Vào năm 2014, Amazon gây sốc với tín đồ công nghệ toàn cầu khi giới thiệu trợ lý ảo mang tên Alexa trong chiếc loa Amazon Echo. Với những tính năng như tương tác qua giọng nói, chơi nhạc, lập danh sách việc cần làm, đặt đồng hồ báo thức, cập nhật thông tin thời tiết và giao thông… Trợ lý ảo của Amazon đã được đông đảo dân nghiền công nghệ say đắm. Tuy Alexa chưa có mặt ở thị trường Việt Nam, nhưng các fan vẫn rất háo hức trước những thông tin về sản phẩm trí tuệ nhân tạo này.
Ngoài một vài ý kiến trái chiều về Alexa như khả năng bị nghe lén, theo dõi, số đông vẫn thích thú khi không cần làm sếp mà vẫn có trợ lý của riêng mình. Vậy ngoài những tính năng đã biết, Alexa của Amazon còn có thể làm gì?
Chúng ta có thể nhờ Alexa “trông” và chơi cùng thú cưng trong trường hợp không thể về nhà sớm. Nếu nhà nuôi mèo, bạn chỉ cần bật tính năng Meow và Alexa sẽ nói chuyện với mèo khi bạn ra khỏi nhà. Nếu nhà bạn nuôi những em chó, tính năng Dog Teaser sẽ phát ra những âm thanh như tiếng chó sủa, mèo kêu, tiếng chuông cửa,… để “mua vui” cho các hoàng thượng.
Bạn có thể liên tục cập nhật thông tin của người thân từ xa qua tính năng Care Hub. Alexa sẽ cho bạn biết thời gian họ ở nhà, tỉnh giấc hay đi ngủ cũng như lập tức thông báo cho bạn bất cứ sự trợ giúp nào mà người thân cần từ Alexa. Tuy nhiên trước khi làm điều này, bạn nên hỏi ý kiến của mọi người xem họ có chấp nhận việc hoạt động cá nhân được báo cáo đầy đủ như vậy không.
Một tính năng trả phí của Alexa mang tên Guard Plus có thể giúp bạn gọi đến các số gọi khẩn cấp mà không sử dụng đến điện thoại. Ứng dụng này sẽ cảnh báo những hành vi khả nghi xung quanh nơi bạn sống, cũng như nhắc nhở về các mối nguy hiểm tiềm tàng mỗi khi ta rời nhà. Đặc biệt hơn, bạn có thể sử dụng Guard Plus để kết nối với nhiều thiết bị thông minh khác trong nhà. Nếu đi vắng trong thời gian dài, Alexa sẽ kết nối với các đồ điện tử khác để tạo cảm giác vẫn có người ở nhà. Đó có thể là tiếng chó sủa, tiếng người nói chuyện, kết nối với hệ thống ánh sáng nhằm bảo vệ nơi ở của chúng ta không bị đột nhập.
Để sử dụng tính năng này, trước tiên bạn cần xác minh số điện thoại của mình với Alexa. Nếu điện thoại của bạn ở trong nhà và có bật tiếng, chỉ cần yêu cầu, Alexa lập tức sẽ giúp ta tìm thấy chú “dế yêu” của mình. Tuy nhiên nếu bạn đang chỉnh thiết bị ở chế độ rung và im lặng, cô trợ lý ảo chắc sẽ phải mất thêm chút thời gian mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Alexa có khả năng liên lạc nội bộ khi có hai chiếc loa Echo trong nhà, miễn là chúng đều đã được kết nối trong ứng dụng Alexa trên điện thoại. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể đặt tên mỗi thiết bị theo vị trí của chúng. Khi muốn mở cùng một chương trình cho hai thiết bị Echo này, hãy nói “Alexa, drop in” cùng tên riêng mà bạn đã đặt cho mỗi chiếc loa.
Thay vì bấm vào ứng dụng đặt xe trên điện thoại và ngồi đợi, thì với Alexa, chỉ cần một câu mệnh lệnh là “nhiệm vụ” đã được hoàn thành. Để làm được điều này, bạn phải kết nối tài khoản của ứng dụng đặt xe với Alexa. Khi có nhu cầu, hãy nói “Alexa, đặt một xe qua ứng dụng Grab hoặc Uber”.
Cũng giống như việc gọi xe, Alexa cũng có thể đặt đồ ăn khi bạn kết nối cô trợ lý này với các ứng dụng ăn uống. Tuy vậy, mặt hạn chế của tính năng này vẫn chỉ dừng lại ở một vài thương hiệu như Grubhub, Dominos, Starbucks, Panera và Chitpotle.
Nếu bạn muốn khoe tài trong việc bếp núc thì Alexa chính là một trợ lý vô cùng hữu ích. Tính năng này có thể gợi ý nguyên liệu và xuất hiện dưới dạng ghi chú khi ta mua đồ. Thậm chí, “cô nàng” còn có thể đặt đồ qua Amazon Fresh hoặc Whole Foods Market tùy vào khu vực lựa chọn. Nếu bạn đang “bí” ý tưởng nấu nướng, Alexa sẽ lập tức trở thành một chuyên gia ẩm thực với vô số công thức, nguyên liệu chi tiết. Việc còn lại của chúng ta chỉ đơn giản là lắng nghe hướng dẫn theo từng bước hoặc yêu cầu gửi một bản công thức vào điện thoại và cầm dế yêu đi tung tăng khắp phòng bếp.
Alexa có thể chuẩn bị một bản tóm tắt thông tin hàng ngày cho riêng bạn. Trợ lý ảo này lấy dữ liệu từ nhiều nguồn, giúp bạn cập nhật được tình hình thế giới trong và ngoài nước mà không cần phải tốn thời gian đọc báo. Tính năng có tên Flash Briefing này lấy thông tin từ BBC World Service, The Guardian, MTV, Joke of the Day,.v.v…
Nhờ ứng dụng Alexa Skill Blueprints của Amazon, bạn không cần phải biết lập trình để tạo ra ứng dụng mới. Blueprints giúp người sở hữu Alexa tự phát triển các app giao tiếp, trò chơi đố vui, flashcard, hoặc dạy Alexa cách trả lời một vài câu hỏi tự chọn. Trên hết, Alexa Skill Blueprints còn mang lại cơ hội học tập cho các bé, với phần mềm riêng là blueprints để cho trẻ em có thể thoải mái sử dụng. Điều này tạo ra một môi trường sử dụng công nghệ thông minh hơn cho các “chiến binh nhí” thay vì để trẻ em đắm mình vào những video chưa được kiểm duyệt nội dung trên Youtube.
Theo Real Simple
Có thể bạn quan tâm:
Clubhouse – Tân binh mới trong làng công nghệ đánh bại TikTok?
#NgườiLớnĐiLàm: Những thói quen nhỏ nhưng cần thiết trong công việc
7 kênh podcast kể bạn nghe chuyện Việt
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…