Khi một người từ nhỏ đã phải mang theo gánh nặng chăm sóc những người lớn tuổi hơn, sẽ để lại những hệ luỵ sau này khi trưởng thành. Đây được gọi là hiện tượng parentification.
Hãy nghĩ lại xem thử: Có bao giờ bản thân bạn cảm thấy rằng mình đã bị ép buộc phải chăm sóc bố mẹ hoặc anh chị em khi bản thân vẫn còn là một đứa trẻ không? Rằng có thể bạn đã phải gồng mình để trở thành người lớn, trước khi sẵn sàng đảm nhận vai trò đó?
Trong đại đa số các mối quan hệ cha mẹ và con cái lành mạnh, cha mẹ sẽ là người cho đi và con cái là người nhận lại. Vai trò của cha mẹ là cung cấp sự chăm sóc và tình yêu vô điều kiện để con cái có thể tập trung năng lượng vào việc học hỏi và phát triển.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự ổn định và nội lực để trở thành kiểu cha mẹ như vậy. Thay vào đó, họ có thể dựa dẫm vào con cái theo những cách không phù hợp. Kết quả là một hiện tượng được gọi là “sự trưởng thành cưỡng ép” hay “phụ huynh hoá” (parentification).
Thông thường, những người cha và người mẹ được kỳ vọng là sẽ trao cho con cái tình yêu vô điều kiện và chăm lo các nhu cầu vật chất của chúng (như thức ăn, chỗ ở, tạo dựng cấu trúc sinh hoạt hàng ngày). Những đứa trẻ có sự an toàn về mặt cảm xúc và được đáp ứng các nhu cầu vật chất thường có thể tập trung năng lượng vào việc phát triển, học hỏi và trưởng thành. Tuy nhiên, đôi khi điều này bị đảo ngược.
Thay vì cho đi, những đấng sinh thành đấy lại lấy đi từ con cái. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể giao phó những trách nhiệm của mình cho con; và đôi khi, đứa trẻ sẽ tự nguyện đảm nhận những nhiệm vụ đó. Bởi vì có lẽ, những đứa trẻ đấy cũng học được rằng việc tiếp quản trách nhiệm của cha mẹ là cách duy nhất để trì sự gắn bó với họ.
Từ đó, ta có thể hiểu parentification là một hiện tượng khi mà đứa trẻ phải đảm nhận vai trò và trọng trách của một người lớn trong gia đình; đặc biệt là chăm sóc cha mẹ hoặc anh chị em, khi đáng lẽ chúng vẫn còn trong giai đoạn cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ người lớn.
Có 2 dạng chính của parentification:
Parentification có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ, làm tăng cảm giác trách nhiệm và căng thẳng không phù hợp với độ tuổi của chúng.
Không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể chăm sóc đầy đủ các nhu cầu về thể chất và cảm xúc của con cái. Trong một số gia đình, đứa trẻ đảm nhận vai trò người chăm sóc để duy trì sự hoạt động của cả gia đình. Hiện tượng “trưởng thành cưỡng ép” có thể xảy đến khi cha mẹ gặp vấn đề về thể chất hoặc cảm xúc, chẳng hạn như:
Parentification ngoài ra cũng có thể xảy ra khi gia đình gặp những biến cố lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như:
Chúng ta lớn lên qua việc học và quan sát môi trường, theo dõi và bắt chước những gì mà người chăm sóc chúng ta làm mẫu; từ đó, tạo ra một kịch bản về những hành vi được coi là “bình thường” trong những năm định hình đó.
Tuy nhiên, việc giao cho một đứa trẻ các vai trò của người lớn không phải là hành vi bình thường chút nào. Làm sao một đứa trẻ có thể biết được rằng, nếu bố có vấn đề về bia rượu và mẹ yêu cầu chúng chăm sóc ông ấy mỗi khi uống quá nhiều, điều đó lại không phù hợp? Khi còn nhỏ, chúng ta có thể bị xúi dục để đảm nhận vai trò này, ngay cả khi chúng ta không yêu cầu và cũng không đủ năng lực để đối mặt với nó.
Hoặc, làm sao một đứa trẻ có thể biết nói gì hay làm gì khi bố bỏ rơi gia đình và để mẹ một mình chăm sóc những người con? Bà ấy có thể quay sang đứa nhỏ đó để tìm kiếm sự an ủi khi chính bà cảm thấy quá tải hoặc dễ bị tổn thương, ngay cả khi chúng ta không muốn đảm nhận vai trò này. Đây chính là những trường hợp ép buộc những đứa trẻ phải trở thành một người lớn.
Parentification có thể ảnh hưởng đến bản thân ta theo nhiều cách. Khi được giao phó một vai trò không phù hợp, bạn có thể trở nên ám ảnh về việc kiểm soát mọi chuyện hoặc cảm thấy oán giận người chăm sóc của mình.
Một mặt, bạn có thể muốn hỗ trợ, động viên hoặc giúp đỡ họ; nhưng mặt khác, bạn có thể cảm thấy khinh thường khi nhu cầu của mình không được đáp ứng, hoặc khi nhìn thấy người chăm sóc “yếu đuối” vì không tự giải quyết được vấn đề của họ. Điều này đặc biệt phổ biến trong các tình huống mà người chăm sóc không thể tự chăm sóc bản thân do các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc lạm dụng chất kích thích, và họ quay sang bạn để liên tục “sửa chữa” mọi thứ.
Nếu lớn lên là một đứa trẻ phải đảm nhận vai trò chăm sóc như một phụ huynh, bạn có thể đã quá quen thuộc với một mô hình đã được thiết lập sẵn, bao gồm: mâu thuẫn với cha mẹ, sợ hãi họ và hành vi xoa dịu; trong mối quan hệ đó, có lúc bạn phải tiến đến gần để giúp đỡ và chăm sóc cha mẹ, nhưng đồng thời cũng có lúc bạn muốn né tránh vì những áp lực và trách nhiệm quá sức.
Là một đứa trẻ bị “phụ huynh hoá”, bạn đã phải học cách quan sát hành vi của người chăm sóc mình một cách cẩn thận để nhận biết dấu hiệu về việc bạn cần làm gì tiếp theo, bao gồm vai trò mà bạn phải đảm nhận. Điều này tạo ra một sự đối lập nội tại, vì bạn vừa phải sợ hãi vừa oán giận người chăm sóc của mình, nhưng đồng thời lại có trách nhiệm chăm sóc họ. Sự chia rẽ này làm cho cảm xúc trở nên phức tạp, bởi vì bạn phải chăm lo cho một người mà bản thân lại không cảm thấy an toàn hoặc thoải mái bên cạnh.
Khi có sự đảo lộn về vai vế như thế này, điều đó sẽ dẫn đến cảm giác an toàn trong gia đình bị phá vỡ.
Cụ thể, khi cha mẹ không thể bảo vệ con cái khỏi nguy hiểm trong gia đình, có thể là do say rượu hoặc do tình trạng sức khỏe tâm thần suy giảm, đứa trẻ sẽ phải đảm nhận vai trò của người chăm sóc. Nghĩa là thay vì được cha mẹ chăm sóc, đứa trẻ phải đảm bảo cha mẹ uống thuốc đúng giờ hoặc giúp họ tắm rửa nếu họ gặp vấn đề về sức khỏe.
Biết là sẽ không phù hợp, nhưng đứa trẻ đó vẫn phải làm để giữ cho gia đình không tan rã Điều này có thể gây ra những tổn thương tâm lý, và theo thời gian, những hành vi này có thể trở thành “bình thường” trong gia đình, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng sang chấn liên thế hệ (inter-generational trauma).
Bất kỳ ai đã trải qua hiện tượng parentification đều có thể mang những tổn thương này vào cuộc sống trưởng thành của mình, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm. Dấu hiệu đó có thể bao gồm:
Nhiều người khi trưởng thành đã học sai rằng, nếu họ có câu trả lời cho mọi thứ và chăm lo cho mọi người – trong khi bỏ qua nhu cầu của chính mình, nghĩa là họ sẽ nhận lại được tình thương của những người đó. Một số khác lại có xu hướng chọn những bạn đời với quá khứ khắc nghiệt, để rồi họ là người ra tay giúp đỡ hoặc cứu người đó khỏi những đau khổ của họ, tất cả chỉ vì hi vọng họ sẽ được trân trọng.
Những người trưởng thành từng bị “phụ huynh hoá” thường sẽ từ bỏ bản thân. Mỗi khi họ nhận được một chút tình cảm từ người mà họ yêu, điều đó lại càng củng cố hành vi chăm sóc người khác để nhận lại sự trân trọng. Theo thời gian, họ có thể dần đánh mất chính mình, cùng với khả năng tự chủ và những nhu cầu cá nhân. Họ có thể trở nên tê liệt, mất kết nối với cảm xúc của mình, mất giá trị bản thân; và điều này càng khiến họ phụ thuộc quá mức.
Hơn nữa, sự mất mát bản thân này không những dừng lại ở đó đâu. Điều đáng lo ngại nhất là trải nghiệm này khiến người đấy dễ rơi vào các mối quan hệ chỉ được tạo bởi sự tổn thương, vì hạt giống của sự bất ổn đấy đã được gieo từ thời thơ ấu. Những mối quan hệ này thường xoay quanh việc chăm sóc người khác, thậm chí chọn những bạn đời có tính tự hủy hoại hoặc lạm dụng vì nó mang lại cho người đấy cơ hội để chăm sóc.
Hoàn toàn là có thể! Nhưng như những điều khác trong cuộc sống, không có gì đáng giá mà lại đến dễ dàng cả. Bạn sẽ phải đối diện với những gì mình đã trải qua trong thời thơ ấu, và những cảm xúc giận dữ hay oán giận có thể xuất hiện.
Nhiều người thường nói rằng những ai trải qua quá trình parentification giống như bị nhận phần thua thiệt trong cuộc sống vậy, không có được những trải nghiệm của một tuổi thơ lành mạnh và hạnh phúc như bạn bè cùng trang lứa. Việc cảm thấy bị xa lánh và nghĩ rằng cuộc sống đã đối xử bất công với mình là điều tự nhiên (bởi thực tế là nó đúng như vậy). Không ai nên phải gánh vác những vai trò không phù hợp với sự phát triển của mình, hay coi nhẹ nhu cầu của bản thân cả.
Khi bắt đầu quá trình chữa lành, bạn cần sẵn sàng học cách thiết lập và duy trì những ranh giới mới cho chính mình. Hãy đánh giá lại chất lượng các mối quan hệ trong cuộc sống. Bạn cần loại bỏ những người củng cố vai trò cũ của mình, hoặc không chấp nhận rằng mối quan hệ cần phải thay đổi theo hướng tốt hơn, để bạn có thể tiếp tục hành trình tìm lại bản thân mình.
Và đương nhiên, phương án cuối cùng vẫn là hãy đến những cơ sở trị liệu. Có thể bạn sẽ có rất nhiều nỗi đau và ký ức ùa về, và chúng cần được giải quyết trong một môi trường an toàn và có đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết.
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…