Nổi bật

15 bí ẩn xoay quanh những cơn ác mộng

Theo định nghĩa, giấc mơ là một hồi ức về những trải nghiệm chủ quan xảy ra trong giấc ngủ REM – giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Vì giấc mơ mang tính chủ quan nên các nghiên cứu từng thực hiện về chủ đề này phần lớn là nghiên cứu thực nghiệm – dựa vào bằng chứng thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu khoa học hoặc từ quan sát. 

Trong đó, rất nhiều nghiên cứu đã liên kết giấc mơ với sức khỏe tinh thần. Freud đã viết trong The Interpretation of Dreams (Diễn giải giấc mơ) rằng, “Diễn giải giấc mơ là con đường huy hoàng dẫn đến những hiểu biết về những hoạt động vô thức của tâm trí” (the interpretation of dreams is the royal road to a knowledge of the unconscious activities of the mind). Kể từ đó, các chuyên gia đã rất hứng thú về việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các bệnh lý tâm thần và giấc mơ.

Trong khi đó, ác mộng là những giấc mơ loạn cảm đặc trưng, mang đến những cảm xúc tiêu cực cao độ (lo lắng, sợ hãi,…), thường xảy ra vào giai đoạn ngủ REM những lúc gần sáng. Một số sự thật ‘đáng sợ’ liên quan đến ác mộng có thể kể đến:

1

Ác mộng có thể xảy ra với mọi người, ở mọi độ tuổi, nhưng tần suất gặp ác mộng của trẻ em cao hơn người lớn một ít. 

Ảnh: Getty Images

2

Tính trên tổng dân số nói chung, cứ 20 người thì sẽ có 1 người gặp ác mộng mỗi tuần. Tỉ lệ này cao hơn nhiều đối với những người có bệnh lý tâm thần – ¾ người bị PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) và khoảng phân nửa người bị BDP (rối loạn nhân cách ranh giới) gặp ác mộng. 

3

Có một số ít nghiên cứu dạng theo thời gian (prospective study – dữ liệu về đối tượng được thu thập nhiều lần trong một quãng thời gian) cho thấy ác mộng có thể là dấu hiệu dự báo của các chứng loạn thần, PTSD, và rối loạn giấc ngủ.

4

Sau một biến cố đau thương trong cuộc sống, chúng ta hay gặp ác mộng hơn; nhưng thông thường thì nó có thể xảy đến sau bất kỳ tình huống gây nên căng thẳng nào.

5

Những nhân tố có mối liên hệ mật thiết đến sự xuất hiện của ác mộng:
– Mức độ lo lắng tăng cao
– Trải nghiệm liên quan đến ảo giác
– Thời lượng giấc ngủ dài
Mối liên hệ này vẫn không mất đi ngay cả khi các triệu chứng về rối loạn tâm thần đã được kiểm soát.

6

Có vẻ như lo lắng là dấu hiệu dự báo mạnh mẽ nhất của ác mộng. Những người hay cảm thấy bất an và lo lắng sẽ càng có nguy cơ gặp những cơn ác mộng tồi tệ hơn. 

7

Những người ngủ nhiều hơn sẽ gặp nhiều ác mộng hơn, đó là vì họ trải qua nhiều giai đoạn ngủ REM hơn.

Ảnh: Morgan Schweitzer

8

Chúng ta có thể nhớ khá chi tiết về những gì đã xảy ra trong cơn ác mộng của mình, khác với khi trải qua ‘giấc ngủ kinh hoàng’(*) (night terrors) – một dạng rối loạn xảy ra trong giai đoạn non-REM.

(*) night terrors: một dạng rối loạn khi bệnh nhân bất chợt ‘thức giấc’ trong khi ngủ và thực hiện những hành vi không kiểm soát như trò chuyện, la hét, thậm chí di chuyển,… và hầu hết họ sẽ không nhớ được chuyện gì đã xảy ra khi đã hoàn toàn tỉnh dậy vào hôm sau

9

Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), ác mộng xếp vào mã bệnh rối loạn ác mộng hoặc PTSD.

10

Những người mắc PTSD cũng có tỉ lệ thấy ác mộng không liên quan đến chấn thương cao hơn. Nói cách khác, không phải tất cả những cơn ác mộng họ gặp phải đều có nội dung về trải nghiệm đã gây nên sang chấn tâm lý.  

11

Một số loại thuốc, đơn cử như nhóm SSRIs(*), có thể gây ra ác mộng.

(*)SSRIs là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm; có tác dụng ức chế tái hấp thu một cách có chọn lọc serotonin – chất dẫn truyền thần kinh ở não – để giúp làm tăng mức serotonin, giúp làm giảm lo lắng, ức chế các cơn hoảng loạn; được sử dụng phổ biến vì hiệu quả cao và ít gây tác dụng phụ hơn các loại thuốc trầm cảm khác

12

Ngoài sức khỏe tinh thần và những căng thẳng trong cuộc sống, thì di truyền cũng có liên quan đến ác mộng. 

13

Phần lớn thuốc hướng tâm thần như nhóm benzo (thuốc an thần gây nghiện) và thuốc chống trầm cảm nói chung đều không có tác dụng với ác mộng – không làm giảm tần suất hay không làm ác mộng đỡ ‘ghê’ hơn.

14

Nếu bạn muốn ‘làm gì đó’ với tình trạng gặp ác mộng của mình, hãy cân nhắc tâm lý trị liệu. Một số phương pháp có hiệu quả bao gồm: liệu pháp tự phơi nhiễm (exposure therapy), liệu pháp tưởng tượng diễn tập (imagery rehearsal therapy), giải mẫn cảm tâm lý (psychological desensitization), và liệu pháp giấc mơ tỉnh giấc (lucid dreaming therapy)

15

Ác mộng của những người bị loạn tâm thần (psychosis) sẽ có xu hướng trở nên kỳ quái và hỗn loạn.

Ảnh: Tsjisse Talsma

Xem thêm:
Giải mã 7 cú ngã trong giấc mơ
Nhân loại sẽ làm gì với những giấc mơ của người khác
6 giải pháp có giấc ngủ chất lượng hơn mỗi đêm

Mi Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

20 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago