Explore

5 xu hướng Marketing trên mạng xã hội trong năm 2024 mà bạn nên biết

Chúng ta đang sống trong một bối cảnh mà mạng xã hội và video đều được ưu tiên. Hầu hết các thế hệ đều đã có mặt trên các nền tảng này, từ các người già trên Facebook đến lứa trẻ trên TikTok và liên tục “nhảy” từ nền tảng này sang nền tảng khác trong một ngày. 

Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp và tổ chức, việc tận dụng mạng xã hội làm phương thức Marketing đang trở nên phổ biến và cần thiết. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ cần phải làm nhiều thứ hơn là chỉ đăng một bài viết lên trên các nền tảng này. Dựa theo báo cáo từ HubSpot và Mention, sau đây là 5 xu hướng Marketing trên mạng xã hội bạn cần để tâm khi thực hiện các chiến dịch của công ty mình.

1. Người tiêu dùng chủ yếu tìm kiếm qua mạng xã hội và video, chứ không phải công cụ tìm kiếm

Theo khảo sát từ năm trước, 1 trong 4 người tiêu dùng ưa thích việc tìm kiếm các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội hơn là trên các công cụ tìm kiếm, với 22% cho biết họ tìm kiếm thông qua các nền tảng này thường xuyên hơn so với các công cụ trên, tăng 47% so với đầu năm ngoái. 

Gần 1/3 các thế hệ Gen-Z và Millennials đã sử dụng chatbot AI để tìm kiếm thông tin hàng ngày. Người tiêu dùng muốn tự mình tìm hiểu và dành thời gian để hiểu rõ đúng những gì họ cần trước khi trả tiền cho một gói đăng ký mới hoặc sản phẩm nào đó. Từ đó có thể suy ra, quá trình tìm hiểu thương hiệu và khám phá sản phẩm hiện nay sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến các review từ influencers (người có tầm ảnh hưởng), video thương hiệu và sản phẩm nào được tìm kiếm nhiều nhất và dễ mua nhất.

Trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm ý kiến từ số đông trên mạng xã hội

Thông thường, người tiêu dùng sẽ đi từ bước tìm kiếm (có thể bắt đầu bằng câu hỏi hoặc nhảy đến luôn câu trả lời). Sau đó họ sẽ tìm kiếm các video hướng dẫn hoặc đánh giá từ người khác, và từ đó mua luôn món hàng trên nền tảng đó luôn. Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ về hành trình của khách hàng (customer journey) là yếu tố tiên quyết trong việc Marketing trên mạng xã hội. 

2. Mua hàng trên mạng xã hội đã trở nên phổ biến

Như đã đề cập ở trên, đi cùng với hành vi tìm kiếm trên mạng xã hội, những nền tảng này giờ đây cũng đã dần trở thành nơi mua hàng của nhiều người dùng. Mua sắm trên mạng xã hội đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước và gần một nửa số người thuộc thế hệ Z và Millennials báo cáo đã mua một sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội trong ba tháng qua. Hơn nữa, TikTok gần đây đã dự định mở rộng TikTok Shop ở Mỹ lên 17,5 tỷ USD vào năm 2024, khiến cho các công ty công nghệ khác cũng bắt đầu nhảy vào “miếng bánh” thương mại điện tử này.

Nhiều người làm Marketing cảm thấy rằng Instagram, TikTok, Facebook và YouTube cung cấp tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao nhất cho việc bán hàng trên mạng xã hội và có các công cụ nhắm mục tiêu khán giả tốt nhất. Nhưng đồng thời, họ cũng phải đối mặt với các lo ngại của người tiêu dùng về niềm tin và cần xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng và người theo dõi trên mạng xã hội của họ.

Một cách để xây dựng sự tin tưởng này là không ngừng duy trì hoạt động thương mại xã hội của tổ chức. 7 trong 10 thương hiệu được khảo sát cho biết, họ sẽ có một nhân viên chịu trách nhiệm về các hoạt động trên đây (như duy trì cửa hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng qua tin nhắn trực tuyến và tương tác với người mua sắm). Bằng cách này, thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách hàng và có thể tiếp cận nhiều đối tượng rộng lớn hơn.

3. Công nghệ AI trở thành trợ thủ đắc lực của người làm Marketing

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã nhanh chóng trở thành một trong những công cụ ưa thích của các nhà tiếp thị, giúp họ làm việc thông minh hơn và tìm thêm thời gian cho việc sáng tạo vào các dự án quan trọng hơn. Kể từ khi áp dụng AI vào công việc, các nhân viên Marketing cho biết chiến lược truyền thông xã hội của họ mang lại hiệu quả nhiều hơn trước đó rất nhiều lần. Với 71% người sử dụng AI để tạo hình ảnh cho rằng những nội dung này đạt hiệu quả tốt hơn thông thường.

Canva – công cụ chỉnh sửa ảnh và video đã đưa công nghệ AI vào ứng dụng của họ

Khi nói đến với các loại nội dung cụ thể, trí tuệ nhân tạo thường được sử dụng để giúp những người làm Marketing trên mạng xã hội tạo hình ảnh, dựng video ngắn và dài, và tự động thêm phụ đề vào các video. Chính nhờ sự giúp đỡ từ AI, giờ đây các phòng ban Marketing tại các tổ chức và công ty có thể dễ dàng biến ý tưởng của họ thành nội dung mà họ có thể dễ dàng chia sẻ với khán giả của mình.

4. Khi việc phát triển dạng video ngắn đi từ xu hướng thành cần thiết

Trong tất cả các định dạng nội dung, video ngắn luôn hiệu quả và liên tục được các marketer mạng xã hội sử dụng trong những năm qua. Video ngắn thích hợp để các tổ chức ăn các xu hướng đang nổi, với mục tiêu chính là tăng cường tương tác chứ không phải là doanh số bán hàng hoặc doanh thu.

Cuộc khảo sát xu hướng tiêu dùng gần đây của chính HubSpot và Mention đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng rất thích các định dạng nội dung là hình ảnh, video ngắn, video trực tiếp hoặc livestream, và video dài.

Tuy nhiên, các thương hiệu cần có sự tiếp cận đến các nền tảng khác nhau. Việc tạo ra một video ngắn hoặc dài và đăng trên Instagram, YouTube, Facebook và Instagram mà không thay đổi bất cứ thứ gì sẽ được cho là không hiệu quả. Người dùng có thể nhận ra nhanh chóng nội dung mà họ đang xem thực ra không phù hợp với nền tảng, và họ sẽ nhanh chóng cuộn qua.

Việc các nền tảng mạng xã hội bắt đầu thêm mục đăng tải video ngắn chính là dấu hiệu cho sự hiểu quả của định dạng này lên người dùng

5. Bài đăng trên mạng xã hội mang hơi hướng dí dỏm sẽ có kết quả tốt hơn bài nghiêm túc hoặc quá liên quan đến sản phẩm

Có thể nhận thấy, mục đích của người dùng mạng xã hội khi đến với một nền tảng là để được giải trí và kết nối, chứ không phải là bị “tấn công tới tấp” bởi các bài đăng lùa gà, mang tính mời gọi mua hàng một cách lộ liễu; hoặc là những bài viết quá hình thức, buồn tẻ. Chính vì thế, meme hay những câu đùa ngớ ngẩn luôn được hoan nghênh. 

Baemin tại Việt Nam đã từng nổi tiếng với các chiến dịch Marketing mang lại sự gần gũi và vui nhộn

Là một thương hiệu, cách tốt nhất để tăng cường kết nối với đối tượng khán giả của mình là  bằng cách thêm yếu tố hài hước vào những bài đăng của mình trên mạng xã hội. Hãy quan sát xem khách hàng đang cảm thấy cái nào vui nhộn và tìm cách đưa nó vào sản phẩm của bạn, và đương nhiên là thử nghiệm thường xuyên để biết được đâu là nội dung đạt được tiêu chí mà phòng Marketing của bạn đề ra. Ngoài ra, hãy cung cấp cho đội ngũ quản trị nền tảng mạng xã hội của bạn những tài nguyên cần thiết để đưa ra những quyết định táo bạo về ý tưởng bài đăng khi cần thiết.

Xem thêm:

Dao Thomas

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

14 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago