Lifestyle

#Nghĩ: Đối phó với chi phí sinh hoạt cao bằng 10 việc làm sau

#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Trong những năm gần đây, ta có thể thấy chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Tác động rõ nét nhất là giá xăng dầu; hoặc khi các doanh nghiệp phải trả thêm chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng phải đối mặt với các khoản phụ phí nhiên liệu và thậm chí là sự sốc giá.

Nền kinh tế hiện nay khiến nhiều người chật vật phải kiếm đủ sống để giữ được mái ấm, cùng việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hơn bao giờ hết. Nhiều người còn đang tuyệt vọng không biết liệu mọi thứ có bao giờ tốt lên, hay cuộc sống của họ có được cải thiện hay không. Cho nên, nếu bạn vẫn may mắn có một công việc, một mái ấm và ngày ăn 3 bữa; thì như thế đã là quá tốt rồi.

Tuy nhiên, không vì thế mà ta nên hài lòng với tình huống hiện tại. Nếu muốn đối phó lại với hiện tượng vật giá ngày càng leo thang, ta nên thực hiện một số thay đổi về việc chi tiêu trước khi quá muộn.

Thực phẩm, quần áo và chỗ ở thường đứng đầu danh sách các nhu cầu cơ bản của con người. Cho nên, những thói quen như việc mua sắm ở cửa hàng giảm giá thay vì mua đồ hiệu; sống trong một căn hộ nhỏ (hoặc ở ghép) thay vì một biệt thự rộng lớn sẽ giúp ta tiết kiệm được kha khá số tiến.

Vậy, ta có thể làm gì tiếp theo để giữ cho chi phí sinh hoạt không làm “đau ví” mỗi tháng? Cùng The Millennials Life tìm hiểu thêm dưới đây.

1. Lên kế hoạch ngân sách nghiêm ngặt

Nếu chưa có ai cần phải phụ thuộc, bước đầu tiên bạn nên thực hiện khi cố gắng cắt giảm chi phí sinh hoạt là thiết lập một ngân sách cá nhân nghiêm ngặt. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu, thu nhập hàng tháng, và tình hình tài chính tổng thể của mình.

Ngoài ra, việc lập ngân sách còn giúp bạn tạo ra một lộ trình cho từng mục tiêu tài chính. Bạn không thể chỉ tạo ra một ngân sách một lần và hoàn toàn nghĩ rằng nó sẽ giải quyết tất cả vấn đề. Thay vào đó, nếu bạn thực sự muốn thấy lợi ích của việc lập ngân sách thể hiện trong tài chính của mình, bạn cần biến nó thành thói quen hàng ngày.

Mỗi ngày, bạn nên đối chiếu ngân sách với tài khoản ngân hàng của mình và đảm bảo mọi khoản chi tiêu đều phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt chi phí của mình và phát hiện ra những lĩnh vực có thể cắt giảm.

2. Bảo quản đồ dùng tốt hơn

Dù đó là xe hơi, nhà cửa, quần áo, điện thoại di động, hay bất kỳ thứ gì có thể mua được; nhiều người dường như không bận để tâm đến đồ đạc của mình đủ để chăm sóc và sử dụng lâu bền. Chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn thực sự chăm sóc đồ đạc của mình và làm hết sức để chúng kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ thấy mình chi tiêu ít hơn về lâu dài. Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một chiếc xe, việc bảo trì định kỳ và thay dầu thường xuyên sẽ tốt hơn nhiều so với việc chi ra một khoản tiền lớn khi xe bị hỏng.

3. Ăn ở nhà nhiều hơn

Nếu bạn sống ở khu vực có nhiều nhà hàng, việc thường xuyên ăn ngoài có thể rất hấp dẫn. Và nếu bạn làm việc nhiều giờ hoặc có quãng đường di chuyển dài, có lẽ bạn không muốn nấu ăn mỗi tối. Nhưng vấn đề ở đây là, ăn ngoài quá thường xuyên có thể khiến bạn tốn tiền rất nhiều.

Cách tốt nhất để tránh điều này là chuẩn bị bữa tối trước và gặp bạn bè khi bạn đã ăn xong. Bằng cách lên kế hoạch trước, bạn có thể biến việc nấu ăn cho bản thân thành một sở thích tiết kiệm chi phí hoặc một thói quen thay đổi lối sống.

Hãy mua thực phẩm cần thiết tại các chợ nông sản hoặc ở các chuỗi cửa hàng có giảm giá; có thể tận dụng thêm các đợt khuyến mãi và phiếu giảm giá trên ứng dụng khi có thể. Khi đi mua sắm, hãy mang theo túi tái sử dụng của riêng bạn để tiết kiệm tiền phí túi giấy (hoặc túi nilon để bảo vệ môi trường) mà nhiều cửa hàng áp dụng.

Nhìn chung, việc tự nấu ở nhà để ăn vẫn phần nào tiết kiệm được kha khá thu nhập. Nguồn ảnh: Adobe Stock

4. Mẹo tìm nơi ở thông minh

Tìm một người bạn cùng phòng để chia sẻ tiền thuê nhà có thể giúp giảm đáng kể chi phí hàng tháng của bạn, nhưng đừng quên yếu tố quan trọng nhất khi chọn căn hộ: đó là vị trí. Đừng lãng phí ngân sách của mình để sống ở một khu vực đắt đỏ của thành phố trong khi bạn có thể tìm được một căn hộ có kích thước tương đương hoặc lớn hơn, với giá rẻ hơn ở khu phố khác ít tốn kém hơn.

Rẻ hơn không có nghĩa là kém hơn. Nếu bạn tìm hiểu kỹ thành phố mình sống, bạn có thể tìm thấy một vài khu vực ít được biết đến nhưng có đầy đủ tiện ích như các khu vực đắt đỏ hơn. Hãy xem xét các căn hộ ở những khu lân cận gần nơi bạn muốn sống hoặc ở nhiều khu vực khác nhau, thay vì cố gắng “thắt lưng buộc bụng” ngân sách để trả tiền thuê nhà chỉ vì khu vực đó có tiếng.

5. Hỏi để giảm tiền hoá đơn (nếu có thể)

Hãy đàm phán mức giá thấp hơn cho tất cả các hóa đơn — thậm chí là tiền thuê nhà. Bạn hãy hỏi chủ nhà, nhà cung cấp dịch vụ tiện ích bạn cần, nhà cung cấp bảo hiểm và tổ chức phát hành thẻ tín dụng về việc giảm các khoản phí hàng tháng và mức giá cho tất cả các chi phí phụ. Đương nhiên, điều này chỉ là một gợi ý thôi nhé!

Bạn thậm chí có thể sử dụng một số dịch vụ miễn phí. Chẳng hạn, thay vì đến một tiệm salon sang trọng, hãy để sinh viên ngành tạo mẫu tóc, những người cần giờ thực hành để lấy chứng chỉ hành nghề, làm tóc cho bạn.

6. Những ý tưởng giải trí giá rẻ

Bạn có thể:

  • Đến thư viện để mượn sách.
  • Đi công viên và đưa bọn trẻ đi cùng.
  • Dành thời gian thăm hỏi gia đình và bạn bè nhiều hơn.
  • Đi bộ hoặc đạp xe cùng gia đình.
  • Chơi bài hoặc các trò chơi cờ bàn tại nhà với gia đình và bạn bè.
  • Tìm các buổi diễn kịch hoặc hòa nhạc miễn phí trong khu vực của bạn.
  • Tham gia vài sở thích sáng tạo như làm vườn, thủ công hoặc nghệ thuật.
  • Tham gia vào các dự án cộng đồng.
  • Tình nguyện cùng người khác để cải thiện cộng đồng của bạn.

7. Chọn mua các sản phẩm cũ hoặc được tân trang lại

Nhiều nhà bán lẻ trực tuyến (từ FPT đến Shopee), thường cung cấp các sản phẩm “like new” (đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới), được chứng nhận trên trang web của họ, cho phép bạn mua các sản phẩm đời mới với chất lượng “như mới” với mức giảm giá từ 10% đến 40%.

Mỗi năm, hàng ngàn sản phẩm mới tinh được trả lại cho các nhà bán lẻ trực tuyến vì các lý do như sai màu sắc hoặc kích thước không đúng. Những sản phẩm này thường được đóng gói lại ngay lập tức và bán với giá giảm mạnh, và quan trọng nhất là chúng vẫn đi kèm với cùng một bảo hành như sản phẩm mới nguyên.

8. Kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác

Bạn có thể cân nhắc việc kiếm thêm thu nhập để trả bớt các hóa đơn hoặc tiết kiệm để chi cho những mong muốn trong danh sách của mình. Dưới đây là một số ý tưởng kiếm thêm thu nhập:

  • Thử tìm một công việc bán thời gian thứ 2.
  • Dọn dẹp tủ quần áo, gác mái và tầng hầm để bán những đồ không còn sử dụng.
  • Bạn có thể may vá hoặc làm đồ thủ công mà người khác có thể quan tâm mua không?
  • Nếu nhà đã có con đến tuổi lao động, bạn hãy khuyến khích những đứa trẻ bắt đầu kiếm tiền và tiết kiệm cho chi phí đại học của chúng.

Sau khi tìm ra cách để kiếm thêm thu nhập, hãy nghĩ đến cách để dùng số tiền kiếm được vào những việc vặt khác. Nếu bạn có các hóa đơn từ thẻ tín dụng, việc sử dụng thu nhập thêm để trả hết chúng sẽ có lợi cho bạn. Hoặc bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư số tiền thêm để nó sinh lời cho mình.

Làm gia sư (kèm trực tiếp hoặc online) có thể được xem là một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Nguồn ảnh: Natee Meepian/Adobe Stock.

9. Áp dụng chế độ “ăn kiêng tài chính”

Một chế độ “ăn kiêng tài chính” – tương tự như chế độ ăn kiêng thể chất – là một cách hiệu quả để quản lý tài chính.

Chế độ này yêu cầu bạn thiết lập một mục tiêu cho chi tiêu và giảm chi tiêu đó dần dần trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì cắt giảm chi tiêu đột ngột gây sốc, việc giảm dần giúp tạo thói quen tích cực và duy trì các quyết định tài chính hợp lý trong dài hạn.

Tương tự như việc tập thói quen đến phòng gym mỗi ngày và tránh thực phẩm không lành mạnh, chế độ ăn kiêng tài chính giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu tốt hơn và cải thiện khả năng quản lý tài chính.

10. Hiểu được rõ sự khác biệt giữa mong muốn cá nhân và nhu cầu cần thiết

Một trong những điều khó ai có thể nhận ra ngay được về bản thâm mình, đó là khi ai đó nói rằng họ “cần” một thứ gì đó trong khi thực tế chỉ là họ muốn món đồ/dịch vụ đấy.

Bạn cần mua xăng để đi làm. Vợ bạn hoặc người giúp việc cần mua thực phẩm để gia đình bạn được nuôi dưỡng và khỏe mạnh. Bạn cần trả tiền thuê nhà, tiền tiện ích và bảo hiểm. Bất cứ điều gì ngoài khuôn khổ đó sẽ chỉ là mong muốn thôi!

Cắt giảm chi phí sinh hoạt nhưng đồng thời cũng bổ sung thêm thu nhập vào ngân sách có thể giúp đồng tiền của bạn đi xa hơn. Theo thời gian, những khoản tiết kiệm này có thể tích lũy và giúp bạn đạt được những mục tiêu mà có thể bạn không bao giờ có thể đạt được. Từ đấy, số tiền bạn tiết kiệm được sau đó có thể chi cho những món đồ mà bạn hằng ao ước.

Xem thêm những bài viết khác dưới đây:

TML Editor

Recent Posts

Những lợi ích tuyệt vời của nước rau má mà có thể bạn chưa biết

Là thức uống “ngon-bổ-rẻ” của nhiều người Việt cho ngày nóng nực; bạn đã biết…

3 ngày ago

Đối với founder Gạo Nâu, người mới sẽ luôn có “miếng bánh” của mình trong ngành nhiếp ảnh

Anh Cao Văn Thắng – founder Gạo Nâu Chụp Ảnh, đã có những nhận định…

5 ngày ago

#Thoáng: Có 2 loại ham muốn tình dục. Bạn thuộc sắc thái nào?

Dù có già hay trẻ, xu hướng tính dục là gì, hay mới cưới hoặc…

6 ngày ago

Nét hội hoạ trừu tượng trong triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của hoạ sĩ Trần Vĩnh Thịnh

"Một mùa thu chưa xa" trưng bày 27 tác phẩm theo phong cách trừu tượng.…

7 ngày ago

Đàn ông và phụ nữ, ai sẽ là người vượt qua nỗi đau chia tay nhanh hơn?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hóa ra một giới thường vượt qua nỗi…

1 tuần ago

7 kiểu người khó ưa, ai ở gần cũng mệt mỏi

Bạn hoặc người bạn biết, có phải một (hay tổ hợp của nhiều) những kiểu…

1 tuần ago