Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Lễ Tết truyền thống mang nhiều giá trị trong văn hóa người Việt. Đây không chỉ là ngày lễ truyền thống đơn thuần, mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Á Đông. Có rất nhiều ý nghĩa và câu chuyện đằng sau ngày lễ truyền thống này. Từ xưa đến nay, đây được xem là ngày quan trọng và ý nghĩa trong năm
1. Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan Dương, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Khoảnh khắc Tết Đoan Ngọ đến thường rơi vào giữa mùa hè. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm sâu bỏ, côn trùng phát triển mạnh, làm gây hại cho cây trồng và mùa màng. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khác là Ngày giết sâu bọ. Người dân thường ăn những món ăn đặc biệt vào buổi sáng để “giết sâu bọ” trong cơ thể. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên, cầu mong sức khỏe và mùa màng bội thu.
Lý giải cho cái tên Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được giải thích như sau:
Đoan mang ý nghĩa là sự mở đầu, còn Ngọ được hiểu rằng là giờ Ngọ, khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều. Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào thời điểm giữa ngày và ngày giữa năm. Trong văn hóa của người Trung Quốc, họ cho rằng khi ánh mặt trời bắt đầu ngắn nhất và ở gần với trời đất nhất sẽ trùng với ngày hạ chí. Ngày này được xem là ngày có tác dụng rất tốt với sức khỏe của con người.
2. Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ câu chuyện về Khuất Nguyên, một vị quan trung thành và cũng là nhà văn hóa lỗi lạc của nước Sở thời Chiến Quốc. Sau khi nước Sở bị thất bại, gian thần hãm hại và ông không thể can ngăn vua Hoài Vương. Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Người dân đã thả bánh ú (bánh tro) và chè trôi nước xuống sông để tưởng nhớ ông nhằm ngăn việc cá rỉa xác ông. Từ đó, ngày này trở thành Tết Đoan Ngọ để tưởng nhớ Khuất Nguyên và cầu mong mùa màng bội thu.
Còn tại Việt Nam: Theo một truyền thống phổ biến, Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam bắt nguồn từ thời xa xưa khi nông dân sau mùa vụ thường bị sâu bọ và côn trùng tàn phá mùa màng. Vào một ngày nọ, xuất hiện ông lão tên là Đôi Truân. Ông đến hướng dẫn người dân lập đàn cúng và ăn một số món ăn dân dã nhưng lại đặc biệt như bánh tro, rượu nếp để diệt trừ sâu bọ. Sau khi thực hiện theo lời chỉ dẫn của ông, sâu bọ biến mất, mùa màng tốt tươi trở lại. Kể từ đó ngày này trở thành Tết Đoan Ngọ.
3. Phong tục thờ cúng Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ ngoài ý nghĩa diệt trừ sâu bọ thì đây cũng là dịp con cháu tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên, cầu mong sức khỏe và mùa màng bội thu. Tết Đoan Ngọ cũng được biến đổi để phù hợp với văn hóa và phong tục của từng địa phương. Dù có sự khác biệt trong cách thờ cúng và các món ăn, nhưng tinh thần chung của ngày lễ vẫn được các vùng miền gìn giữ.
Tết Đoan Ngọ Miền Bắc
Người dân miền Bắc thường cúng tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ. Mâm cỗ cúng thường có cơm rượu nếp cẩm, bánh tro, trái cây (đặc biệt là mận và vải), và các món ăn truyền thống khác. Trong đó, cơm rượu nếp cẩm và bánh tro là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày này. Người dân tin rằng ăn cơm rượu nếp cẩm vào sáng sớm sẽ giúp tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.
Tết Đoan Ngọ Miền Trung
Cơm rượu miền Trung được áp dụng công thức cổ truyền đặc biệt, cơm rượu có dạng nhỏ vuông vức, mang hương vị độc đáo, kích thích vị giác. Ngoài ra, không thể thiếu món thịt vịt trong mâm cỗ của Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là đối với miền Trung. Họ quan niệm rằng sau ngày 5 tháng 5 là vịt đã vào mùa. Vì thế, việc người miền Trung ưa chuộng cúng thịt vịt là vì thịt vịt có tác dụng làm mát, giải nhiệt, bổ máu và giúp tiêu hóa tốt hơn.
Một món ăn khác ý được biết đến nhưng lại rất phổ biến với người dân miền Trung. Đó là món chè kê, đây thường được chuẩn bị cho các mâm cúng miền Trung. Đặc biệt, món rất được ưa chuộng tại Quảng Nam với ngọt thanh, dẻo thơm cùng hương vị khó cưỡng. Ngoài ra một số vùng ven biển người dân cũng có phong tục tắm biển vào khoảng thời gian11 giờ trưa đến 13 giờ chiều để giúp xua tan những xui rủi trong năm.
Tết Đoan Ngọ Miền Nam
Người miền Nam thường cúng tổ tiên và thần linh để cầu mong sự bình an và sức khỏe cho gia đình. Mâm cúng có thể bao gồm chè trôi nước, bánh ú, trái cây, rượu nếp và nhiều món ăn truyền thống khác. Với món chè trôi nước, tượng trưng cho sự đoàn kết và sum họp gia đình. Đây cũng là một phần quan trọng trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam.
Miền Nam phong phú với các loại trái cây nhiệt đới như xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, và dưa hấu, thường được sử dụng trong các mâm cúng. Tết Đoan Ngọ năm 2024 sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10 tháng 6 dương lịch. Tết Đoan Ngọ vô cùng thú vị với nhiều ý nghĩa trong tâm khảm của người Việt. Đây là dịp để mỗi người được nghỉ ngơi, đoàn tụ và tưởng nhớ về những truyền thống tốt đẹp xa xưa.
Xem thêm: 12 món ăn tạo nên tinh hoa ẩm thực Đông Nam Á