dụng là PUMS (Pornography Use Motivations Scale – Động lực sử dụng nội dung khiêu dâm), gồm 8 yếu tố:

– Tránh nhàm chán
“Mỗi lúc chán chán, muốn giết thời gian, tôi xem porn.”

– Để phân tâm hoặc ức chế cảm xúc
“Tâm trạng tệ quá, coi porn cho đỡ.”

– Để tưởng tượng
“Mình xem porn vì khi ấy, mình như trở thành một phần của thứ mà mình không thể trải nghiệm trong đời thật.”

– Thiếu sự thỏa mãn về tình dục
“Đối tác / bạn đời không làm mình thỏa mãn, nên mình tìm đến porn.”

– Nhu cầu tự khám phá bản thân
“Porn giúp tôi hiểu rõ hơn về những ham muốn tình dục của mình.”

– Tò mò về tình dục
“Mình học được rất nhiều thứ từ porn.”

– Tìm kiếm khoái cảm tình dục
“Xem porn dễ thủ dâm hơn.”

– Giảm căng thẳng
“Tôi xem porn vì đó là một trong những cách tốt để giảm stress.”

Thang đo thứ hai được sử dụng là PPCS (Problematic Pornography Consumption Scale – Mức độ tiêu thụ nội dung khiêu dâm có vấn đề), gồm 6 yếu tố:

Mâu thuẫn, xung đột
“Xem porn làm mình không thể phát triển con người được.”

Giúp thay đổi tâm trạng
“Porn giúp tôi loại bỏ những trạng thái tâm lý tiêu cực.”

Tái nghiện
“Mình đã thề sẽ không xem nữa, nhưng chỉ được một thời gian là đâu lại vào đấy.”

Không dừng lại được
“Tôi luôn lên kế hoạch cho việc xem porn mọi lúc.”

Bản thân trở nên phụ thuộc
“Mình cảm thấy rằng càng ngày mình càng cần xem nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu.”

Ảnh hưởng của hội chứng cai nghiện (withdrawal symptoms)
“Nếu không xem porn, tôi sẽ bị kích động.”

Kết quả nghiên cứu nói gì?

Top 3 lý do con người xem các nội dung khiêu dâm là: để tìm kiếm khoái cảm tình dục (45%), thỏa mãn những tò mò về tình dục (12%), và để tưởng tượng, mơ mộng về những tình huống tình dục bản thân không có trải nghiệm ngoài đời (10%).

So sánh về mặt giới tính, đàn ông có điểm cao hơn phụ nữ trong các mục ‘khoái cảm’, ‘ức chế cảm xúc’, ‘giảm stress’, ‘tránh buồn chán’, ‘tưởng tượng’, và ‘thiếu thỏa mãn tình dục’. Hai lý do xem nội dung khiêu dâm còn lại – ‘tò mò tình dục’ và ‘nhu cầu tự khám phá bản thân’ – không có sự khác biệt nào trong kết quả của đàn ông và phụ nữ.

Xét về tần suất xem nội dung khiêu dâm, thì khoái cảm tình dục là yếu tố gây ảnh hưởng nhất. Hai yếu tố ít liên quan hơn là ‘tránh buồn chán’ và ‘giảm stress’.

Tuy nhiên, stress lại là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người lâm vào tình trạng nghiện. Điều này được lý giải vì những người nghiện xem porn sử dụng nội dung khiêu dâm như một cách để tự ‘chữa bệnh’, cũng như quản trị các cảm xúc căng thẳng của mình.

Nghiên cứu trên cũng cho thấy, chứng nghiện phim khiêu dâm có thể xuất hiện không chỉ ở những người có một số đặc điểm tính cách nhất định (ví dụ: bốc đồng, nóng nảy, gây hấn thụ động,…) mà cả những người hiện đang cảm thấy quá tải, không thể đối phó hoặc điều chỉnh cảm xúc của mình thành công.

So sánh giữa việc tìm hiểu, áp dụng các kỹ thuật quản trị cảm xúc và xem phim người lớn, tất nhiên việc thứ hai dễ dàng và tiện lợi hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu cứ xem mãi thành nghiện và không thể dứt ra được thì phim khiêu dâm lúc này lại trở nên có hại, gây xung đột với bản thân người xem và các mối quan hệ, dẫn đến trạng thái căng thẳng gấp nhiều lần ban đầu.

(Nguồn: PsychologyToday)

Xem thêm:
#Thoáng: Điều gì làm nên thành công của Pornhub?
#Thoáng: Tình dục cưỡng ép – Khi nạn nhân bị chính đối tác tình cảm lạm dụng
#HọNóiLà x #Thoáng: OCD và những trải nghiệm “giường chiếu” chưa bao giờ kể
#Thoáng: Tình dục và sự phân loại đầy tranh cãi trong thế giới hiện đại

Mi Nguyen

Recent Posts

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Cuộc sống bận rộn khiến bạn khó lòng đầu tư cho tương lai? Đừng để…

2 tháng ago

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

Bạn có nghĩ đầu tư chỉ dành cho người lớn và nhiều tiền hay chuyên…

2 tháng ago

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

Bạn có bao giờ cảm thấy không hạnh phúc – ngay cả khi đạt được…

3 tháng ago

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm là nơi nghệ thuật đương đại và di sản văn hóa Việt hòa…

3 tháng ago

#Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi…

3 tháng ago

Bạn biết gì về âm thanh trắng, hồng, và nâu trong cuộc sống?

Bạn có biết rằng những tiếng ồn này có sự khác nhu rõ rệt không?

3 tháng ago