Reed Hastings nhà sáng lập Netflix đã xây dựng văn hoá làm việc của nền tảng phim trực tuyến lớn nhất thế giới dựa trên nguyên tắc Radical candor. Ray Dalio cũng đã biến nó thành nguyên tắc sáng lập tại quỹ đầu tư Bridgewater. Radical candor là triết lí tôn trọng sự thẳng thắn khi giao tiếp nơi công sở và được xem là cách tốt nhất để điều hành một công việc kinh doanh: đừng vòng vèo, không quanh co và phản hồi nhanh chóng nhằm cải thiện hiệu suất công việc.
Hầu hết các công ty giao tiếp với nhau dựa trên một quy trình lộn xộn hơn. Mọi người hiếm khi nói về những điều họ nghĩ nhưng sâu trong thâm tâm họ lại muốn người khác sẽ hiểu được ngụ ý trong mỗi câu nói. Thông thường, khi làm việc ở những công ty này, bạn cần một quyển sổ tay để ghi nhớ hết những hàm ý đằng sau.
Xem thêm:
10 gợi ý giao tiếp giúp bạn không rơi vào những cuộc trò chuyện gượng ép
9 hình thức giao tiếp không lời xuất hiện trong đời sống hàng ngày
1. “Tôi hiểu/ghi nhận ý kiến của bạn”
Bề ngoài là: Chà, ý kiến hay đó, tôi đồng ý nha.
Ngụ ý: Làm ơn “tem tém” lại, đừng nói nữa.
2. Hãy thảo luận điều này ở chỗ khác
Bề ngoài là: chúng ta không nên làm mất thời gian của người khác ở đây.
Ngụ ý: Vấn đề này không cần phải thảo luận nữa đâu.
3. Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người khác
Bề ngoài là: sự chia sẻ, thấu hiểu sẽ mang lại kết quả tốt.
Ngụ ý: Tôi cần bạn biết rằng công việc tôi đang làm thực sự kinh khủng.
4. Tôi chỉ tò mò…
Bề ngoài là: Tôi muốn biết tại sao bạn lại nghĩ như vậy.
Ngụ ý: Tôi chỉ tò mò bạn đang làm cái khỉ khô gì vậy?
5. Thật tốt vì cuộc trao đổi này đã diễn ra .
Bề ngoài là: Bọn tui vừa nêu ra được những vấn đề đang khúc mắc
Ngụ ý: Rồi sao? sao tôi không thấy có gì khác?
6. Rảnh không, 5 phút thôi
Bề ngoài là: Tôi có vấn đề nhỏ này cần nói với bồ.
Ngụ ý: Bồ đã gặp rắc rối lớn rồi.
7. Nó vẫn sẽ kịp theo trong kế hoạch
Bề ngoài là: Sắp xong rồi
Ngụ ý: Cứ chờ đi.
8. Vậy mỗi người cứ làm theo cách của mình đi.
Bề ngoài là: mỗi người tự sắp xếp hoàn thành task theo thời gian phù hợp.
Ngụ ý: Chia việc lẹ mấy má, phố lên đèn rồi tui cần phải lên đồ.
Trong thế giới của radical candour, hầu như chúng ta không cần nhét túi quyển từ điển nghe có vẻ là “bí kíp sống còn nơi công sở” nữa. Thực sự sẽ tốt hơn nếu cả quản lí và đồng nghiệp thể đưa ra phản hồi trực tiếp và thẳng thắn. Rõ ràng là một vài từ hay cụm từ kể trên quá mơ hồ và vòng vèo, hơn nữa, tại sao chúng ta phải dùng quá nhiều não cho việc giải đoán ý đồ của người khác trong khi mọi người có thể thẳng thắn với nhau?
Có thể nói, môi trường làm việc là nơi mọi người học cách quản lý những tương tác xã hội, chứ không phải là nơi tuân theo những quy định ngặt nghèo. Chúng ta không cần phải nghĩ gì nói đấy một cách thô lỗ, tuy nhiên càng không nên vì thế mà đi lạc trong những lối mòn giao tiếp khiến cả người nghe lẫn người nói đều mù mờ. Triết lý radical candor thường xuất hiện và được những công ty trả lương cao coi trọng. Lí do là vì cách tiếp cận này có thể cải thiện hiệu suất công việc tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho việc kinh doanh.
Theo The Economist
Có thể bạn quan tâm:
#Ngườilớnđilàm: Bị mắng nơi công sở – làm thinh hay làm gì?
#NgườiLớnĐiLàm: Bắt nạt công sở dưới góc nhìn tâm lý học
1001 bí kíp để giao tiếp như một nhà ngoại giao đích thực
VIỆC LÀM MỚI NHẤT TỪ JobHopin
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…