Explore

Các đại dịch trong quá khứ đã kết thúc như thế nào?

Song hành cùng sự tiến hóa của nhân loại là những dịch bệnh gây ra hàng triệu cái chết cho hàng triệu người. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, ngoài yếu tố khoa học, nhiều người đã cho rằng những đại dịch trong quá khứ chính là bài học mà các vị thần muốn dạy cho nhân loại. 

Câu hỏi đặt ra là con người đã rút ra được kinh nghiệm gì từ những đại dịch đấy? Bệnh tật đã đi qua thế nào? Và liệu có phải tất cả những người nhiễm bệnh đều đã chết?

1. Bệnh dịch hạch Justinian (541-549 sau Công nguyên)

Ảnh: Wikimedia Commons

Bệnh dịch hạch Justinian được coi là một trong những đại dịch tồi tệ nhất từng xảy ra ở châu Âu. Đây là lần đầu tiên thế giới phải hứng chịu một căn bệnh càn quét trên diện rộng với con số tử vong lên đến hàng triệu người . Đại dịch này được gây ra bởi một loại vi khuẩn tên là Yersinia pestis có trong loài chuột, được tin rằng đã lan sang châu Âu thông qua những chuyến vận chuyển ngũ cốc hàng tháng. Trong vòng chưa đầy một năm, căn bệnh đã lan rộng trên toàn thế giới, bao gồm hầu hết các nước châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng viễn Đông.

Người ta dự tính rằng khoảng 50 triệu người đã chết trong trận dịch này. Tuy nhiên vì thời gian quá lâu và mức độ tàn phá khủng khiếp, rất khó để thống kê chính xác số thương vong. Nhiều nhà sử học và nhà nghiên cứu ước tính rằng dịch hạch Justinian đã giết chết khoảng 50% dân số thế giới.  

Với sự hạn chế về kiến thức y tế cũng như công nghệ, nhân loại vào thời điểm đó đã không thể đoán trước được căn bệnh sẽ lan như thế nào để đưa ra các biện pháp ngăn chặn. Điều duy nhất họ có thể làm là tìm cách tránh xa những người bị bệnh. Dịch bệnh này tiếp tục hoành hành đến chín năm và con người đã ngây thơ nghĩ rằng đây sẽ là đại dịch kinh khủng nhất mà nhân loại phải chịu đựng. 

2. Đại dịch cái Chết Đen (1347-1351)

Ảnh: Museo del Prado

Trận đại dịch kinh hoàng thứ 2 mà loài người đã trải qua có tên là Cái Chết Đen. Người ta ước tính rằng có hơn 200 triệu người đã chết trong vòng 4 năm, với xuất phát điểm là từ một thuộc địa ở Crimea và được chuyển đến Sicily. Sau đó, dịch bệnh đã nhanh chóng chiếm đóng toàn châu Âu, sau một năm là những phần còn lại của thế giới. 

Mặc dù số lượng tử vong tăng lên ngày một nhiều, con người thời ấy vẫn không biết phải làm gì trong suốt thời gian dài. Họ cho rằng dịch bệnh chính là sự trừng phạt của thần linh dành cho con người do đã gây ra quá nhiều cuộc chiến tranh. 

Đến năm 1348, tòa thánh Vatican đã nghĩ ra việc cách ly (quarantine). Mỗi thủy thủ cập cảng Venice giữa Đại dịch Đen này sẽ phải cách ly 30 ngày và đảm bảo không có dấu hiệu ốm đau nào. Để chắc chắn hơn, quy định này còn có thể kéo dài đến 40 ngày. Năm 1350, quy định này được Venice đặt tên là Quarantino và nhanh chóng áp dụng trên toàn châu Âu. Đây được coi là lý do giúp ngăn chặn dịch bệnh Đen tiếp diễn, dù rằng đại dịch này ghi nhận tỷ lệ chết cao nhất cho đến hiện tại.

3. Đại dịch hạch của thế kỷ 17

Ảnh: Tudors and Stuarts

Trận đại dịch hạch này đã cướp đi mạng sống của hơn 100,000 người. Dù số người tử vong thấp hơn hai đợt dịch trước, thời điểm này vẫn ghi lại một dấu mốc quan trọng của nhân loại khi con người đã phát hiện ra một phương pháp phòng bệnh mới. Nước Anh khi đấy chỉ là một hòn đảo, và người dân hiểu rằng nếu để dịch bệnh tràn vào lãnh thổ của họ, hậu quả sẽ trở nên khôn lường.

Để ngăn chặn điều này, người Anh quyết định đưa những người – mà họ nghi là có mang mầm bệnh – đến nơi hoang vắng (thường là nông thôn hoặc các hòn đảo) để cách ly. Tại đây bệnh nhân có thể chết do điều kiện sống tồi tệ hoặc tự phục hồi bằng một cách nào đấy. Song chắc chắn chính phủ Anh có thể bảo vệ cho sự an toàn của người dân trong thành phố. Vấn đề là dịch bệnh này còn lây lan qua cả động vật. Chính vì vậy, các nhà chức trách ở London đã buộc phải hạ lệnh giết hết chó mèo trong thành phố và các động vật hoang ở khu vực lân cận. Không chỉ thế, họ còn dừng việc tổ chức mọi sự kiện trên toàn quốc, mỗi người dân đều phải ở trong nhà để ngăn chặn việc lan truyền dịch bệnh. 

Tại nơi ở của những người bị bệnh, người ta vẽ một cây thánh giá đỏ để người dân biết rằng không ai được phép ra vào khu vực này. Khi đêm xuống, các đoàn lữ hành sẽ đi thu gom xác của những bệnh nhân đã qua đời để ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan. 
Với những nhiều biện pháp chống dịch được áp dụng,  chúng ta thấy rằng con người đã bắt đầu chiến đấu chống lại sự hỗn loạn do tự nhiên mang lại. Đó là lý do tại sao đại dịch này chỉ diễn ra trong mười tám tháng. 

4. Đại dịch bệnh tả (1817-1923)

Ảnh: NYPL Digital Collections

Thế giới lại một lần nữa bị tàn phá bởi một đại dịch khác. Vi khuẩn tả gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột.  Vào năm 1854, y sĩ người Anh John Snow đã tìm được nguồn gốc của bệnh tả: bệnh được lây từ những nguồn nước bị ô nhiễm hoặc những sản phẩm có tiếp xúc với phân người bệnh. Sau phát hiện đấy, con người bắt đầu tìm cách lọc sạch nguồn nước của mình hoặc ít nhất là đun sôi nước trước khi uống. Đây cũng là đại dịch đầu tiên mà người ta tìm được nguyên nhân gây bệnh.

Khám phá này của John Snow đã làm gia tăng sự quan tâm của chính trị đến với lĩnh vực y tế. Nhân loại cũng nhận thức được rằng các đại dịch khác sẽ có khả năng diễn ra trong tương lai và con người sẽ luôn chịu sự tác động sâu sắc bởi thiên nhiên. 

Đáng tiếc là cho đến tận bây giờ, dịch tả vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia thuộc thế giới thứ 3*.
* Thế giới thứ 3: Các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tin và nhiều vùng đất khác. 

5. Bệnh đậu mùa (thế kỷ 18-19)

Ảnh: Pan American Health Organization

Người ta cho rằng bệnh đậu mùa xuất phát từ Ấn Độ vào cuối thế kỷ 18, sau đó nhanh chóng lan đi khắp thế giới, bởi khi đó, đất nước này là trung tâm xuất khẩu hàng hoá cho rất nhiều quốc gia.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh đậu mùa đến từ sự lây lan nhanh chóng cũng như vẻ ngoài đáng sợ do tác động của những nốt mụn khắp cơ thể. Chỉ đến khi Edward Jenner tạo ra loại vắc-xin đầu tiên có kháng thể chống lại căn bệnh này mà mọi thứ mới được kiểm soát. Phát minh này được coi là một đột phá lớn nhất của nền y học tiền hiện đại trong việc chống lại đại dịch.

Người ta ước tình rằng căn bệnh đậu mùa đã cướp đi hơn 250 triệu sinh mạng, phần lớn là ở thế kỷ 18. 

Kết

Với tần suất tiếp diễn của các loại dịch bệnh, chúng ta biết rằng Covid-19 có lẽ sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà con người phải đối mặt. Nhân loại có thể sẽ phải đương đầu với làn sóng dịch bệnh tiếp theo ngay trong năm 2021. Tất cả những gì chúng ta có thể làm bây giờ là học hỏi từ lịch sử, tỉnh táo và sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất.

Theo Medium

Có thể bạn quan tâm:
#Khung Hình Kể Chuyện: Quyền được giám hộ và “I care a lot” – gáo nước lạnh tạt thẳng vào nhận thức
Sống sót trong thời đại quá tải thông tin
#KhôngQuạu: Sơn Tùng M-TP – “Im lặng là vàng” hay trốn tránh trách nhiệm?
5 cách vượt qua nỗi sợ ngày Chủ Nhật

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

19 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago