Nguyễn Hữu Thị Lan, sau này là Nam Phương Hoàng Hậu, sinh năm 1914 trong một gia đình danh giá ở Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay thuộc Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang). Cha bà, cụ Nguyễn Hữu Hào là một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà, cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – cũng là một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Năm 12 tuổi bà được gia đình gửi đi Pháp và sở hữu quốc tịch Pháp. Bà du học tại trường nữ sinh danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà quay trở về Việt Nam. Sau 6 năm theo học bậc trung học, năm 1932 bà đậu tú tài toàn phần rồi trở về nước trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại qua Pháp cũng trở về trên chuyến tàu này. Có tài liệu ghi lại bà và vua Bảo Đại có gặp nhau trên tàu nhưng cũng có tài liệu nói họ không hề gặp nhau.
Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại được cho là diễn ra vào mùa hè năm 1933. Trong một lần đi nghỉ dưỡng cùng cậu là ông Lê Phát An tại Đà Lạt, bà nhận được giấy mời từ ông Darle (Đốc Lý) thành phố Đà Lạt mời đến dự buổi dạ tiệc ở khách sạn Palace. Trùng hợp thay rằng bữa dạ tiệc ấy cũng có sự tham dự của vua Bảo Đại. Ban đầu, bà không có ý định tham dự, nhưng nể lời cậu mình năn nỉ và thuyết phục, bà cũng đến chào hỏi nhà vua một chút rồi về.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ, nhà vua đã bị thu hút bởi vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch và trí tuệ của Nam Phương Hoàng Hậu. Sau bữa tiệc, vua Bảo Đại đã tìm hiểu về gia đình và học thức của Nam Phương Hoàng Hậu và càng thêm ấn tượng về bà.
Một thời gian ngắn sau, vua Bảo Đại đã chính thức cầu hôn Nam Phương Hoàng Hậu. Mặc dù gia đình bà ban đầu có chút e ngại vì vua Bảo Đại đã từng có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi trước đó, nhưng sau khi nhận thấy tình cảm chân thành của vua Bảo Đại dành cho con gái mình, họ đã đồng ý cuộc hôn nhân này.
Vua đã từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn dù đó là con của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên) và mọi thứ đã được chuẩn bị cho việc tiến cung. Mọi ý định của thái hậu Từ Cung bị nhà vua bác bỏ. Mặc dù rất buồn, thế nhưng trước sự kiên quyết của vua Bảo Đại. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời.
Lễ cưới của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 năm 1934 tại Huế. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết hợp giữa hoàng gia và giới thượng lưu trí thức. Nam Phương Hoàng Hậu sau khi kết hôn đã trở thành một người vợ, người mẹ mẫu mực và là một Hoàng Hậu được nhân dân yêu mến. Bà đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước, trong đó bao gồm việc thành lập Hội Phụ nữ An Nam để giúp đỡ những người phụ nữ nghèo khổ.
Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế”.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Nam Phương Hoàng Hậu và Vua Bảo Đại là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một cuộc hôn nhân đầy biến động nhưng cũng đầy tình yêu thương. Dù không trọn vẹn nhưng cuộc tình giữa Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại vẫn luôn được nhắc với nhiều tiếc nuối.
Khi vua Bảo Đại thoái vị và làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thường xuyên đi công tác xa, Nam Phương cùng các con đã dọn về cung An Định nằm ở phía nam kinh thành Huế. Và chính thời điểm này, chuyện tình của họ đã đối mặt với những “trúc trắc” buồn đau, chia ly.
Mặc dù đã xóa bỏ cảnh tam cung lục viên khi kết hôn cùng nhau, không còn cảnh phi tần ra lại trong cung cấm. Thế nhưng, khi được mẹ mình là Từ Cung Thái Hậu sắp xếp cho Mông Điệp theo chăm sóc cho ông ở Hà Nội, nhà vua đã chao đảo với nhan sắc của bà và cả hai trở thành tình nhân của nhau. Nàng đến với Bảo Đại không cưới xin nhưng luôn luôn kề cận được nhà vua sủng ái. Đã thế nàng lại còn sinh cho Bảo Đại 2 người con là Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Ngoài Mộng Điệp, nhà vua còn có một nhân tình khác là cô vũ nữ nóng bỏng Lý Lệ Hà, người đã không ngại xa xôi bay đến tận Hồng Kông để chăm sóc Bảo Đại khi ông công tác ở đây. Tất cả những chuyện này Nam Phương đều biết nhưng bà quá kiêu hãnh. Chỉ đến khi nhà vua tiêu xài hoang phí cần trợ cấp thì Nam Phương Hoàng Hậu mới gửi tiền vàng sang cho ông cùng một bức thư gửi riêng cho nhân tình của chồng.
Bức thư chỉ vỏn vẹn có 66 chữ nhưng được coi là màn đánh ghen thâm thúy, đồng thời thể hiện niềm kiêu hãnh của vị hoàng hậu cuối cùng. Trong thư, bà viết: Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!.
Không một câu mắng chửi, với những lời dịu nhẹ, tử tế nhưng không kém phần cứng rắn. Thể hiện rõ quan điểm của một bà hoàng đối với tình nhân của chồng mình. Cho đến mãi sau này mọi người vẫn xem nó là lá thư đánh ghen nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 1947, hoàng hậu đưa các con sang Pháp định cư. Những ngày cuối đời, bà sống cô quạnh một mình trên đất khách và lặng lẽ ra đi khi tuổi đời chưa bước đến ngưỡng 50.
Bộ phim Hoàng Hậu Cuối Cùng kể về cuộc đời đầy thăng trầm của Nam Phương Hoàng Hậu sẽ được tái hiện trọn vẹn trên màn ảnh rộng Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của bộ đôi đạo diễn Bảo Nhân và Nam Cito, cùng sự góp mặt của dàn diễn viên đình đám, hứa hẹn mang đến một tác phẩm điện ảnh hoành tráng và đầy cảm xúc.
Bộ phim lấy bối cảnh lịch sử đầy biến động của Việt Nam đầu thế kỷ 20, xoay quanh mối tình đẹp nhưng đầy bi thương giữa Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại. Nàng, một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và tài năng, được nhà vua say đắm lựa chọn làm Hoàng Hậu trong sự ngưỡng mộ của bao người. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ lại gặp phải nhiều thử thách và sóng gió bởi những mưu mô chính trị, sự ghen tuông và những định kiến xã hội thời bấy giờ.
Hoàng Hậu Cuối Cùng không chỉ là câu chuyện tình yêu lãng mạn mà còn là bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Thông qua những thăng trầm của cuộc đời Nam Phương Hoàng Hậu, bộ phim sẽ truyền tải đến cho khán giả những thông điệp sâu sắc về tình yêu, lòng vị tha và sự hy sinh.
Với sự đầu tư kỹ lưỡng về bối cảnh, trang phục, cùng dàn diễn viên tài năng và ekip sản xuất chuyên nghiệp, Hoàng Hậu Cuối Cùng hứa hẹn sẽ là một tác phẩm điện ảnh Việt Nam chất lượng cao, mang đến cho khán giả những giây phút thưởng thức phim đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Hãy cùng đón chờ Hoàng Hậu Cuối Cùng để được cùng đắm chìm trong những xúc cảm ngọt ngào, lãng mạn nhưng cũng không kém phần u buồn, ngang trái. Cùng với đó là những màu sắc của thời đại lúc bấy giờ. Chắc hẳn đây sẽ là tác phẩm nghệ thuật đáng mong chờ của điện ảnh Việt Nam.
Xem thêm:
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…