Khi nói đến Giáng sinh, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh các gia đình đoàn tụ, những cây thông được trang trí rực rỡ, ông già Noel và những hộp quà đầy ắp tình yêu. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến một món đồ đơn giản, gắn liền với lịch sử trong suốt những ngày lễ này: bộ lịch mùa Vọng.
Bắt nguồn từ nét đẹp truyền thống kéo dài hàng thế kỷ tại những nhà thờ theo đạo Chúa, phiên bản đầu tiên của chiếc lịch mùa Vọng đã ra đời vào thế kỷ 19. Người ta tin rằng bộ lịch có chứa những thông điệp tâm linh về sự hy vọng và sự mong đợi của người sở hữu nó.
Mùa Vọng là gì?
Lấy nguồn gốc từ chữ “adventus” – trong tiếng La-tinh nghĩa là “đến”. Mùa Vọng là giai đoạn khoảng 4 tuần trước khi Giáng Sinh, dùng để đánh giấu thời điểm diễn ra Lễ Hiển Linh, mùa Chay, lễ Phục Sinh và lễ Hiện xuống. Với lịch sử kéo dài hơn 1500 năm và là một phần trong truyền thống Cơ đốc giáo, ngày nay ở những nơi không sử dụng lịch nhà thờ, mùa Vọng vẫn được coi là một phần của mùa Giáng sinh.
Lịch sử của Lịch mùa Vọng
Truyền thống vô cùng thú vị liên quan đến lịch mùa vọng bắt đầu vào giữa thế kỷ 19, khi các gia đình Đức đếm ngược từng ngày cho đến Giáng sinh bằng cách dùng phấn tô lên cửa hoặc tường. Người ta tính cũng tính xem còn bao nhiêu ngày nữa Noel sẽ diễn ra bằng việc thắp nến, hoặc treo bức tranh cầu nguyện lên tường.
Sự phổ biến của Lịch mùa Vọng ngày càng lan rộng nhờ sản phẩm của một thợ in người Đức tên là Gerhard Lang. Gerhard Lang đã thiết kế bộ lịch đặc biệt này để tưởng nhớ người mẹ của mình. Khi còn nhỏ, ông từng nhận 24 chiếc bánh quy được đính vào các chiếc hộp do mẹ ông tự làm. Mỗi ngày, ông được ăn một chiếc bánh, cùng những lời trích hoặc hình ảnh liên quan đến kinh thánh. Khi trưởng thành đã giúp ông bắt tay vào sáng tạo ra chiếc lịch mùa Vọng in bằng bìa cứng và thương mại hóa đầu tiên vào năm 1908.
Trong Thế chiến thứ Hai, việc phân phối giấy từng gặp rất nhiều khó khăn, khiến cho lịch mùa Vọng phải ngừng sản xuất trong một thời gian dài. Sau khi hoà bình trở lại, một số công ty in ấn đã phục hồi lại truyền thống này. Tại Mỹ, loại lịch này trở nên đặc biệt nổi tiếng nhờ sự kiện Tổng thống Dwight Eisenhower đã mở những ô lịch mùa Vọng cùng các cháu và gia đình vào những năm 1950. Tại thời điểm đó, những ô lịch thường chứa những món quà đơn giản như: sô-cô-la hay một món đồ chơi nhỏ sau mỗi cánh cửa.
Sự thịnh hành ngày nay của Lịch mùa Vọng
Ngày nay, Lịch mùa Vọng không chỉ giới hạn ở trong bối cảnh của gia đình. Ngoài việc để mừng ngày Giáng sinh, lịch mùa Vọng cũng có thể được dùng để tặng quà theo ngày. Song song với đó, nhiều hãng thời trang hay mỹ phẩm cũng làm ra phiên bản lịch mùa Vọng của riêng mình để bán những món đồ của thương hiệu.
Một số lịch mùa Vọng của các nhãn hàng năm nay bao gồm:
Chiếc lịch mùa Vọng của Chanel bao gồm hai màu đen – trắng, với phần hộp tái hiện lại loại nước hoa CHANEL N°5 huyền thoại cùng nhiều loại mỹ phẩm, phụ kiện của hãng. Thay vì bắt đầu vào ngày mùng 1, chiếc lịch lại bắt đầu từ con số 5.
Lịch mùa Vọng của Tiffany & Co. là sản phẩm in hình bức tranh “Equals Pi” của cố nghệ sĩ Jean-Michel Basquiat, với phần tủ gỗ sồi trắng cao 4 feet. Bộ lịch vẫn bao gồm những món trang sức đắt tiền và tinh tế của Tiffany & Co. Vì thế, không ngạc nhiên nếu bộ lịch này có mức giá “gây shock” lên tới 150.000$.
Bộ lịch mùa Vọng của thương hiệu diptyque được nghệ sĩ Ugo Gattoni trang trí, bao gồm 25 sản phẩm từ nến thơm cho gia đình, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cơ thể với kích cỡ và kiểu mẫu đa dạng. Từ mùi hương gỗ Feu de Bois, đến hương thơm yêu thích của đông đảo người yêu thích như Baies trái cây. Dù là món quà giáng sinh, song những sản phẩm này chắc chắn có thể được sử dụng vào mọi ngày trong năm.
Lịch mùa Vọng là một món quà dịp Giáng Sinh thú vị bậc nhất cho những người thích khám phá, khi có thể thử nghiệm tất cả sản phẩm ở kích cỡ mini trước khi quyết định mua phiên bản cỡ lớn. Chúng ta ai chẳng thích một chút bất ngờ mỗi ngày?
Có thể bạn quan tâm:
TìmNguồnLẫnGốc: Vì sao muối lại quan trọng đến vậy?
Nồi cơm điện – lịch sử của món đồ gia dụng khiến trẻ con bị mắng nhiều nhất
TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử mạng xã hội – dòng chảy kì lạ và kì diệu