Nổi bật

Làm thế nào để từ bỏ những thói quen xấu?

Thói quen là những hành động được lặp đi lặp lại đủ nhiều để khiến ta thực hiện chúng trong vô thức. Từ chuyện tập thể dục buổi sáng, gấp chăn sau khi ngủ dậy (hoặc không), uống 2 ly cà phê mỗi ngày, … cho đến tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, ai cũng có một loạt thói quen để làm phong phú thêm đời mình.

Dù thói quen tốt hay xấu, dù mục đích là để tạo lập hay từ bỏ, chúng ta đều cần thời gian. Vậy với những thói quen không tốt như trì hoãn, đi muộn, … làm thế nào để phá vỡ vòng lặp của chúng?

Thói quen xấu: Đặt thật nhiều báo thức và… tắt hết

Nếu bạn đặt báo thức sớm hơn thời gian bạn cần dậy và liên tục nhấn vào nút nhắc lại, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang không có giấc ngủ chất lượng cao.

Để khắc phục việc phải dậy mỗi 5 phút để tắt chuông, hãy đặt báo thức đúng giờ bạn cần rời giường. Ngoài ra, để chắc chắn rằng bạn không ngủ quên, bạn nên để điện thoại hoặc đồng hồ ở đầu giường, hoặc bên kia phòng để bản thân phải thức dậy để đi tắt chúng.

Bên cạnh đấy, bạn có thể bật đèn trong khi đang tắt báo thức, giúp bộ não liên kết hai hành động này thành dấu hiệu nhắc bạn rằng ngày mới đã bắt đầu.

Thói quen xấu: Liên tục trì hoãn mọi việc

Chúng ta đều dễ trì hoãn khi phải đối mặt với một công việc khó nhằn, nhưng cũng không thiếu gì cách để chúng ta vượt qua được điều này.

Để đối phó với sự trì hoãn, hãy nhắc nhở bản thân về những việc bạn cần làm. Bạn có thể đăng danh sách việc cần làm trên bất kỳ mạng xã hội nào để có thể nhận được sự cổ vũ, những lời khuyên hoặc hỗ trợ. Nếu biết một ai đấy cũng có ý định giống bạn, thì việc cạnh tranh lành mạnh này cũng có thể là một cú thúc giúp bạn hoàn thành mọi việc nhanh chóng hơn. Và đừng quên việc tặng cho mình một phần thưởng nhỏ khi đã kết thúc hết tất cả công việc.

Thói quen xấu: Luôn đến muộn

Dù rằng đa số chúng ta vẫn chấp nhận việc một ai đấy đến muộn khi tham gia một bữa tiệc, một buổi gặp mặt với bạn bè, thì việc đến muộn các cuộc họp lại đem đến những hậu quả nghiêm trọng. Qua hành động này, bạn có thể gây ấn tượng xấu với sếp và đồng nghiệp, hoặc thậm chí khiến mọi việc trở nên chậm trễ hơn so với lịch trình.

Để vượt qua việc này, trước hết hãy dành 30 phút đến 1 tiếng vào ngày Chủ Nhật để sắp xếp những công việc bạn cần làm trong tuần tiếp theo. Việc giữ mọi mức thời gian ở mức tương đối cũng giúp bạn có thể sắp xếp, thay đổi công việc một cách linh hoạt. Với thời gian đi lại, di chuyển trong ngày, hãy tính thêm 15 phút đề phòng có vấn đề trong lúc đi lại.

Thói quen xấu: Liên tục nhìn điện thoại

Hành động kiểm tra điện thoại thường xuyên trong cuộc trò chuyện không khiến bạn trông bận rộn hơn, mà nó lại còn có thể khiến bạn mất điểm trong mắt người khác. Việc trả lời từng tin nhắn, cuộc gọi hay email sẽ khiến bạn phân tâm khỏi hoạt động hiện tại, đồng thời khiến bạn lãng phí thời gian.

Hãy đếm số lần bạn kiểm tra tin nhắn trong ngày, và chia đôi con số đó. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào cuộc trò chuyện, và không còn phải kè kè điện thoại mỗi giây phút.

Ảnh: Daria Nepriakhina

Thói quen xấu: Xu hướng hoàn hảo hóa mọi chuyện

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường cảm thấy họ là người duy nhất có khả năng hoàn thành nhiệm vụ (và có thể đạt được kết quả tốt nhất với cách họ thực hiện), nhưng việc không tin tưởng những người xung quanh sẽ khiến bạn càng phải làm nhiều việc hơn.

Trước khi bắt đầu một dự án, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn cần phải làm nó, và rằng bạn có nhất thiết phải tham gia mọi công đoạn không. Hãy tin tưởng những người xung quanh hơn, và dù việc có thất bại, thì bạn vẫn luôn có khả năng bắt đầu lại.

Thói quen xấu: Không biết nói “Không”

Việc luôn trả lời có, xuất hiện ở mọi nơi mà mọi người cần bạn,… sẽ khiến bạn bị choáng ngợp và mệt mỏi. Nói “Không” đúng lúc cũng là cách để bạn có thể bảo vệ bản thân, đặt ra giới hạn cho việc bạn có thể giúp được và tiết kiệm năng lượng cho mình.

Nếu thấy khó nói “Không”, bạn có thể thử “Hãy để tôi suy nghĩ đã”, để giúp bản thân có thể đánh giá được ưu tiên cho các công việc.

Theo Good House Keeping

Có thể bạn quan tâm:
Thể hiện tình cảm nơi công cộng: Thế nào là đủ?
#TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử của ngày lễ ôm nhau

Van Nguyen

Recent Posts

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Cuộc sống bận rộn khiến bạn khó lòng đầu tư cho tương lai? Đừng để…

2 tháng ago

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

Bạn có nghĩ đầu tư chỉ dành cho người lớn và nhiều tiền hay chuyên…

2 tháng ago

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

Bạn có bao giờ cảm thấy không hạnh phúc – ngay cả khi đạt được…

2 tháng ago

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm là nơi nghệ thuật đương đại và di sản văn hóa Việt hòa…

2 tháng ago

#Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi…

3 tháng ago

Bạn biết gì về âm thanh trắng, hồng, và nâu trong cuộc sống?

Bạn có biết rằng những tiếng ồn này có sự khác nhu rõ rệt không?

3 tháng ago