Lifestyle

#Nghĩ: Mặc cảm thiếu cơ bắp – nỗi ám ảnh không thể nói của đàn ông

Ngay cả những kế hoạch “làm bạn với phòng gym” lành mạnh nhất cũng có thể chứa những khát vọng thẩm mỹ tiêu cực hoặc phi thực tế. Đặc biệt là khi một cơ thể cơ bắp bỗng trở thành một chuẩn mực ngoại hình với cánh đàn ông

I. Chứng rối loạn cơ bắp là gì?

Nguồn ảnh: Singhealth

Nam diễn viên Matthew McGorry – người được biết đến với vai quản ngục trong Orange Is the New Black đã tiết lộ với tờ Medium rằng anh từng có tiền sử rối loạn ăn uống. Nguyên nhân là bởi nhà sản xuất nói với anh, nếu cân nặng tăng lên quá nhiều, anh có thể sẽ bị cắt vai diễn. “Trong suốt thời gian dài, tôi đã cho rằng ‘mũm mĩm’ chính là thảm hoạ tồi tệ nhất mà một người đàn ông gặp phải. Cơ thể của nam giới phải là hình ảnh thực tế của các tính từ mạnh mẽ, cứng rắn, và gồ ghề.” – McGorry chia sẻ.

Câu chuyện của chàng diễn viên đã cho chúng ta thấy chứng rối loạn ăn uống và sự lo lắng về ngoại hình không chỉ là cơn ác mộng của riêng phụ nữ. Chứng chán ăn sẽ không bỏ qua bất cừ ai nếu họ luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ cho dù có cố gắng thế nào đi nữa thì cơ thể mình không bao giờ đủ cơ bắp. Tình trạng này được công nhận là phổ biến hơn ở nam giới mặc dù một số phụ nữ tập thể hình cũng đã được báo cáo với các triệu chứng tương tự. Nếu chán ăn có thể khiến cơ thể suy nhược thì chứng “ám ảnh cơ bắp” (hay còn gọi là rối loạn cơ bắp) có thể tóm tắt như một nỗi sợ hãi về việc cơ thể không xuất hiện đủ các múi cơ, quá gày, quá béo…

Sự lo lắng kéo dài này khiến họ liên tục so sánh vóc dáng của mình với người khác (“Tại sao tôi không thể khỏe như anh ấy?”), Lo lắng rằng cơ thể của họ không “bình thường” hoặc “hoàn hảo” trong mắt người khác (“Có vẻ như nỗ lực tập gym của mình là chưa đủ, thật thất bại, cơ thể mình không cơ bắp chút nào”). Kết quả là họ sẽ dành phần lớn thời gian để soi gương, chối bỏ bản thân mình. Theo NHS, chứng rối loạn cơ bắp có thể dẫn đến trầm cảm, tự làm hại bản thân hoặc nghiêm trọng hơn là tự sát.

Nỗi ám ảnh về một cơ thể cân đối chính là một nhân tố chính của văn hoá ăn kiếng và việc ép mình vào một lối sống có vẻ lành mạnh xong thực chất lại che giấu những khát vọng thẩm mỹ cực đoan, có phần phi thực tế – Ví dụ như đưa lượng mỡ thừa trong cơ thể về con số giống siêu sao bóng đá Ronaldo. Trước những áp lực quá nặng nề của cái đẹp thời hiện đại cũng như sự đánh giá của xã hội, nhiều người đàn ông đã phải “chạm khắc” cơ thể đầy cơ bắp của mình mình với những chế độ ăn kiêng khắt khe như Keto hoặc Paleo, bất chất phương pháp này có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là khi đồng hoá steroids.

Nguồn ảnh: Geuble Deng

II. Những lý tưởng thể hình phi lý

Một người đàn ông tên là Magistrale đến từ Trung tâm rối loạn ăn uống ở Puglian cho biết: “Nam tính độc hại đã tạo ra những lý tưởng hình thể phi lý.” Anh chia sẻ rằng cộng đồng thể hình trong phòng Gym đã tự xây dựng cho mình một đế chế độc tài đầy quyền lực. Trong đó, giá trị của nam giới được phân chia đơn giản theo hai giai cấp là: ‘cơ thể chuẩn mực’ và ‘cơ thể khiếm khuyết.’ Tôi vẫn nhớ có một chàng trai từng viết trên một diễn đàn thể hình rằng: ‘tôi không nghĩ rằng mình muốn đi chơi với một cô gái khi bắp tay tôi chưa to được 44 centimet.’ Mọi thứ ở trong phòng tập dường như chỉ xoay quanh vấn đề ngoại hình.”

Mặc dù câu chuyện này có vẻ cực đoan với một số người, nhưng theo Magistrale đây chính là dấu hiệu để mọi người đề phòng. “Ai cũng cần phải nhận ra tiếng chuông cảnh báo nếu khát vọng tăng cơ bắp chiếm hết thời gian của bản thân, khiến bạn bỏ bê các mối quan hệ và bắt đầu các hành vi cướng bức bản thân. Rắc rối không đến từ vấn đề thể lực, nó đến từ suy nghĩ phiến diện rằng tập gym chính là giải pháp cải thiện mọi vấn đề. Nếu bị ám ảnh thái quá, nỗi xấu hổ vì cơ thể của chính mình sẽ không bao giờ biến mất.

