Explore

TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử của bộ suit

Cho đến trước khi Cách mạng Pháp nổ ra vào năm 1789, các tòa án Pháp vẫn đưa ra những điều kiện về thời trang nam giới. Theo đó, để tạo cảm giác rằng người đàn ông là người to lớn và dũng cảm, họ nên mặc những bộ đồ với ống tay phồng, đội những bộ tóc giả khổng lồ và đi giày cao gót. Ngoài ra, ý tưởng về một bộ đồ với phần đầu trông càng cao, thì có nghĩa rằng anh ta “càng gần với Chúa”, và điều này đã được áp dụng để tạo ra mũ cho giáo hoàng và loại tóc giả giống với kiểu tóc của nữ ca sĩ Dolly Parton. 

Đến đầu thế kỷ 20, những đôi giày với phần gót độn cao, những trang phục được thiết kế để che giấu vũ khí, hay chiếc áo choàng làm từ lông được chải mượt được cho là kiểu thời trang điển hình của nam giới trong khoảng thời gian này. Từ bộ quần áo này, người đàn ông vừa có thể bảo vệ được hình ảnh của anh ta, vừa thể hiện được thứ bậc xã hội của mình. 

Tuy vậy, không thể nói đến sự phát triển của bộ suit hiện đại mà không nói đến Beau Brummell (1778-1840) – người đã định hình lại thời trang nam giới trong thời đại Nhiếp chính (1811-1820). 

Chân dung Beau Brummell. Ảnh: Wiki

Bộ suit trong thời đại Nhiếp chính (1811-1820)

Theo quan điểm của Brummell, trang phục của nam giới cùng thời đại ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi những quan điểm của triều đình: những chiếc quần dài bó chặt, tay áo ren phồng, áo khoác dài dày và phải đính đá quý, đi kèm là những chiếc gilê sặc sỡ và phải được tô điểm bằng hàng đống phụ kiện.

Để thay đổi điều này, ông tinh chỉnh độ dài cũng như bắt đầu may thủ công và tạo dáng phẳng phiu cho các bộ quần áo. Ông cũng hạn chế tối đa việc đính trang sức, phụ kiện lên trên những bộ đồ này và đồng thời sử dụng những loại vải nhẹ hơn. Những chiếc cravat bằng vải lanh mà ông thắt nút được cho là hình mẫu của loại cà vạt hiện đại, và kiểu áo sơmi ông mặc cũng là kiểu mẫu cho những loại suit ngày nay. 

Ngoài việc thay đổi thời trang nam giới, ông cũng chế giễu phong cách của những người xung quanh bằng sự hóm hỉnh của mình. Một giai thoại cho rằng Brummell hỏi một người bạn rằng người bạn đang đeo thứ gì trên chân. Khi nhận được câu trả lời là giày, Brummell đã bày tỏ sự nghi ngờ và nói rằng: “Tôi cứ tưởng chúng là dép lê cơ đấy.”

Tranh minh họa hình ảnh Beau Brummell trong chiếc áo khoác lông cắt gọn, mang đôi ghệt mắt cá và chiếc mũ chóp. Ảnh: Kean Collection | Getty Images

So với người cùng thời, Brummell cũng ủng hộ những đổi mới trong việc vệ sinh cá nhân: thay vì phụ thuộc vào nước hoa và bột tóc, mọi người nên tắm rửa hàng ngày và thậm chí có thể ngâm mình hàng giờ trong bồn. 

Những cải cách trong thời trang lúc bấy giờ đã khiến ông trở thành biểu tượng vĩnh cửu của thời trang thế kỷ 19. Một bức tượng đồng tạc Beau Brummell tại phố Jermyn – con phố lịch sử thời trang của London – được tạc kèm dòng chữ: “Để thực sự được coi là thanh lịch, một người không nên bị chú ý” (Bản gốc: To be truly elegant, one should not be noticed). 

Qua đấy, Brau Brummell đã đem lại cái nhìn mới về thời trang cho nam giới, và những kiểu quần áo này nhanh chóng được đại chúng hóa và trở thành thước đo về cấp bậc, quy chuẩn về thời trang cho đàn ông.

Cũng vào thời điểm này, cách mạng công nghiệp lần thứ hai nổ ra kéo theo làn sóng di cư vào các thành phố lớn. Những người lao động tại các thành phố lớn cũng tìm kiếm cơ hội đổi đời cho mình, và điều này có nghĩa là phải mặc những bộ cánh theo chuẩn. 

Bộ suit trong thời đại Victoria (1837-1901)

Đến thời đại Victoria, cánh đàn ông bị cuốn theo phong trào của những chiếc áo khoác dài thụng, đi kèm là những chiếc quần tây vừa vặn. Nếu chiếc áo khoác dài thụng có thêm phần vải nhung ở cổ, điều này có nghĩa là người đàn ông đang mặc nó có vô cùng nhiều tiền. Kiểu thời trang này tiếp tục được nam giới yêu thích, cho đến khi chúng bị bộ suit 3 mảnh soán ngôi vào thế kỷ 20. 

Người đàn ông mặc chiếc áo dài thụng và mũ nồi khoảng năm 1855. Ảnh: Hulton Archive | Getty Images

Suits bao gồm áo khoác và quần được may từ cùng một chất liệu, với tên gọi ban đầu là lounge suit – được tạo ra để mặc cho các hoạt động thể thao như đi xe đạp hoặc săn bắn. Khi đấy, suits được chủ yếu làm từ vải tweed.

Vào thời điểm này, nhiều thương hiệu thời trang cũng ra đời và bắt đầu sản xuất hàng loạt các bộ suit. Brooks Brothers, được thành lập tại Manhattan, thành phố New York vào năm 1818 là thương hiệu may mặc lâu đời nhất hoạt động cho đến ngày nay ở Mỹ. Thương hiệu này đã làm ra những bộ suit may mặc sẵn cho giới giàu có. 

Bộ suit trong thời đại Edwardian (1901-1914)

Vào đầu thế kỷ 20, những chiếc áo khoác đuôi tôm – biểu tượng của thời trang xuất hiện trong các buổi gặp mặt trang trọng, cho những doanh nhân – dần được phổ biến với người dân ở các tầng lớp dưới. Những bộ lounge suit cũng dần được sử dụng nhiều hơn mục đích ban đầu của nó, và khắp thành phố hay thị trấn đều có thể thấy người mặc loại trang phục này. Dù nó vẫn được dùng cho các buổi gặp mặt bí mật (thường không có phụ nữ), và thời điểm này nam giới bắt đầu đeo những chiếc cà vạt màu đen.

Tranh minh họa thời trang các bộ suit của 6 người đàn ông từ khoảng những năm 1890 tới 1900. Ảnh: Bettmann

Tại Bắc Mỹ, “sack suit” – một biến thể của lounge suit dần trở nên nổi tiếng. Tuy vậy trừ phần vai, thì nó lỏng lẻo, không vừa và được sử dụng cho các dịp không trang trọng nhiều hơn do không có đường may đè. 

Bộ suit trong thời chiến

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất kết thúc, hầu hết cánh đàn ông đều chọn mặc những bộ suit ngắn có lớp tráng phủ. Những chiếc áo vest dài được coi là hết thời, không còn được sử dụng để mặc trong trang phục hàng ngày và cho các cuộc buổi họp mặt trang trọng. Vào những năm 1920, đàn ông sẽ thường mặc những bộ suit ngắn; nhưng trong những buổi họp trang trọng vào buổi sáng, họ sẽ mặc chiếc áo khoác morning coat (áo vest với phần vạt áo chỉ có một cúc, thường là màu đen hoặc xám Oxford, với phần vạt áo xẻ lại đến vạt sau tới độ dài của đầu gối).

Những người đàn ông trung niên, lớn tuổi hay bảo thủ hơn sẽ vẫn mặc những chiếc áo khoác đuôi tôm (hay còn gọi là “Prince Albert coat”). Những năm 1920 cũng cho thấy sự nổi tiếng của các loại quần âu ống rộng, thẳng trong phong cách của cánh đàn ông. 

Trước năm 1935 (và một lần nữa vào những năm 1970), nam giới thích những chiếc áo suit và áo khoác gilê được may đúng theo số đo và vừa người. Một thay đổi lớn về thời trang suit diễn ra vào năm 1935. Người ta tìm đến những chiếc áo khoác suit rộng hoặc không tay, ống quần âu được may bó lại.

Tuy nhiên, phong cách này lại không được phái nam quá hưởng ứng. Chiếc gilê cũng được “biến tấu”, trở nên không vừa và không thoải mái khi mặc. Những người đàn ông thời trang thay đổi sở thích của mình, tìm đến những chiếc áo khoác với hai lớp độn ở ngực và kiểu thời trang này tiếp tục được yêu thích trong suốt hơn hai thập kỷ tiếp theo. 

Ảnh: Museums Victoria | Unsplash

Bộ suit sau thời chiến – ngày nay

Sau quá trình dân chủ hóa của cải và xu hướng đơn giản hóa sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, bộ suit cũng được tiêu chuẩn và hợp thức hóa. Những chiếc áo khoác được cắt thẳng và không có nhấn eo hay tô eo, và vào những năm 1960, phần ve áo trở nên hẹp hơn. Việc phân phối vải trong thời kỳ chiến tranh đã tạo ra những thay đổi đáng kể về kiểu dáng, làm giảm đi nhu cầu mua những chiếc áo khoác với hai lớp độn ngực. Vào những năm 1980, xu hướng cho kiểu đồ này lại đi theo hướng đơn giản hóa. 

Cho đến hiện tại, suit chủ yếu được dùng để mặc trong những dịp trang trọng hay trong các buổi phỏng vấn. Nếu mặc suit hàng ngày, người mặc có thể giảm các chi tiết cầu kỳ, cũng có thể không cần thắt thêm cà vạt. 

Ảnh: Samantha Gades | Unsplash

Tham khảo MediumWiki

Có thể bạn quan tâm:
TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử ngắn gọn của việc ly hôn
TìmNguồnLẫnGốc: Chiêm tinh học – những thăng trầm và tranh cãi
Bài Tarot – lịch sử của trào lưu Youtube “bốc một tụ bài”

Van Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

9 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

2 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago