Cine

#KhungHìnhKểChuyện: Nạn nhân không hoàn hảo


Thi thoảng trong cuộc sống, nhiều người sẽ cảm thấy, nạn nhân mới là người có tội

Nam chính (Nick Naylor) của bộ phim “Thank you for smoking” là thuyết khuyết khách của hãng thuốc lá. Trong một chương trình truyền hình, nhà sản xuất đã mời đến một thiếu niên mười lăm tuổi bị ung thư phổi do hút thuốc, lãnh đạo hiệp hội chống thuốc lá, chuyên gia sức khoẻ cộng đồng,v.v… Mục tiêu của buổi phát sóng này là buộc Nick phải thừa nhận tác hại của khói thuốc. Thế nhưng ngay từ khi chương trình bắt đầu, anh đã dành quyền lên tiếng trước.

Nguồn ảnh: Thank you for smoking

Nick nói rằng việc có người qua đời hoặc gặp những vấn đề gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ là điều mà công ty không muốn nhất. Chỉ có những người của hiệp hội hút thuốc mới mong điều đấy xảy ra. Bởi càng nhiều mắc bệnh, ngân sách của họ sẽ càng tăng cao. Còn chúng tôi chỉ mong mọi người khoẻ mạnh, như vậy khách hàng mới không giảm đi, công ty cũng nhờ đó mà thu được lợi nhuận lớn hơn.

Vốn dĩ một cuộc thảo luận về tác hại của thuốc lá đối với thanh thiếu niên, nay lại được Nick chuyển thành tranh luận về cơ cấu lợi ích. Người xem vẫn chăm chú lắng nghe mà không nhận ra cuộc thảo luận đã đi chệch khỏi chủ đề ban đầu.

Về sau, Nick nói với con trai mình rằng, ví dụ có người nói chocolate là ngon nhất trong cách vị kem, ta không cần phản bác, cũng không cần tán thưởng các vị khác. Ta chỉ cần chứng minh chocolate có điểm không ngon là đủ. Chỉ cần công chúng thấy chocolate không hoàn hảo, không phải ngon nhất thì các vị kem khác đã chiến thắng. Khi chứng minh đối phương sai thì mặc định những điều con làm sẽ thành đúng.

Tương tự như thế chỉ cần có thể chỉ ra được lỗi lầm của nạn nhân, các hành vi sai trái của thủ phạm sẽ trở nên hợp lý. Chỉ cần có cơ sở phán xét nạn nhân, những người xung quanh có thể phần nào vơi đi trách nghiệm. Chỉ cần có người mắc lỗi, con người ta sẽ lập tức quên đi vấn đề ban đầu.

Thế nhưng, đáng tiếc là trên thế giới này không có nạn nhân hoàn hảo, càng không có người bị hại nào chưa từng mắc lỗi.

Unbelievable chính là bộ phim được xây dựng dựa trên những định kiến sai lệch như vậy giữa nạn nhân, cảnh sát, ban điều tra, và gia đình người bị hại. Marie thức dậy sau khi phát hiện mình bị một người đàn ông bịt mắt, trói tay rồi cưỡng bức ngay trong phòng ngủ. Sau quá trình dài điều tra và trò chuyện với nhau, hai người phụ nữ với vai trò là mẹ nuôi tạm thời của Marie đã bày tỏ sự nghi ngờ.


Con bé chẳng bộc lộ chút cảm xúc gì. Cứ như thể nó đang kể với tôi về chuyện làm bánh sandwich vậy.”


Họ còn thấy đáng ngờ hơn khi Marie muốn mua lại bằng được bộ ga giường giống với chiếc cô đã dùng khi bị cưỡng bức. Theo suy nghĩ của họ, không ai muốn nhìn lại một thứ y hệt như vậy. Tiếp theo, họ lập tức chia sẻ điều này với cảnh sát. Cộng với những lời khai không trùng khớp của cô bé trong quá trình điều tra, cảnh sát càng có động cơ tin rằng Marie đã bịa ra câu chuyện này để gây chú ý với những người xung quanh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nạn nhân từng trải qua chấn thương nghiêm trọng như bị tấn công tình dục sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ lại các chi tiết của vụ việc. Thế nhưng, các nhân viên điều tra lại tin vào điều ngược lại. Marie nói rằng cô đã phải dùng chân để với lấy cây kéo, cắt dây trói trên người và gọi điện cho bạn trai cũ Jordan. Dù vậy, trong bản ghi chép lời khai Marie lại nói rằng cô đã gọi điện cho Jordan khi đang bị trói và dùng chân để ấn số của người yêu cũ.

Sau đó, Cảnh sát yêu cầu cô giải trình vì sao có sự khác biệt giữa lời khai và bản ghi chép. Trước những câu hỏi thiếu thiện chí và có phần áp bức, Marie lập tức rơi vào trạng thái sợ hãi và căng thẳng. Cô buộc lòng thừa nhận bản thân đã dựng với hy vọng sớm kết thúc cơn án mộng này. Tuy nhiên cơ quan chức năng cảm thấy tức giận khi bị lợi dụng. Marie buộc phải đóng phạt 500 USD án phí và được hưởng án tù treo nhưng yêu cầu tiếp nhận tư vấn tâm thần vì nói dối.

Marie chính là một nạn nhân không hoàn hảo. Cô bị chính mẹ mình ngược đãi, những người nhận nuôi sau đó cũng ko thật sự thấu hiểu và yêu thương cô. Đi kèm với đó là phản ứng không như xã hội mong muốn, những hành xử kì quặc sau khi tổn thương càng khiến mọi người nghi ngờ tính xác thực của tai nạn. Từ đó họ (cảnh sát, gia đình, bạn bè ) đã đi đến một kết luận rằng, cô đang cố tình biến mình thành nạn nhân để chứng minh cảm giác tồn tại của mình với xã hội. Khi cô không thể đáp ứng hình tượng người bị hại kiểu mẫu, chuyện thủ phạm có đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật không bỗng trở thành không quan trọng. Bởi lúc này, trong mắt mọi người, nạn nhân mới là kẻ có lỗi.

Ngoài Marie, Unbelievable còn có vô số những phụ nữ khác cũng là người bị hại của vụ cưỡng dâm hàng loạt này. Tiêu biểu có thể kể đến Lilly, nạn nhân trong một vụ án chưa được cấu thành. Thái độ của viên cảnh sát phụ trách sự việc của này cũng rất hững hờ, càng không coi trọng những bằng chứng mà cô cung cấp. Lý do là bởi trước khi xảy ra sự việc Lilly đã uống rượu. Đứng trước vụ cưỡng hiếp bất thành, người cảnh sát kia thậm chí còn đặt câu hỏi: Liệu có phải cô uống rượu nên nảy sinh ảo giác không?

Thái độ đó hoàn toàn giống với những người phụ trách trường hợp của Marie.

Những người thân của Marie cũng như phía cảnh sát không cố tình làm hại nạn nhân. Họ chỉ vướng vào cùng một điểm mù: đó là khi nhân ra nạn nhân có quá khứ không hoàn hảo hoặc bộc lộ một vài phản ứng không hợp lý, họ sẽ lập tức quên đi trọng tâm của vấn đề. Hai người mẹ nuôi đặt ra một giả định rằng nếu mình là người bị hại, họ sẽ có những phản ứng phù hợp hơn. Nhưng họ quên mất rằng mỗi người sẽ cảm xúc và cách đối diện với vấn đề khác nhau. Cảnh sát thì quá nôn nóng giải quyết vụ án, vậy nên họ càng không thể tỉnh táo để hiểu rõ một nạn nhân khi mới bị cưỡng hiếp sẽ có những chấn động tinh thần và tổn thương tâm lý thế nào. Tất cả đều chỉ tập trung vào việc áp đặt quan điểm, cảm xúc cá nhân mà bỏ qua một thực tế là trong cuộc sống này không hề tổn tại một phản ứng kiểu mẫu nào khi đối diện với bi kịch.

Kết

Thoát khỏi thế giới phim ảnh, những định kiến cảm xúc này càng phổ biến hơn trong đời sống thật. Chúng ta có thể bắt gặp đâu đó những cô gái bị lộ clip sex, nếu khóc lóc sẽ bị kêu là “đáng đời,”nếu bình thản đi làm hoặc đi học sẽ bị coi là “mặt dày” không biết xấu hổ. Đó là lúc người ta quá tập trung vào việc quy tội người khác mà quên mất đó cũng là người bị hại. Hoặc có cô bé năm lớp Hai là nạn nhân của một vụ ấu dâm. Tuy nhiên tại thời điểm đó, vì những hạn chế trong việc giáo dục giới tính, phải đến khi mười bốn tuổi cô mới biết mình từng bị xâm phạm. Khi đem điều này chia sẻ với những người trong gia đình, không một ai tin vào câu chuyện đó. Họ nói rằng suốt quãng thời gian qua cô vẫn vui vẻ, phát triển bình thường. Do đó, chuyện bị xâm phạm là không thể xảy ra. Lời kể của cô được quy vào hành vi nổi loạn, thích gây chú ý tuổi dậy thì.

Mỗi nạn nhân đều sẽ có cách đối diện với vấn đề khác nhau. Để tìm ra cách tiếp cận câu chuyện hợp lý chưa bao giờ là bài toán dễ giải. Tuy nhiên dù lựa cọn hướng đi nào, việc phê phán, đổ lỗi hay tập trung vào vấn đề khác ngoài trọng tâm sự việc sẽ không bao giờ là lựa chọn đúng đắn. Bởi xét cho cùng, điều mà mỗi nạn nhân cần chính là sự cảm thông , chia sẻ chứ không phải những cái nhìn đánh giá, soi xét.

#KhungHìnhKểChuyện không phải một chuyên đề review, đây là những cảm xúc tản mản, những câu chuyện ngắn được liên tưởng ngẫu nhiên theo từng bộ phim.

Có thể bạn quan tâm:
Quyền được giám hộ và “I care a lot” – gáo nước lạnh tạt thẳng vào nhận thức
Nạn nhân không hoàn hảo
Sự thật có phải là điều đẹp đẽ nhất
Chúng ta tồn tại vì điều gì?
Nếu chúng ta có thể gọi về quá khứ

Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago