#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tường cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.
Trong đêm ngày 03.12, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố thiết quân luật lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ.
Và mặc dù ngay vào sáng hôm sau, tuyên bố trên đã được gỡ bỏ, và vào ngày 07.12, tổng thống Yoon đã đưa ra lời xin lỗi về việc ban hành thiết quân luật và cam kết rằng ông sẽ không thực hiện điều này lần nữa; động thái đầy bất ngờ trên đã khiến người dân và các doanh nghiệp Hàn Quốc rơi vào trạng thái hoang mang trước sự bất định.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu còn tiếp tục diễn biến ra nhiều ngày, tháng, thậm chí nhiều năm; thì hình thức điều hành đất nước này sẽ ảnh hưởng đến bối cảnh kinh doanh ra sao? Hãy cùng The Millennials Life đi sâu vào tìm hiểu những câu hỏi cấp bách này, để làm sáng tỏ những phức tạp của thiết quân luật trong thế giới hiện đại.
Hãy tưởng tượng bạn thức dậy trong một đất nước nơi quân đội đảm nhiệm các vai trò vốn thuộc về chính quyền dân sự thử – đó chính là thiết quân luật đấy! (tiếng Anh: Martial law).
Đây là việc tạm thời áp đặt quyền kiểm soát trực tiếp của quân đội lên các chức năng dân sự thông thường của chính phủ. Thiết quân luật thường được tuyên bố trong những thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, chẳng hạn như chiến tranh, thiên tai, hoặc tình trạng bất ổn dân sự lớn khi các cấu trúc chính phủ hiện tại không đủ khả năng duy trì trật tự.
Dưới thiết quân luật, quân đội nắm quyền thực thi pháp luật, quản lý trật tự công cộng, và bảo đảm an ninh quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc đình chỉ các quyền tự do dân sự, kiểm duyệt truyền thông, và áp đặt lệnh giới nghiêm.
Mặc dù được coi là biện pháp tạm thời nhằm khôi phục ổn định, việc tuyên bố thiết quân luật thường gây tranh cãi về sự cân bằng giữa an ninh và tự do cá nhân.
Thiết quân luật không giới hạn ở một khu vực hay loại hình chính phủ nào; đây là công cụ mà nhiều quốc gia đã sử dụng trong toàn bộ tiến trình lịch sử con người, mỗi nơi lại có bối cảnh và hệ quả riêng. Dưới đây là một số ví dụ:
Việc tuyên bố thiết quân luật tạo ra những làn sóng chấn động trong mọi mặt của xã hội, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh doanh vốn rất nhạy cảm. Dưới đây sẽ là các tác động xấu mà thiết quân luật có thể làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp tại nước đó:
Nhưng ngoài những tác động trước mắt, thiết quân luật còn có thể để lại những hệ quả sâu rộng đối với môi trường kinh doanh dài hạn:
Mặc dù thiết quân luật được coi là công cụ để khôi phục trật tự trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng việc áp dụng nó luôn gây ra nhiều tranh cãi. Các nhà sử học cho rằng thiết quân luật thường được sử dụng cục đoan, như một cái cớ để củng cố quyền lực độc tài, làm suy yếu các thể chế dân chủ và xâm phạm quyền tự do dân sự. Trong khi đó, những người ủng hộ thì cho rằng thiết quân luật là cần thiết để ngăn chặn hỗn loạn và bảo vệ an ninh quốc gia.
Tuyên bố mới đây tại Hàn Quốc đã khơi dậy những cuộc tranh luận gay gắt về sự cần thiết và nguy cơ lạm dụng quyền lực nếu thiết quân luật được thực thi lâu dài. Các lãnh đạo phe đối lập coi đây là một chiến thuật phi dân chủ nhằm duy trì quyền lực, trong khi những người ủng hộ cho rằng đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước trước bất ổn chính trị.
Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của thiết quân luật là việc cân bằng giữa đảm bảo an ninh và tránh sự đàn áp bất đồng chính kiến. Dù sự tham gia của quân đội có thể mang lại sức mạnh cần thiết để dập tắt bất ổn, nhưng nó cũng đặt ra những lo ngại khi ảnh hưởng đến quyền tự do dân chủ và nguy cơ vi phạm nhân quyền.
Ngoài ra, ý kiến khác lại đào sâu thêm về động cơ thực sự đằng sau tuyên bố thiết quân luật. Liệu đó có thực sự là phản ứng trước một cuộc khủng hoảng quốc gia, hay chỉ là chiến lược nhằm dập tắt phe đối lập chính trị và củng cố quyền lực? Bởi trong nhiều trường hợp, kịch bản thứ 2 dường như luôn xảy ra, dẫn đến sự hoài nghi về tính chính đáng của các lý do được đưa ra bởi giới cầm quyền.
Thiết quân luật là một công cụ mạnh mẽ nhưng cũng đầy nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Nó có thể la biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự trong các cuộc khủng hoảng chưa từng có, nhưng đồng thời cũng mang nguy cơ làm xói mòn các nguyên tắc dân chủ và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Trong khi Hàn Quốc tiếp tục giải quyết hậu quả để lại từ 6 giờ đồng hồ đen tối đó, cộng đồng quốc tế vẫn đang theo dõi sát sao. Những bài học rút ra từ trường hợp này và các trường hợp khác sẽ định hình cách các quốc gia và doanh nghiệp chuẩn bị và ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
Gần đây, một xu hướng hẹn hò mới mang tên “sledging” đã nổi lên ở…
Trong tiếng Anh, những từ kết thúc với hậu tố "-phile" dùng để nói về…
Cùng nhìn lại sự hình thành và thay đổi diện mạo qua từng thời kỳ…
Để leo lên nấc thang sự nghiệp, chúng ta cần phải vượt qua 8 sai…
Triển lãm mùi hương thứ 2 trong năm của Rei Nguyễn là sự tái hiện…
Khi nói đến Giáng sinh, không phải ai cũng biết đến một món đồ đơn…