Lifestyle

Vạn con đường đều dẫn đến thành Rome – vạn phương pháp để giúp bạn phát triển bản thân

Bạn hiểu rõ bản thân tới mức nào?

Giống như nhiều người, ta có thể dễ dàng chia sẻ những thứ mình thích, ghét, hoặc một khả năng khiến ta vô cùng tự hào. Tuy nhiên nhận thức về tinh thần và suy nghĩ nội tâm lại là một bài toán khác.

Nhận thức về bản thân chính là biết rõ tầm ảnh hưởng của mình với người khác và ngược lại. Điều này đồng nghĩa với việc ta cần tự khám phá cảm xúc của chính mình để hình thành một cuộc sống trọn vẹn hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để đi tới hành trình thay đổi và trưởng thành.

Ảnh: wallpaperaccess

Vậy làm thế nào để tăng khả năng nhận thức? Chúng ta có thể phát triển khả năng này đơn thuần qua việc luyện tập. Chặng đường học cách tự nhận thức dù dài, nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Sau đây là một số chiến thuật giúp bạn thực sự nhìn sâu được vào chính mình.

1. Tìm kiếm những trải nghiệm mới

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao nhận thức là tận hưởng những trải nghiệm mới. Điều này giúp bạn thoát khỏi vùng an toàn, cho bạn khả năng để hành động và suy nghĩ khi rơi vào những tình huống ngoài dự kiến. Không chỉ thế, ta còn có cơ hội khám phá những khía cạnh tích cực của bản thân mà mình chưa hề biết.

Vùng an toàn của mỗi người đều đem lại cảm giác thân thuộc, là nơi để ta trở về hay tìm đến mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Không gian này có thể coi là trạng thái tâm lý luôn tồn tại một cách vô thức. Ở đó, mỗi cá nhân luôn có thể lường trước suy nghĩ và phản ứng của bản thân. Tuy nhiên, nó cũng giới hạn tầm nhìn của mỗi người khi chỉ cho chúng ta thấy một phần nhỏ của chính mình.

May mắn thay, trải nghiệm mới không cần phải là điều gì quá phức tạp hay tốn kém. Đó có thể chỉ đơn giản như thử một thú vui mới, trò chuyện với những người bạn mới, hoặc khám phá một thành phố lân cận. Thậm chí việc nấu một món ăn chưa từng thử cũng sẽ đem lại cho bạn những bất ngờ thú vị. Bất kể trải nghiệm đó là gì, thông qua những hành động nho nhỏ đó, bạn vãn sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn về chính mình.

Ảnh: adailysomething

2. Hỏi ý kiến của người khác về bạn

Tìm hiểu bản thân đôi khi đồng nghĩa với việc nhìn nhận hình ảnh phản chiếu từ quan điểm của người khác. Hãy hỏi một người mà bạn tin tưởng – như anh chị em hoặc một người bạn để tham khảo quan điểm của họ về thái độ, tính cách hoặc hành vi của bạn. Điều này có thể giúp ta nhận thức được những điều mình đã nói và làm, cũng như ý kiến của họ về những hành động đó. Từ những nhận xét này, ta có thể khám phá ra những vấn đề mình nên thay đổi hoặc có thể phát triển thêm. Quan điểm của người ngoài đôi khi là điều cần thiết để xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực và thúc đẩy những suy nghĩ tích cực. 

Ta phải công nhận rằng việc đồng ý với những đánh giá của người khác về mình vốn không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, đây là những lời nhận xét mang tính xây dựng chứ không có mục đích công kích. Phản hồi của mọi người sẽ là thước đo quý giá dẫn đường cho chúng ta phát triển chính mình. Hãy cố gắng hết sức mình để lắng nghe mà không thấy bị xúc phạm. Điều này sẽ khiến mọi thứ dễ dàng hơn cho chính bạn và những người khác.

3. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân

Biết rõ điều gì khiến bạn buồn bực, căng thẳng hay ghen tị có thể đem lại nhiều lợi ích cho quá trình tự phát triển bản thân. Khi nhận biết được thứ khơi dậy cảm xúc tiêu cực, ta có thể chọn lọc về những con người, địa điểm và tình huống mà mình sẽ tương tác. Điều này cũng giúp ta ý thức được cách mà mình phản ứng với môi trường xung quanh cũng như những khía cạnh mà bản thân vẫn chưa thể kiểm soát.  

Để biết được điều gì mang đến những suy nghĩ tiêu cực, ta nên xem xét kỹ mọi tình huống mà mình sẽ phải đối diện. Chẳng hạn như, bạn có thể hỏi bản thân rằng “Người đó đã nói gì để khiến mình thấy buồn bã? Mình đã phản ứng như nào? Đây có phải là điều mình hay cảm nhận được không?”. Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể đưa ra những quyết định giúp cuộc sống bình yên, dễ chịu hơn.

Ảnh: Sưu tầm

4. Tự vấn ý kiến và lòng tin của bản thân

Tự thử thách quan điểm và lòng tin của mình là một cách tuyệt vời để tìm hiểu bản thân. Tuy nhiên, ta cần chú ý rằng điều này không phải để chứng minh những suy nghĩ, quyết định của mình là sai. Đó chỉ đơn giản là một bài test nho nhỏ để bạn biết rằng liệu cảm xúc của mình có ổn định. Khi ta thấy những quan điểm của mình vẫn bền vững trước những câu hỏi phản biện, lòng tin sẽ càng có cơ hội phát triển.

Nếu bạn không biết nên bắt đầu như thế nào, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như: “Ý kiến này tại sao lại xuất hiện? Nó đem lại lợi ích cho gì tôi và những người tôi yêu thương? Hành động như vậy có đúng đắn không?” Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận biết và đánh giá được dòng suy nghĩ của mình.

5. Xác định giá trị cốt lõi của bạn

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc chỉ đường dẫn lối cho cuộc sống của mỗi người. Chúng là lý do đằng sau những thứ bạn nói và làm. Đối với việc tăng cường sự tự nhận thức, phát hiện ra những giá trị cốt lõi này chính là điểm mấu chốt. Khi nắm rõ những giá trị này, bạn sẽ luôn biết chính xác thứ mà mình tìm kiếm [trong cuộc sống] – cũng như thứ mình không muốn.

Để làm rõ những giá trị cốt lõi của bản thân, hãy tự nhìn lại những khoảng thời gian mà bạn thấy vui vẻ, thăng hoa hay có khả năng kiểm soát các yếu tố bất ngờ một cách toàn diện. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra thứ có ý nghĩa nhất với bản thân, và từ đó trở thành người mà mình mong muốn.

6. Viết nhật ký

Ảnh: Wild Flowers and Wanderlust

Nhật ký là một cách hiệu quả để tăng khả năng tự nhận thức. Trên thực tế, đây là phương thức hoàn hảo để khám phá các chiến thuật đã được đề cập phía trên. Ví dụ, khi viết về những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể xem lại hoàn cảnh và tìm thứ ra nguyên nhân khiến cảm xúc đó xuất hiện. Nhật ký còn giúp bạn quan sát lại cảm xúc của bản thân. Có thể trước đây, đó là một điều gì đó rất nặng nề, gây đau khổ, song giờ quá khứ ấy đã trở thành một kỉ niệm hài hước khi nhìn lại. Không dừng ở đó, khi đọc lại nhật ký, bạn có thể thấy được mình đã trưởng thành tới nhường nào.

Hãy nhớ rằng: Không có cách viết nhật ký nào đúng hay sai. Đừng ngần ngại thử nghiệm với những cách viết nhật ký khác nhau để trau dồi sự tự nhận thức. Ví dụ như: viết một dòng mỗi ngày trong một khoảng thời gian cố định, hoặc viết trong sổ nhật ký có hướng dẫn với lời nhắc được vẽ sẵn.

Theo Real Simple

Có thể bạn quan tâm:
7 thử thách “siêu nhỏ” giúp bạn yêu thương bản thân “siêu nhiều”
Sống chân thực, và hãy ngừng rao bán chính mình
5 lợi ích tinh thần của việc viết thư tay

Van Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago