Có rất nhiều thứ mà chúng ta cần phải học hỏi nếu muốn phát triển mạnh mẽ. Có thể tạm chia chúng thành hai nhóm năng lực IN và OUT. Tuỳ vào nguồn lực, tính cách cũng như mục đích của mỗi người mà mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có cách lựa chọn khác nhau về việc học gì, làm gì, đi đâu.
Xem thêm:
Lấy lại năng lượng sau Tết
Common sense – Trí khôn cơ bản hay chuyện hẳn nhiên phải biết
Giá trị cốt lõi, năng lực cốt lõi của mỗi người là thứ quyết định xem chúng ta nên học ngành gì, làm nghề gì và làm giỏi nhất ở lĩnh vực nào. Đây là điều kiện tiên quyết để nuôi sống chúng ta, là thứ mà chúng ta bắt buộc phải vun đắp, bồi dưỡng, rèn luyện để có thể làm tốt, phát triển tốt trong một lĩnh vực nào đó. Nói một cách đơn giản thì:
– Bạn làm người chụp ảnh, bạn phải chụp ảnh đẹp, phải xuất sắc trong tư duy hình ảnh, kỹ thuật hình ảnh, xử lý hình ảnh,…
– Bạn làm luật sư thì phải “cãi” giỏi, lý luận sắc bén, có hiểu biết sâu sắc về luật pháp, về hình thái xã hội, con người,…
– Bạn là diễn viên thì bạn diễn xuất giỏi, hiểu biết về nghề của bạn, liên tục đào sâu về kỹ năng diễn xuất,…
– Bạn làm nhà văn thì bạn viết giỏi, kể chuyện hay, năng lực sáng tác phi thường, kỹ năng quan sát và phân tích lý luận xã hội xuất sắc,…
– Bạn làm marketing thì bạn phải học marketing, phải làm marketing, có kiến thức về chuyên ngành bạn làm, liên tục đào sâu, liên tục học hỏi,…
Nếu không, không ai trả tiền cho bạn, không ai làm việc cùng bạn. Đã chọn làm một nghề nào đó rồi thì bạn cần:
– Tính cách, phẩm chất đặc thù để làm nghề, vì không nghề nào giống nghề nào, mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau
– Kiến thức làm nghề: đặc biệt chuyên sâu và cần liên tục đổi mới, trau dồi, nâng cao
– Kỹ năng làm nghề: liên tục rèn luyện, điều chỉnh, sửa lỗi và cải tiến
Mỗi người đều có xuất phát điểm khác nhau, đi những con đường khác nhau. Có đến đích được hay không thì còn tùy ở động lực và mục đích của mỗi người.
Năng lực làm nghề không chưa đủ, bởi vì giá trị cốt lõi, năng lực cốt lõi chỉ tạo nên một người giỏi nghề, xuất sắc trong công việc họ chọn hay được giao. Để có thể phát triển một cách mạnh mẽ, vượt ra khỏi các khuôn khổ, tạo sức ảnh hưởng sâu rộng đến những người khác, thay đổi một cách sâu sắc đến những người xung quanh thì chúng ta cần những yếu tố khác.
Đó là những thứ mà mọi người gọi là quản trị và lãnh đạo. Quản trị và lãnh đạo, trước hết là ở chính mình, kế đến mới tới những người khác. Đó là:
– Trách nhiệm: với cá nhân, tập thể, đại chúng
– Tầm nhìn, hy vọng, ước mơ: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
– Kết nối và quản trị các mối quan hệ: năng lực giao tiếp
– Nhìn ra cốt lõi vấn đề và luôn tìm kiếm giải pháp
– Tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng
– Dẫn dắt và chia sẻ tầm nhìn
– …
Có khoản tám ngàn thứ như vậy, rất nhiều. Đây là những giá trị mà chúng ta phải kiên nhẫn học hỏi cả đời để không ngừng thay đổi năng lực.
Mỗi người chúng ta đều có một giai đoạn để tự mình phải vượt qua, đó là xây dựng giá trị và nền tảng cốt lõi căn bản. Tiền đề cho giai đoạn này là những năm học phổ thông, kế đó là 4 năm Đại học (18-22 tuổi). Đây là quãng thời gian tìm kiếm, xác định hướng đi, và chuyên tâm tiếp nạp các kiến thức cơ bản không-hề-dễ-nuốt. Qua 4 năm này, chúng ta sẽ dần tiếp xúc với kiến thức từ thực tế, có trải nghiệm thực tế để đưa những lý thuyết được học vào thực tiễn. Để sai và sửa sai.
Giai đoạn này là giai đoạn mà chúng ta vô cùng vất vả để học. Qua được rồi thì phát triển mạnh mẽ mau chóng, khi chúng ta đã hai mươi lăm, hai mươi bảy tuổi. Có người sẽ sớm hơn, có người sẽ nhanh hơn. Những người bạn thấy họ đã giỏi, cái gì làm cũng được, cũng nhanh là bởi vì họ đã rất vất vả đi qua giai đoạn học hỏi căn bản đầy khó khăn như vậy.
Không vượt qua được giai đoạn này, thì chúng ta sẽ rời bỏ thứ mà lẽ ra mình phải giỏi, phải vững, là IN, để “chạy” theo những thứ phù phiếm hơn, những thứ tưởng chừng nghe-cái-giỏi-ngay, là OUT. Nhưng cần phải hiểu rằng, sẽ không bao giờ có thể nói về ước mơ, tạo ra tầm nhìn hay gây ảnh hưởng lên người khác với những thứ chúng ta không giỏi hoặc chưa bao giờ làm hay chưa bao giờ trải nghiệm.
Muốn phát triển mạnh mẽ trong ngành nào đó, chúng ta cần giỏi nghề đó và luôn có một trái tim khao khát học hỏi và phát triển. Giỏi nghề của mình trước, rồi mới tìm đến những vùng kiến thức khác để có thể phát triển năng lực mạnh mẽ hơn, tạo cảm hứng và ảnh hưởng tích cực đến người khác.
Bất cứ nghề nào, lĩnh vực nào cũng vậy.
Xem thêm:
Đi họp cùng sếp
Trở thành một cộng sự ai cũng muốn làm cùng
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…