Xuyên suốt chiều dài lịch sử, loài người luôn bị ám ảnh với ý tưởng về một cuộc sống vĩnh hằng. Dường như từ ngày sinh ra, con người đã luôn kiếm tìm các phương thức để có thể duy trì cuộc sống mãi mãi. Chúng ta khao khát được sống theo dòng chảy của thời gian và trốn chạy khỏi lưỡi hái của tử thần.
Những ý tưởng bao quanh sự bất tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, từ niềm tin về kiếp sau của các tôn giáo, cho tới viên đá của nhà triết học giả kim. Về mặt khoa học, chúng ta có công nghệ siêu lạnh cryogenics dùng để đóng băng cơ thể người chết cho đến khi tìm cách hồi sinh lại họ. Hay cũng có ý tưởng về việc truyền tải ý thức con người vào một “ổ chứa” để duy trì nhận thức vĩnh viễn (giống Upgrade của Amazon Prime).
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài nhân vật bất tử được yêu thích trên màn ảnh.
Trong tiểu thuyết kinh dị Frankenstein của mình, Mary Shelly đã đào sâu vào concept bất tử thông qua việc sáng tạo nên con quái vật không tên, nhưng lại bị xã hội từ chối. Người tạo ra hắn, Victor Frankenstein – vừa trải qua nỗi đau mất mẹ và có niềm tin mù quáng rằng ông ta có thể khiến bà sống lại. Thành thật mà nói, bạn đã bao giờ nghĩ sẽ làm như vậy nếu một người thân ra đi chưa? Ý tưởng làm người chết sống lại vẫn là một bí ẩn lớn mà xã hội chưa có lời giải đáp, và cho đến khi tìm được, chúng ta vẫn sẽ bị ám ảnh không thôi về nó.
“Giá mà ta được trẻ trung mãi mãi, và kẻ già đi chính là ta trong bức tranh kia. Vì điều này, ta nguyện đánh đổi đi cả linh hồn của mình.”
Đó chính xác là cách mà Dorian Gray – một nhân vật được sáng tạo bởi nhà văn Oscar Wilde, đã có được sự bất tử. Nhằm duy trì sự trẻ trung, linh hồn của anh đã được lưu trữ trong chính bức chân dung. Mỗi khi làm việc gì đó sai trái, suy đồi, bức chân dung của Gray sẽ ngày càng xấu đi trong khi anh vẫn trẻ trung và đẹp trai ở ngoài đời. Dorian Gray không phải chịu bất cứ hậu quả nào cho hành trình trở nên bất tử của mình, mọi vấn đề đều đã được bức tranh treo tường kia gánh chịu. Dẫu vậy, nhân vật chính vẫn chọn cách kết thúc cuộc đời mình bằng việc tự sát. Đây là một câu chuyện kinh điển về sự sống bất tử không để lại hậu quả. Chính nhân vật này đã khiến ta có những suy nghĩ hão huyền hơn về việc có thể sống mãi mãi với một cái giá vô cùng rẻ.
Khi còn là một đứa trẻ, bạn có bao giờ tin rằng có ma cà rồng sống giữa chúng ta? Ranh giới giữa khoa học và mê tín thật sự mờ nhạt khi ta còn nhỏ. Cuốn tiểu thuyết của Bram Stoker về Dracula sẽ càng giúp ta thoát ly thực tế và đi sâu vào thế giới của sự bất tử đi kèm sự chối bỏ. Dracula là một kẻ bất tử – cho đến khi người ta nhận ra mối đe dọa mà hắn ta tạo ra. Xã hội không chấp nhận sự tồn tại đó và họ quyết định giết Dracula. Tư tưởng về ma ca rồng trở nên phổ biến đến mức hầu hết các tiểu thuyết gothic/kinh dị ngày nay đều lấy cảm hứng từ nhân vật này.
Thật kì lạ làm sao khi xã hội ngày nay vẫn say mê tên sát nhân này. Có lẽ là bởi trạng thái tâm lý của hắn vẫn là một dấu hỏi lớn chưa bao giờ có lời giải đáp. Khi sự bí ẩn và nỗi sợ kết hợp lại với nhau, con người đã tạo ra ra sự hoảng sợ/phấn khích kích thích vô cùng mạnh tới não bộ. Jason Voorhees là một tượng đài cho những nhân vật sống bất tử nhưng lại hành xử như người phàm. Ý tưởng về một cái gì đó thật viển vông (Jason), nhưng lại rất gần gũi về mặt hình ảnh, khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi và hoang mang hơn về những nguy hiểm có thể xảy đến với mình, từ đó càng thêm tò mò, gắn kết với những trải nghiệm kinh hoàng mà Jason mang lại.
Dù không có một cơ thể hữu hình, Freddy vẫn sống mãi trong giấc mơ của những nạn nhân. Xuyên suốt loạt phim kinh dị Nightmare on Elm Street, sự xuất hiện của Freddy reo rắc nỗi kinh hoàng cho những nhân vật trong phim, truy đuổi và giết họ trong giấc ngủ, khiến họ chết đi trong cuộc sống thực. Bộ phim đánh vào nỗi sợ trong tiềm thức của người xem, rằng giấc ngủ tưởng như vô hại cũng có thể gây tổn thương cho chúng ta. Dù cho Freddy có bị đánh bại lúc cuối phim, hắn ta cũng sẽ không bao giờ chết. Linh hồn bất tử đấy vẫn loanh quanh con phố cũ nơi hắn từng đi qua để tìm thêm những nạn nhân mới.
Ai cũng phải công nhận rằng loạt truyện Harry Potter là một trong những tiểu thuyết hay nhất cho tới thời điểm hiện tại. Bộ truyện xoay quanh cuộc chiến giữa Harry Potter và Chúa tể Voldemort. Câu chuyện đều bắt đầu và kết thúc với cái chết của Chúa tể bóng tối. Để sống bất tử, Voldemort đã “bẻ gãy” linh hồn mình thành bảy mảnh nhỏ và giấu chúng trong các đồ vật phép thuật trên khắp thế giới. Cách duy nhất để giết Chúa tể này là phá hủy những món đồ và chính cơ thể của hắn. Mặt tối của phương pháp này chính là là để chia linh hồn bạn được chia thành bao nhiêu mảnh, đòi hỏi bạn phải giết bằng đấy người, thứ sẽ khiến bạn đánh đổi hết tất cả nhân tính của mình và quay lưng với tất cả mọi người.
Thành công trong việc sáng tạo câu chuyện tình giữa người sống và người chết của loạt tiểu thuyết Chạng Vạng đã đưa tên tuổi Stephanie Meyer phổ biến khắp thế giới. Tại sao tác giả lại phải tạo ra mối quan hệ tình cảm giữa người thường và những người bất tử? Câu trả lời rất đơn giản. Giống với Dracula, câu chuyện về những nhân vật ma cà rồng bị hắt hủi, tìm mọi cách để cảm thấy mình thuộc về nơi nào đó vẫn thu hút tất cả chúng ta. Ngoài ra, ý tưởng về việc được yêu và sinh sống mãi mãi cùng một chàng mà ca rồng quyến rũ thật sự là cô cùng hấp dẫn. Thông qua câu chuyện này, ta có thể phần nào hiểu tại sao sự bất tử lại khơi dậy sự thoả mãn đến vật. Chúng ta được đắm chìm vào những quyền năng của sức mạnh này, đối diện với khả năng bị chối bỏ, những rồi vẫn mong muốn có được nó.
“Merc with a Mouth” là cái tên mà những người tạo ra Deadpool – kẻ phản anh hùng vĩ đại nhất của Marvel – ưu ái dành tặng cho anh. Siêu anh hùng nổi tiếng với những trò đùa láu cá, những câu mồm mép ranh mãnh được tạo ra sau những cuộc tra tấn và thử nghiệm bởi Ajax – kẻ thù của anh. Những thí nghiệm này khiến hình hài Deadpool trở nên biến dạng, nhưng đồng thời lại cho anh khả năng hồi phục nhanh chóng và dần thành sự bất tử. Không gì có thể giết Deadpool. Anh ta có thể sống sót sau mọi chấn thương dù có bị chặt đầu. Bên cạnh những hình phạt tra tấn anh ta phải chịu đựng, đây có thể là kiểu bất tử thú vị nhất, khi một kẻ đáng ghét, lắm mồm dù có làm gì, cũng mãi mãi có thể duy trì sự “nhố nhăng” của mình.
Xuyên suốt 200 năm của những bộ phim về người bất tử, chúng ta thấy ý tưởng này dường như đang gần phát triển thành một chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, qua những ví dụ này, ta thấy được rằng sự bất tử chỉ có thể có được thông qua sự từ bỏ – rằng những ai có được nó rồi sẽ phải rời bỏ xã hội họ từng sống. Không chỉ bị đuổi đi, mà cách thức họ đạt được nó cũng bị coi là điều xa vời. Tuy ai cũng mong muốn sống vĩnh cửu, nhưng xét cho cùng, cuối đoạn đường này vẫn thường chỉ có sự cô đơn và cái chết mà thôi.
Nguồn dịch: medium.com
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…