Thực tế là nam giới rất khó yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác. Nếu so sánh với phụ nữ, ta có thể dễ dàng nhận ra nữ giới có nhiều hình mẫu và sự khích lệ trong việc chấp nhận vẻ đẹp của mình hơn đàn ông. Những bộ phim điện ảnh thường chú trọng vào câu chuyện của các cô gái xấu xí, những cô nàng quá khổ về cân nặng được cổ vũ đi tìm hạnh phúc bất chấp hạn chế về mặt ngoại hình. Nam giới thì không. Họ phải chịu đựng những áp lực đó trong im lặng. Với sức ảnh hưởng của mạng xã hội, quan điểm đùa cợt về “gym-to-death” (tập đến chết) đã trở thành một điều phổ biến. Cuối cùng, những lời kêu cứu, sự ngăn cản sẽ chỉ đến từ những người mẹ, những cô bạn gái đang đặc biệt lo lắng.

“Nếu một vài năm trước, trang cá nhân của tôi xuất hiện đầy những nội dung của #fitspo, nhắc nhở người dùng rằng hãy xoá sạch sự tồn tại của chiếc bánh quy mà bạn vừa ăn bằng cách hùng hục trong phòng thể hình, thì giờ đây newsfeed đã tràn ngập những bài viết truyền cảm hứng. Đó có thể là bài nghiên cứu về ‘Phục hồi khỏi chứng rối loạn ăn uống’, ‘phản đối hội chứng sợ béo phì’, ‘sống hạnh phúc với cơ thể mình’. Đáng ngạc nhiên là hầu như tất cả những nội dung này đều do phụ nữ tạo nên” – Magistrale chia sẻ.

Nguồn ảnh: Geuble Deng

III. Những dấu hiệu tích cực

Đáng mừng là không lâu sau đó, phái mạnh cũng đã dũng cảm đứng lên nói về những vấn đề của mình. Một người đàn ông tên là Riccardo Onorato, hay còn gọi là Guy Overboard đã tạo ra một trang blog để truyền đi những thông điệp tươi sáng, cởi mở hơn về mối quan hệ của nam giới và thức ăn, cơ thể cũng như cảm xúc của mình. Anh nhận ra dù là đàn ông hay phụ nữ, con người đều đang phải chiến đấu trong việc tìm ra những bộ quần áo phù hợp với các số đo, ai ai cũng khát khao được khen ngợi về ngoại hình. ” Tôi muốn mọi người biết là một người đàn ông dù có chất giọng nam tính hay ngoại hình hoàn hảo đều có thể bị tổn thương và hoài nghi chính mình.”

Xu hướng tình dục cũng đóng vai trò quan trọng trong “mặc cảm thiếu cơ bắp.” Người đồng tính là một trong những đối tượng bị ám ảnh mạnh mẽ nhất về ngoại hình và các múi cơ. Về cơ bản, giới tính thứ ba vẫn đang phải đối diện với sự kỳ thị, cái nhìn dè dặt từ cộng đồng. Do đó, rất khó để họ có thể cảm thấy an toàn và tự do sống với cơ thể mình. Để khắc phục nỗi lo này ,họ sẽ xu hướng ép cân, thiết kế những buổi tập thể dục khắc nghiệt nhằm cải thiện tối đa hình thể. Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia Hoa Kỳ, trong khi chỉ 5% tổng dân số nam được cho là đồng tính, 42% nam giới mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ xác định là đồng tính nam.

IV. Đôi lời kết cho mặc cảm thiếu cơ bắp

Có thể khẳng định rằng so với nam giới, phụ nữ có nhiều áp lực về ngoại hình hơn. Họ liên tục phải cải thiện hình thể, nâng cấp sắc đẹp, cũng như tiếp nhận vô số lời lời bình luận về cơ thể từ trên mạng cho đến ngoài đời, từ môi trường học đường cho tới khi đi làm. Song tất cả chúng ta đều có thể là nạn nhân của áp lực hình thể. Cuộc chiến chống lại việc cưỡng ép chính mình để làm hài lòng xã hội không phải là vấn đề của riêng ai. Những khuôn mẫu, ảo tưởng về đôi tay cơ bắp, một vòng eo sáu múi, một bộ mông căng tròn vô hình chung đều có thể trở thành một loại văn hoá áp bức.



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Hội chứng sợ thân mật và cảm giác “mình không xứng đáng được yêu”
Làm thế nào để biết người đối diện có đáng tin cậy hay không?
Schadenfreude – Vì sao ta thấy vui khi người khác buồn?
Doomscroll: Thói quen dìm mình trong tin buồn
Người cao tuổi có phải đối tượng hy sinh của các thời kỳ xã hội?








Linh Nguyen

Viết những điều mình muốn đọc.

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

23 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago