Girls Gone Wild là một tập zine xoay quanh chủ đề nữ quyền cấp tiến do một nghệ sĩ người Indonesia thực hiện. Không tốn giấy mực, Claudia Akhsa chỉ dùng kim và chỉ để “viết” nên những dòng văn thể hiện quan điểm của mình.
Cảm hứng tạo nên “Girls Gone Wild”
Girls Gone Wild là tác phẩm nằm trong dự án tốt nghiệp của Akhsa tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Lasalle (Singapore). Với tựa đề là Feisty Girls, dự án được mở đầu với Girls Gone Wild (What the ‘F’) và theo sau đó là một loạt các hình ảnh minh họa về nữ quyền cấp tiến.
Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến (radical feminism) là một hệ tư tưởng được hình thành dựa trên quan điểm rằng sự áp bức phụ nữ là nền tảng của mọi hình thức bóc lột.
Trong lúc tìm cảm hứng cho chủ đề dự án, bên cạnh sự quan tâm trước giờ của mình đối với chính trị, Akhsa đã nảy ra ý tưởng nói lên những bất bình của cô trước sự đối xử bất công mà người phụ nữ gặp phải.
“Sau khi thực hiện một số nghiên cứu, tôi nhận ra nhiều người không biết chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến là gì hoặc có nhận thức tiêu cực về nó. Đó là lần đầu tiên tôi quyết định tạo một cuốn zine giới thiệu về chủ đề này. Và vì cuốn zine này xoay quanh một tư tưởng triệt để như thế, tôi đã nghĩ, vì sao không làm nó một cách khác biệt hơn.”
Có gì bên trong một quyển zine thêu tay đầy sáng tạo?
Cuốn tạp chí thủ công Girls Gone Wild của Akhsa có tổng cộng mười sáu trang, với giọng văn nhẹ nhàng và khách quan.
Cô đã sử dụng các văn bản, hình ảnh để đưa ra những thông tin thú vị về lịch sử của nữ quyền cấp tiến, giới thiệu các đại diện tiêu biểu và một số giai thoại nổi tiếng của hệ tư tưởng này. Đồng thời, Girls Gone Wild cũng đã giải thích kỹ càng các thuật ngữ liên quan – chẳng như patriarchy (chế độ phụ quyền) và sisterhood (tình chị em),… giúp người đọc hiểu đúng và sâu hơn về nữ quyền cấp tiến.
Quyết định chọn hình thức thêu thùa độc đáo cho quyển zine đầu tay của mình, Akhsa đã phải dành ra rất nhiều thời gian thể hoàn thành nó. Cô ấy đã mất hầu hết gần hết cả năm cuối cùng của cô ở trường đại học, với khoảng thời gian lên đến tám tháng để hoàn thiện tập zine này. Vì đã dành nhiều công sức cho dự án cuối cùng, đã có lúc Akhsa không thể ngủ ngon và điểm số trong trường cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Thay vì lựa chọn con đường dễ dàng để đi, tôi lại muốn thực hiện cuốn zine này một cách tinh tế và khó khăn hơn. Tôi chọn thêu vì các mũi khâu luôn khiến người ta liên tưởng đến người phụ nữ và định kiến về họ.
Cho đến nay, Girls Gone Wild chỉ mới có một số phát hành một bản sao duy nhất tồn tại. Akhsa cho biết, những lần phát hành tiếp theo cho đứa con tinh thần này của cô vẫn đang được lên kế hoạch, nhưng vì những công việc sau tốt nghiệp đã tốn không ít thời gian của cô.
Bên cạnh “Girls Gone Wild”, “Feisty Girls” còn có gì?
Một phần khác của dự án tốt nghiệp Feisty Girls bao gồm một loạt các hình minh họa do Akhsa thực hiện. Đó cũng là những hình ảnh phản ánh và đặt vấn đề về nữ quyền.
Akhsa trước tiên tập trung vào những cô gái tự coi mình là nhà nữ quyền và cùng thực hiện một cuộc khảo sát. Cô quan sát, phân tích những phản hồi, cảm xúc mà những người tham gia bộc lộ rồi truyền đạt chúng vào những hình ảnh minh họa táo bạo, đậm nét.
Cô ấy luôn lấy nguyên bản trong cách tiếp cận trong nghệ thuật của mình, và lần này cô ấy đã vẽ minh họa về những gì cô ấy coi là nữ quyền cho một thời đại mới lên những cuốn truyện cũ có nhân vật chính là những cô gái trẻ. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa các mô tả về phụ nữ trong quá khứ và hiện tại.
Tất cả các nhà nữ quyền đã có những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống khiến họ trở thành phiên bản giờ đây của chính họ. Tôi muốn cho mọi người thấy về sự khác biệt của mỗi cá nhân theo chủ nghĩa nữ quyền và mọi thứ thuộc về nó giờ đây đã khác với quá khứ ra sao.
Xem thêm các tác phẩm của cô tại: ~/claudia akhsa
Nguồn: Neocha
Xem thêm:
Zine – Tiếng nói của những cộng đồng chúng-tôi-biết-mình-ít-và-nhỏ
Nữ quyền độc hại – Những góc tối đằng sau phong trào phụ nữ giải phóng mình
#Nghĩ: Giày cao gót, tình dục, nữ tính và nữ quyền
Thảo luận về bài viết