Lifestyle

Đối mặt với 6 kiểu cô đơn trong cuộc sống

Khi nghĩ về sự cô đơn, chúng ta hay liên tưởng đến những hình ảnh một mình – có thể là anh đồng nghiệp lúc nào cũng về rất muộn, có thể là cậu bạn ‘lập dị’ suốt ngày ở lì trong phòng, cũng có thể là chính chúng ta trong một ngày buồn bã không có ai bên cạnh. 

Nhưng thực tế thì khác. Có rất nhiều kiểu cô đơn trong cuộc sống, và chúng cũng không nhất thiết phải liên quan đến trạng thái một mình. Chúng ta có thể bị cô lập ngay cả lúc ở cùng nhiều người hoặc trong khi đang có mối quan hệ thân thiết với người khác. Rõ ràng, ở cạnh ai đó vẫn chưa đủ nếu chúng ta không thể kết nối với họ về mặt tinh thần và tình cảm.

Tan vỡ sau chia tay

Mất đi người từng là một phần cuộc sống của mình là điều không hề dễ dàng. Trải nghiệm chia tay có thể gây ra những cảm xúc đau đớn và những thương tổn cả về thể xác lẫn tinh thần, hệt như khi chúng ta cai nghiện ma túy.

Nỗi đau và sự cô đơn sau chia tay là những thứ rất thật, nhưng cũng nên nhớ rằng nó không kéo dài mãi mãi. Giữ bản thân luôn bận rộn cũng là một cách có thể giúp bạn ‘tạm’ không tập trung sự chú ý vào nỗi đau hiện tại. Và đừng quên giữ kết nối với gia đình và bạn bè, cho dù bạn thấy ‘không còn sức lực’ để làm điều đó. 

Ảnh: Oksana Zarichna

Chênh vênh với thay đổi

Những biến cố quan trọng trong đời có thể gây ra cảm giác cô đơn, ngay cả khi chúng là những cột mốc tích cực. Chúng ta có thể nghỉ việc hoặc sắp nhận job mới, vừa chia tay hay sắp bước vào một mối quan hệ đầy hứa hẹn, ly hôn hay kết hôn,… ở mọi giai đoạn trong cuộc đời, chúng ta đều có thể vẫn cảm thấy cô đơn cùng cực.  

Nhưng cũng như những trường hợp cô đơn khác, đây cũng chỉ là cảm giác tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi một khi bạn đã bắt đầu quen với cuộc sống mới.

Nỗi lòng của những người chăm sóc

Những người đang chịu trách nhiệm chăm sóc cho người khác (cha mẹ già, người thân tàn tật, hoặc bạn đời bị bệnh nặng…) đôi khi sẽ thấy vô cùng trống vắng. Cảm giác này không chỉ do sự căng thẳng liên quan đến trách nhiệm đang có, mà còn vì tình huống bất đắc dĩ khiến cơ hội để họ được kết nối cảm xúc với người khác cũng giảm đi nhiều lần – không thể trò chuyện nhiều cũng người nhà đang ốm, cũng không thể gặp gỡ bạn bè thường xuyên khi không thể bỏ lại người bệnh một mình.

Nếu được, hãy cố gắng duy trì tương tác với ít nhất một người bạn thân thiết qua mạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc để thỉnh thoảng có thời gian đi ra ngoài.

Cô đơn trong tình bạn

Có những người mặc dù có nhiều bạn nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn (hoặc có khi càng có nhiều bạn lại càng thấy cô đơn hơn). Ở đây, cần nhìn lại xem mối quan hệ đang có là những mối quan hệ thân thiết hay chỉ xã giao. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ không có đủ tin tưởng để tâm sự hoặc chia sẻ những vấn đề cá nhân với những mối quan hệ thoáng qua, từ đó, cảm giác cô đơn của bạn sẽ càng tệ hơn nữa.

Biện pháp giải quyết vấn đề này, là hãy xây dựng những kết nối sâu sắc hơn với những người xung quanh. Hoặc là tìm bạn mới, vì rất có thể nhóm bạn hiện tại vẫn chưa phải là nơi bạn thật sự thuộc về.

Đơn độc trên mạng xã hội

Mặc dù mục tiêu là để gắn kết, thế nhưng mạng xã hội lại có thể gây ra chia rẽ và đem đến cho người dùng cảm giác bị cô lập. Nếu bạn cảm thấy mình đơn độc hơn sau khi lướt bài đăng của người khác, hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội xuống, và chủ động tạo ra những tương tác có ý nghĩa hơn, giúp đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống của bạn.

Ảnh: Aron Vellekoop León

Một mình trong cuộc tình

Một mối quan hệ tình cảm lãng mạn có mức độ gần gũi và thân mật cao hơn tình bạn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy cô đơn trong chính cuộc tình của mình. 

Điều cần thiết, là bạn nên xác định được đâu là nguyên nhân gây ra cảm giác này. Nếu đó là các tác nhân khách quan (công việc, con cái, gia đình hai bên,…), thì bạn nên cân nhắc xác định lại ranh giới mọi thứ để tập trung vào việc ‘chỉnh sửa’ mối quan hệ của cả hai trước. Bên cạnh đó, đừng ngại nói cho người kia biết vấn đề bạn đang gặp phải. Họ có thể cùng cảm giác như bạn hoặc không, nhưng việc nói ra sẽ giúp cả hai tìm được hướng giải quyết tốt hơn cho cảm giác cô đơn này.

Nguồn: Bustle

Xem thêm:
Vì sao bạn vẫn cô đơn ngay cả những khi bạn không một mình?
Có phải mạng xã hội chỉ đem lại tác động tiêu cực không?
4 cách để công nghệ thôi hủy hoại niềm vui của bạn
Quá tải – chuyện không của riêng ai

Mi Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago