Explore

Vì sao sản phẩm thân thiện với môi trường lại đắt đến vậy?

Tại Việt Nam, trào lưu sống xanh nở rộ trong nhiều năm gần đây, đòi hỏi các thương hiệu, nhãn hàng chú trọng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, những sản phẩm này có giá khác thế nào so với các sản phẩm thông thường khác? Hãy nhìn vào bảng dưới đây và so sánh giá tiền của 2 loại sản phẩm này. 

Sản phẩmThân thiện với môi trườngBình thường
Ống hút7.50$0.0045$
Cốc 18$3$
Xà phòng10$5$
Quần áo50$15$
Thực phẩm7$2$

Thật khó hiểu làm sao khi giá tiền của các sản phẩm xanh lại đắt hơn các nhu yếu phẩm thông thường. Liệu việc chi tiêu cho những sản phẩm xanh này sẽ tạo ra những khác biệt hữu hình để bảo vệ mẹ thiên nhiên? Họa chăng tất cả chỉ là sản phẩm của việc tẩy rửa hóa chất, và chúng ta đang biếu tiền cho những nhà tư bản tham lam, những người đang sử dụng môi trường để thu lại lợi thuận ngắn hạn? Và quan trọng hơn, dù không có khả năng mua những sản phẩm đắt tiền này, chúng ta có được tính là sống xanh không? Làm cách nào ta có thể thay đổi thói quen mua sắm hàng ngày theo tính bền vững khi không thể chi trả cho những sản phẩm đắt đến vậy?

Ai cũng muốn làm điều tốt – nhưng làm điều tốt có phải là đặc ân mà chỉ những người giàu mới làm được? Tất cả chúng ta đều xứng đáng sở hữu những đồ dùng sẽ bảo vệ Trái Đất, ăn thực phẩm lành mạnh và có nguồn gốc hữu cơ, và mặc những bộ quần áo làm với nguyên liệu thiên nhiên. 

Sự thật đằng sau các sản phẩm xanh

Lý do sản phẩm thân thiện với môi trường thường đắt đến vậy là bởi điều kiện của các chuỗi cung ứng. Thật không dễ gì để tạo ra các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường – và chi phí cao đi kèm với quy trình sản xuất khó khăn và phức tạp hơn. 

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp thân thiện với môi trường

Các sản phẩm bền vững đòi hỏi các quy trình sản xuất phức tạp và đắt đỏ.

Một trong những quy trình phổ biến nhất khi canh tác hữu cơ là tránh sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu. Những hóa chất này gây nguy hại cho môi trường, giết chết các loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng, phá vỡ hệ sinh thái, đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước khi trôi theo dòng nước chảy. 

Khi các trang trại giảm sự phụ thuộc vào các hóa chất nông nghiệp, điều này đồng nghĩa những người chủ phải sử dụng nhiều lao động hơn cho các công việc như nhặt cỏ, dọn dẹp và khắc phục thiệt hại của sâu bệnh. Theo giải thích của Organic Farming Research Foundation (tạm dịch: Quỹ nghiên cứu canh tác hữu cơ), giá tiền của một sản phẩm hữu cơ phản ánh chi phí trồng trọt mọi thứ theo cách thân thiện với môi trường. 

Điều này đưa chúng ta tới điểm tiếp theo, lý giải vì sao các sản phẩm xanh lại đắt hơn – là do các công ty đi theo lối sống này ủng hộ Điều khoản việc làm công bằng (Fair Labour Employment Terms). Chi trả công bằng cho người làm và cung cấp cho họ điều kiện làm việc an toàn đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư sẽ cao, và số tiền thu lại phải cao hơn. 

Quy trình thực hiện

Quá trình sản xuất các sản phẩm xanh cũng có xu hướng phát sinh thêm chi phí. Hầu hết các hoạt động sản xuất mặt hàng này thường quá nhỏ để có thể nhân rộng thêm các dây chuyền hoặc nhà máy sản xuất. Bởi thế nên các nhà máy sản xuất sẽ chia nhau để vừa làm sản phẩm xanh, vừa làm sản phẩm thường.

Điều này đòi hỏi các nhà phân phối bỏ ra nhiều nỗ lực để đảm bảo các dây chuyền sản xuất giữa hai sản phẩm không bị lẫn với nhau – và như ta biết, thời gian là vàng bạc, và người công nhân được trả lương dựa vào thời gian lao động (số tiền lương được trả sẽ còn cao hơn nếu tính đến mức lương công bằng). 

Đồng thời, do nhu cầu cho các sản phẩm này ít và cơ sở vật chất lại có quy mô nhỏ, nên các công ty sản xuất thường không được hưởng nhiều lợi nhuận, khiến giá thành sản phẩm cao. Và hãy nhận ra vòng luẩn quẩn như này, nhu cầu mua thấp là bởi giá sản phẩm đắt, nhưng giá thành cao cũng là bởi nhu cầu mua ít!

Ngoài những điểm nêu trên, ý tưởng về việc sản xuất các sản phẩm, nguyên liệu hữu cơ vốn đã đắt tiền. Nguyên liệu thật khó kiếm, lại vừa khó sản xuất, và mua bán tốn kém – chính điều này đã làm tăng chi phí sản xuất và dẫn đến giá tiền cao ngất ngưởng. 

Ngoài ra, chứng nhận về điều kiện môi trường cũng rất tốn kém. Để đạt được giấy chứng nhận hữu cơ của USDA đã là một thách thức khó nhằn. Các trang trại phải tuân thủ được các tiêu chuẩn bền vững, thứ mà có thể yêu cầu họ sửa đổi các trang thiết bị của mình. Trong trường hợp cần giải trình, các chủ trang trại cũng phải lưu trữ hồ sơ nghiêm ngặt. Các chứng nhận này có thể đi kèm với phí kiểm tra hàng năm, thường bắt đầu từ $400-$2000 (khoảng 9 triệu-40 triệu đồng Việt Nam) – và mức này thì cao vượt trội chi phí kinh doanh thông thường của các doanh nghiệp này. 

Liệu các sản phẩm xanh có rẻ đi không?

Tóm tắt lại, sản phẩm xanh thường đắt tiền là bởi chúng ta không muốn nó đến mức khuyến khích các doanh nghiệp đi theo con đường này. 

Nếu chúng ta tăng nhu cầu mua lên, các công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất và chi phí mua bán sẽ thấp hơn. Nhưng ngay cả vậy, vẫn sẽ có một mức sàn và giá tiền không thể xuống thấp hơn được, bởi lẽ ngoài các lý do tự nhiên, còn có sự ản hưởng của các điều khoản lao động công bằng và các quy trình thân thiện với môi trường. Cho đến vậy, chúng ta có thể đồng ý với những gì đang có trên thị trường. 

Một số thói quen sống vừa bảo vệ môi trường, lại vừa có thể bảo vệ ví tiền như:
– Sử dụng túi tote để đựng đồ khi đi chợ, mua sắm.
– Tận dụng vải sáp ong trong căn nhà của bạn.
– Tự làm đồ ăn thay vì ăn ngoài hàng.

Nguồn dịch: seastainable.co

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

22 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago