Explore

#TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử ngắn gọn của việc ly hôn

Một trong những đạo luật ly hôn sớm nhất mà con người biết đến đã có niên đại khoảng từ những năm 2000 trước Công nguyên, được ghi lại trên các bảng đất sét ở vùng Lưỡng Hà cổ đại.

Lịch sử của việc ly hôn

Thông qua các quy định chính thức hoặc các quy tắc ngầm, xã hội loài người trong suốt chiều dài lịch sử vẫn luôn đưa ra các luật lệ để ràng buộc hoặc cắt đứt mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ như người Inca (thuộc đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kỳ tiền Columbus) từ xa xưa đã có thể khởi động cuộc sống hôn nhân bằng cách “sống thử”. Trong thời gian đó, người đàn ông có thể gửi trả cô gái về nhà mẹ đẻ nếu cảm thấy không phù hợp. Tuy nhiên, sau khi cuộc hôn nhân chính thức được công nhận, họ sẽ phải gắn bó với nhau cả đời.

Kỳ lạ hơn một chút, tại những tộc người iInuit (tên gọi nhóm người bản địa sống ở các vùng Bắc cực của Canada, Đan Mạch, Nga và Hoa Kỳ), người ta không khuyến khích việc ly hôn. Để xử lý những rạn nứt trong hôn nhân, người chồng hoặc vợ có thể đổi đối tác với một cặp đôi khác – miễn là cả bốn người đều đồng ý. 

Lịch sử của việc ly hôn – Ảnh: Pablo García Saldaña

Vai trò của các bên trong việc ly hôn cũng như tại sao điều đó lại xảy ra luôn là chủ đề được bàn luận vô cùng căng thẳng. Ly hôn được coi là một vấn đề vô cùng cấp thiết của xã hội, bao gồm vai trò của tôn giáo, pháp luật, quyền cá nhân…

Các tín ngưỡng, tôn giáo thường đã đặt ra những quy tắc vô cùng chi tiết về chuyện kết hôn và ly hôn. Người Hồi giáo ở châu Phi, Trung Đông và châu Á bắt đầu sử dụng các quy tắc của Kinh Qur’an vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên – theo đó: người chồng có thể ly hôn vợ mình mà không cần lý do và hoặc thỏa thuận, nhưng người vợ vẫn cần sự đồng thuận của người chồng để có thể ly hôn với anh ta. Tại châu Âu, các nhà thờ Thiên chúa giáo bắt đầu kiểm soát chuyện ly hôn từ thế kỷ 11 trở đi. Trong khi các Nhà thờ Công giáo cấm hoàn toàn việc này, thì các nhà thờ Tin lành lại cho phép ly hôn trong một vài trường hợp nhất định, đặc biệt là nếu có ngoại tình. 

Đến cuối thế kỷ 18, một loạt thay đổi diễn ra đã kéo theo việc định hình luật ly hôn trên thế giới. Sau nhiều thế kỷ xung đột Tôn giáo, người châu Âu thúc đẩy việc quản lý nhà nước tách rời khỏi sự kiểm soát tôn giáo. Các tòa án thế tục dần dần tiếp quản nhiều vấn đề trong xã hội, bao gồm: giáo dục, phúc lợi xã hội, y tế, hôn nhân và cả chuyện ly hôn. Sau đấy Cách mạng Pháp nổ ra, mở ra những điều luật ly hôn đầu tiên, qua đấy cho phép đàn ông và phụ nữ ly hôn nếu xảy ra những lý do như: ngoại tình, bạo lực, bỏ rơi, hoặc đơn giản là cả hai bên đều đồng thuận ly hôn. 

Lịch sử của việc ly hôn

Mặc dù sự tiến triển này không đồng đều, nhưng đạo luật này vẫn đã lan rộng ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số thuộc địa của châu Âu vào thế kỷ 19. Dù vậy, việc phụ nữ đề xuất ly hôn vẫn bị giới. Cụ thể việc ngoại tình của phụ nữ sẽ bị đánh giá, lên án gắt gao hơn so với đàn ông. Ví dụ như khi phát hiện ra vợ mình không chung thuỷ, người đàn ông có thể từ bỏ người bạn đời ngay lập tức. Ngược lại, phụ nữ sẽ cần bằng chứng cho việc chồng mình đã ngoại tình, kèm theo đó là một bằng chứng cho thấy người chồng đã xúc phạm đến cô ta. Tiêu chuẩn kép này đã có lúc được viết thành luật, phải đến tận thế kỷ 20, lý do ly hôn vì hứng chịu bạo lực gia đình từ người chồng mới bắt đầu được công nhận.

Mặc dù những đạo luật mới đã mở rộng nhiều lý do hợp pháp cho việc chấm dứt hôn nhân, nhưng những nguyên tắc, tư tưởng cơ bản liên quan đến tôn giáo vẫn được giữ lại. Theo đó, các cặp vợ chồng chỉ có thể chia tay bạn đời nếu một trong hai có những sai lầm nhất định.

Vấn đề này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho người trong cuộc. Trong thế kỷ 20, nhiều cặp đôi ở Mỹ đã phải dùng đến phương án thuê diễn viên để trèo lên giường của người vợ hoặc chồng nhằm chụp lại bằng chứng ngoại tình (dù người trong cuộc vẫn còn mặc nguyên quần áo). Chỉ đến những năm 1960 và 1970, nhiều quốc gia và các thành phố mới chấp nhận luật ly hôn không có lỗi. Trong đó, các cặp đôi có thể ly hôn mà không cần chứng minh đời sống vợ chồng có vấn đề và cũng không cần sự đồng thuận từ nửa kia.

Một phân cảnh trong bộ phim Divorce American Style (1967). Ảnh: Prod Images

Việc chuyển đổi từ các quy tắc văn hóa và tôn giáo sang những quy định do nhà nước ban hành vẫn còn lộn xộn và nhiều lỗ hổng. Nhiều người vẫn phớt lờ các luật lệ từ chính phủ để làm theo những quy ước cá nhân hoặc nguyên tắc của tổ chức. Cho đến ngày nay, các Giáo hội Công giáo vẫn không chấp nhận hình thức ly hôn – bất kể điều này đã được pháp luật đồng thuận.

Tại một vài khu vực như ở Ấn Độ, luật ly hôn theo phong cách phương Tây được coi là do ảnh hưởng của chế độ thực dân. Người dân tại những khu vực này vẫn tiến hành việc ly hôn theo các quy ước tôn giáo. Ở nhiều nơi trên thế giới, dù rằng luật pháp cho phép sự bình đẳng trong việc chấm dứt hôn nhân, song những thiên vị trong hệ thống luật pháp, kỳ thị văn hóa và áp lực xã hội vẫn có thể khiến việc ly hôn trở nên khó khăn với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Ngay cả khi không chịu thiệt thòi về pháp luật hay tôn giáo, điều kiện kinh tế và xã hội vẫn khiến việc quay trở lại cuộc sống độc thân của nữ giới gặp khó khăn.

Trong hoàn cảnh lý tưởng, ly hôn cho phép người ta giải phóng bản thân khỏi sự ràng buộc, thoát khỏi những lý do khiến mình bất hạnh, đau khổ. Tuy nhiên trong thực tế, việc xử lý mối quan hệ vợ chồng chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Dù đã chấm dứt, song vẫn sẽ luôn có sự liên quan giữa các cặp đôi. Ngoài ra, dù là nam hay nữ, ta cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc bắt đầu một cuộc sống mới. Đây sẽ còn là những vấn đề phức tạp, liên tục cần giải pháp của cả khía cạnh đạo đức lẫn cảm xúc.

Tác động của việc ly hôn

Với các cặp đôi

Một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Nam giới (Journal of Men’s Health) cho thấy người lớn ly hôn, cả nam và nữ, đều có xu hướng trầm cảm, bệnh tật, lạm dụng chất kích thích cao hơn những cặp đôi kết hôn. 

Lịch sử của việc ly hôn – Ảnh: Giulia Bertelli

Với những đứa con

Con của các cặp ly hôn dễ có khả năng xa lánh xã hội, nhạy cảm hơn bình thường, và dễ gặp vấn đề trong tâm lý. Nếu không được tư vấn, quan tâm đầy đủ, đứa trẻ có thể lặp lại những vấn đề giống như bố mẹ trong các mối quan hệ tương lai. Để hạn chế vấn đề này, phụ huynh cần phải đảm bảo tâm lý cho đứa trẻ cũng như dành thời gian chăm sóc để các bạn nhỏ có thể phát triển lành mạnh

Theo TedMarriage

Có thể bạn quan tâm:
Advent Calendar (Lịch mùa Vọng) – 25 ô lịch phép màu cho mùa Giáng sinh
7 câu nói chữa lành thì ít, gây tổn thương thì nhiều
TìmNguồnLẫnGốc: ASMR thị giác là gì mà sao não bộ lại bị mê hoặc và thoả mãn đến thế?

Van Nguyen

Recent Posts

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

16 giờ ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

2 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

3 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

4 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

4 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

4 ngày ago