Người Lớn Đi Làm

WeWarrior: Xe ôm truyền thống nói về sự “đào thải” đến từ shipper và xe ôm công nghệ?

Mỗi phát minh và sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đều khắc họa ước mơ của con người. Từ xa xưa, con người đã mong có đôi cánh của loài chim để có thể chinh phục bầu trời, vậy là máy bay ra đời. Chúng ta muốn thoát khỏi sự tối tăm, mù mịt của màn đêm, thế là đèn điện được phát minh. Đến gần đây, với khao khát kết nối với tất những người xung quanh mọi lúc, mọi nơi, điện thoại thông minh và internet đã phát triển vượt bậc, đem lại vô số tiện ích cho nhân loại. Tất nhiên, điều đó cũng đi kèm rất nhiều hệ luỵ. Chúng ta phụ thuộc vào mạng xã hội hơn, quyền riêng tư trở thành một sản phẩm trao đổi, thuật toán chi phối các quyết định của con người, những cải tiến của công nghệ tự động hoá khiến hàng triệu nhân công mất việc. Cụ thể nhất là những tranh cãi về việc: ngành giao hàng qua apps, xe ôm công nghệ đã đào thải, khiến cho rất nhiều bác xe ôm truyền thống mất đi một phần kế sinh nhai.

Vô vàn các vấn đề đi kèm đó đã khiến con người trở nên hoài nghi, chúng ta băn khoăn rằng không biết liệu khoa học kỹ thuật có đang thật sự giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn không? Tuy nhiên mối lo này không chỉ bây giờ mới xuất hiện. Trăm năm trước nhân loại cũng từng lo lắng như thế.

Xe ôm truyền thống nói về sự “đào thải” đến từ shipper và xe ôm công nghệ

I. Khi các bác xe ôm truyền thống vượt chướng ngại vật

Chú tên là Trần Nguyên Tân, năm nay, người đàn ông với dáng người nhỏ con ấy đã bước qua tuổi 50. Như bao người khác, cuộc đời của chú gắn liền với 2 chữ “truyền thống”, chú đã từng là một người chạy xe ôm truyền thống trong những năm tháng mưu sinh của mình, cũng đã từng có khoảng thời gian dài chú và vợ làm nghề bán giày dép ở khắp các khu chợ, nay đây mai đó. 

Thời đại của công nghệ, xe ôm không theo kịp công nghệ sẽ khó sống

Dịch đến nên tình hình buôn bán không được thuận lợi, chú phải nghỉ bán. Chú được ông bạn già giới thiệu qua làm nghề shipper (xe ôm công nghệ) thay vì cứ chạy xe ôm truyền thống, còn vợ chú thì nấu đồ ăn để bán qua ngày, bán đủ thứ từ củ kiệu dưa món, thịt kho tiêu đến thực phẩm chay. “Chú đang tìm cách để đưa quán lên mấy cái app để bán được nhiều hơn mà chưa biết làm sao, chứ hiện tại thì chỉ bán cho mấy người quen gần nhà thôi. Thời đại này cái gì cũng online, mình không theo kịp thì có mà chết.” – chú chia sẻ, phía sau tấm lưng gầy nhom là muôn nỗi lo âu đè nặng. 

Từ khi chuyển sang làm shipper (xe ôm công nghệ) thì tôi mới bắt đầu dùng đến điện thoại cảm ứng 

Chú Trần Nguyên Tân

Chú cười rồi khoe chúng tôi chiếc điện thoại thông minh mà chú chỉ mới sử dụng được cách đây 2 tháng để phục vụ cho công việc làm shipper: “Từ khi chuyển sang làm shipper thì chú mới bắt đầu dùng điện thoại cảm ứng như này, chứ lúc trước chú dùng điện thoại cơ bản chỉ có nghe gọi và nhắn tin. Chú mới mua điện thoại này chỉ có 1 triệu mấy thôi, điện thoại cũ chú mua lại của người ta đó. Trước thì chú cũng xài điện thoại cũ có 800 ngàn à, nhưng mà không biết sao chú không chụp món ăn rồi gửi lên app để báo cáo hoàn thành đơn hàng được, nên chú mới đổi sang cái này. Điện thoại kia chú để cho con chú học online ở nhà. Con chú năm nay lên lớp 6 rồi.” 

Đối với một người lớn tuổi, có lẽ điều đáng sợ nhất đối với họ là sự thay đổi, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ mới. Chính vì vậy, khi họ đã quyết định ra khỏi vùng an toàn để thử những điều mà cả cuộc đời mình chưa từng nghĩ đến, thì đó là một bước chuyển mình đầy thử thách và đáng trân trọng!

Con gái chú chỉ chú xài điện thoại chứ đâu, tính chú cũng nhanh nhạy nên học nhanh lắm, cỡ 2 ngày là chú biết xài sơ sơ rồi. Mà học cách sử dụng ứng dụng giao hàng này thì hơi khó, chú mày mò tầm 3 ngày trời mà chưa có rành nữa. Nhưng sang ngày thứ 4 thì chú quyết tâm ra xe chạy luôn, rành hay không rành thì cứ liều chạy thử, chứ ở nhà hoài thì tiền đâu mà sống.”

II. Những khó khăn ban đầu với xe ôm công nghệ

Mấy ngày đầu chú còn lóng cóng, bấm nhận đơn không kịp nên đơn nó trôi hoài à. Chú cũng đọc chữ không rành nữa nên không kịp đọc xem đơn hàng có gì, giao đi đâu. Cực dữ lắm!

Chú kể lại chi tiết những ngày đầu tiên mình bắt đầu công việc trong sự bối rối và “lóng cóng.”

Ngày đầu tiên làm quen với xe ôm công nghệ, chú còn lóng cóng trong việc nhận đơn nên chú chỉ đi được có 1 đơn thôi. Thời gian để bấm nhận đơn hay từ chối đơn cũng nhanh lắm, nên nếu chú không nhanh tay thao tác trên app là đơn nó trôi cho người khác luôn. Nên mấy ngày đầu chú còn lóng cóng, bấm nhận đơn không kịp nên đơn trôi hoài à. Chú cũng đọc chữ không rành nữa nên không kịp đọc xem đơn hàng có gì, giao đi đâu. Cực dữ lắm.” 

Ngày thứ hai, chú hoàn thành được 2 đơn. Rút kinh nghiệm từ ngày đầu tiên nên có khá hơn một tí. Chú đặt mục tiêu là đơn nào đến mình cũng bấm nhận hết, không cần đọc xem giao tới đâu, có xa lắm hay không. Vì nếu chú cứ ráng đọc thì sẽ bấm không kịp. Quyết tâm vậy đó mà chú chỉ giao được 2 đơn thôi. Buồn quá trời.”

Thời gian đầu làm quen ứng dụng xe ôm công nghệ vất vả

Sang ngày thứ 3, xóm nhà chú bị cách ly do dịch Covid-19. Chú đành bó gối trong nhà, vợ chú cũng không buôn bán gì được luôn. Thời gian cách ly 7 ngày ở trong nhà, chú mày mò sử dụng điện thoại với học cách xài app giao hàng Loship. Nhờ vậy mà sau thời gian đó chú sử dụng app cũng ok lắm.”

“Sau giãn cách, chú ra xe trở lại, đánh dấu ngày thứ 3 chú chạy Loship, và chú chạy được 6 đơn. Đơn nào chú cũng bấm nhận hết, có những đơn giao xa quá trời, từ Điện Biên Phủ đến Bình Dương Thủ Đức. Chú phải chạy qua 3 cái cầu vượt, chạy hơn 20km để giao hàng.”  

Tài sản lớn nhất là niềm tin và nghị lực

Sau này quen rồi thì chú biết cách từ chối đơn, những đơn nào chạy xa quá thì chú không nhận, vì hao xăng hao sức khoẻ lắm (chú cười xòa). Kỷ lục là chú chạy được 28 đơn 1 ngày, chạy từ 8h sáng đến 9h25 tối. Ngày hôm đó chú kiếm được hơn 400 ngàn.” 1 ngày trải qua 14 tiếng bụi đường bên ngoài – nơi đầy ắp tiếng còi xe, khói bụi, nắng mưa của một người chú trung niên đang “tập chạy đua với thế hệ trẻ mình bây giờ” thay vì cứng đầu làm xe ôm truyền thống, để kiếm từng đồng tiền lao động chân chính. Giá trị của đồng tiền sẽ luôn xứng đáng với những cuộc đời bình thường mang trong mình một tinh thần phi thường.

III. Xe ôm công nghệ: Vì một mục tiêu không ai bị bỏ lại

Bắt kịp công nghệ để không bị bỏ lại phía sau

Khi còn nhỏ, ta chập chững nhưng cũng đầy vô tư trong từng bước đi đầu tiên trên chính đôi chân của mình. Rồi ta lớn lên, cũng với những bước đầu chập chững ấy, nhưng trong một tình huống rất khác – khi bộ nhớ ta đầy ắp những bước trải của thời gian, không như bộ nhớ “trắng tinh” của đứa trẻ năm xưa, ta trở nên đầy cẩn trọng hơn trong những bước đi tìm lấy và học hỏi cho mình những điều mới mẻ trong thời đại mà những điều không thay đổi sẽ buộc phải đào thải.   

Khi hỏi về việc sử dụng ứng dụng công nghệ để làm việc có khó khăn lắm không, chú trả lời: “Khó lắm chứ! Chú vừa phải học cách sử dụng điện thoại, vừa học cách thao tác trên app nữa. Mà chú thấy Loship là app xe ôm công nghệ dễ sử dụng nhất rồi, chứ mấy app khác thì chú bó tay. Chú mới chỉ quen với việc nhận đơn hay từ chối đơn thôi. Chứ mấy việc như báo cáo đơn hàng thì chú không biết làm sao luôn.” 

Hồi trước chú chạy đơn hàng kia, đến đúng địa chỉ thì không có cửa hàng đó, cửa hàng đóng cửa hay chuyển sang chỗ khác thì chú không rõ. Xong chú không biết cách báo cáo về công ty như thế nào, chú không rành ba cái xe ôm công nghệ này. Cái điện thoại này giờ như là người dẫn đường của chú. Nó bảo gì mình nghe đó, nó nổ đơn đến đâu mình đi đó, nó tính tiền sao thì mình nhận. Chứ mình đâu biết cách phản hồi sao đâu. Già rồi, làm sao mà theo kịp công nghệ!

Ứng dụng xe ôm công nghệ như Loship giống người dẫn đường

Chú kể, làm công việc xe ôm công nghệ (shipper) này thu nhập ổn định hơn so với việc chạy xe ôm truyền thống hay bán giày dép ở chợ trước đây, nhưng thời gian dành cho nó thì cũng rất nhiều. Làm shipper, chú chạy từ sáng tới chiều, còn khi bán giày dép thì chú chỉ bán buổi sáng thôi, buổi chiều thì chú ở nhà phụ cô việc nhà cửa, lâu lâu rảnh thì chú xách xe ra làm vài cuốc xe ôm công nghệ.

IV. Lời Kết

Kết thúc một cuốc xe dài 25 phút cũng là khi cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và chú được dừng lại. Chú vẫn luôn nhắc về gia đình như một điểm tựa bình yên và quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Đôi khi, có những khoảnh khắc khiến ta chợt nhận ra những điều đáng trân quý vẫn còn ở đó, trong những ngóc ngách nhỏ mà cuộc sống tiện nghi, bộn bề đã phủ mờ đi những giá trị quá cuộc sống giản dị và quá đỗi chân thật đến mức ta không nghĩ rằng nó có thật. 

WeWarrior là chuỗi bài viết do The Millennials Life và Loship hợp tác sản xuất. Series WeWarrior là nơi kể về những sợi dây kết nối giữa con người, công nghệ và nụ cười.


Các bài viết cùng chủ đề:

Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

7 yếu tố để trở thành một Marketing leader giỏi

Cùng The Millennials Life khám phá những yếu tố để trở thành một Marketing leader…

10 giờ ago

Phim hoạt hình về Fu Bao dự kiến khởi chiếu vào mùa thu 2024

Một xưởng phim hoạt hình ở Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất bộ phim…

4 ngày ago

TypePOP: Khám phá triển lãm nghệ thuật sắp đặt chữ ở Hồng Kông

TypePOP Show là triển lãm trưng bày các tác phẩm theo trường phái nghệ thuật…

5 ngày ago

Travel vlogger Travip: Làm thế nào để ổn định với công việc “bất ổn định”

Travel vlogger Travip đã xuất hiện trong Khui Chuyện, một podcast dành để chia sẻ…

5 ngày ago

Snickers “chọc ghẹo” khách hàng trong video quảng cáo mới

Đừng là những “thượng đế" cư xử không đúng mực trên máy bay nhé, bởi…

7 ngày ago

Vây Hãm: Kẻ Trừng Phạt lập kỷ lục doanh thu mở màn nội địa năm 2024

Vây Hãm: Kẻ Trừng Phạt mới đây đã trở thành bộ phim có lượng đặt…

1 tuần ago