Nếu con gái có thể mặc vest và cắt tóc tém, tại sao con trai lại không được mặc váy và để tóc dài?
Những tư tưởng mới mẻ, hiện đại của giới trẻ đã phần nào khai sáng khuôn mẫu về ngoại hình giữa nam và nữ. Những năm gần đây chúng ta thường xuyên bắt gặp một thuật ngữ: gender fluid (giới tính linh hoạt). Đây là một cụm từ được dùng trong các khái niệm về giới. Việc xuất hiện của các thuật ngữ mới cũng là điều dễ hiểu khi xã hội càng tiến bộ người ta càng muốn đấu tranh để tìm ra con người thật của mình, phá bỏ mọi định kiến về giới tính đã tồn tại lâu năm trong xã hội.
Nếu như con trai trước kia được nhắc đến với tóc ngắn và mặc vest, còn phái nữ lại “yên vị” trong chiếc váy đầm và mái tóc dài, thì giờ đây, mọi cá thể đều có thể tự do thể hiện bản thân mình mà không cần tuân theo những quy chuẩn sẵn có nữa.
Được xem là nơi “an toàn” để mọi người thể hiện các màu sắc cá tính riêng, Internet luôn được kỳ vọng sẽ “bình thường hóa” những điều “khác thường” trong xã hội. Gần đây, trên khắp các trang mạng đều bùng nổ trào lưu những nam thanh niên diện trang phục vốn được đánh giá là dành riêng cho con gái. Họ trang điểm, nhảy múa rất tự tin trước ống kính. Những chàng trai nữ tính như thế được gọi là femboy.
Định nghĩa của femboy
Theo Urban Dictionary, femboy là tiếng lóng được sử dụng để mô tả một người trẻ tuổi (thường dưới 30), mang giới tính sinh học là nam và có những biểu hiện nữ tính.
Không phải femboy nào cũng là gay, đó chỉ đơn giản là một sở thích của họ, giống như bạn thích để một kiểu tóc hay mặc một loại quần áo vậy.
Vì sao femboy lại xuất hiện?
Thế hệ ngày nay cảm thấy mệt mỏi khi được những gì họ có thể và không thể làm, cũng như hình tượng nào họ có thể và không thể trở thành, đều bị giới hạn bởi những chuẩn mực xã hội.
Đã từ lâu, xã hội đã được thành lập dựa trên sự tranh giành quyền lực, đòi hỏi một số cá nhân phải phục tùng để một số nhóm người, tổ chức có thể duy trì quyền lực của mình. Như một lẽ tự nhiên, đàn ông được coi là những người có giới tính thống trị. Và lẽ đương nhiên, nam giới được coi là giới tính thống trị.
Do đó, bất cứ điều gì đồng nghĩa với “nữ tính” – chẳng hạn như xinh đẹp và nhạy cảm, đều bị coi là những đặc tính yếu ớt. Trong khi đó, những đặc điểm nam tính truyền thống – như sức mạnh và tự lập, lại được coi là điểm vượt trội.
Thuật ngữ “nam tính độc hại” ra đời dùng để chỉ các vai trò giới tính có liên quan đến tác hại đối với sự phát triển của nam giới, vì nó nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của tính độc lập, sức mạnh và sự thống trị – cũng như đánh giá thấp giá trị của sự nhạy cảm, dễ bị tổn thương và ngây thơ.
Vào cuối những năm 1990s, femboy xuất hiện và được dùng một cách tiêu cực để chỉ những người đàn ông không tuân thủ các tiêu chuẩn truyền thống về tính nam truyền thống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn hóa Internet đã chuyển đổi tích cực bản sắc này bằng cách ca ngợi sự nữ tính và chủ nghĩa cá nhân.
Mạng xã hội đã góp phần bình thường hóa femboy
Những người nổi tiếng đã nỗ lực không ngừng để tôn vinh sự nữ tính. Trong ảnh bìa album No, My Name is Jeffrey của Young Thug, nghệ sĩ nhạc rap nổi tiếng này đã mặc một chiếc váy bèo nhún. Hay gần đây, trong một bộ ảnh chụp cho tạp chí, Harry Style đã thoải mái diện lên mình những bộ đồ hoa rực rỡ. Các ngôi sao nam đã kết hợp các yếu tố nữ tính truyền thống vào phong cách cá nhân của họ.
Họ được người hâm mộ khen ngợi vì sự mới mẻ khi dám thể hiện những khía cạnh nhạy cảm, mềm mại của người đàn ông. Hình ảnh này đã tiếp thêm sức mạnh và gửi thông điệp đến các thế hệ trẻ, rằng: hãy đơn giản là chính mình và thể hiện điều đó bằng bất kỳ cách nào bạn muốn, với sự tự tin và niềm tự hào.
Ngày nay, hashtag #femboyfriday đang cực kỳ phổ biến trên TikTok – một nền tảng mà những người sáng tạo nội dung nam, trẻ tuổi được ủng hộ để thể hiện sự nữ tính của họ.
Seth William (17 tuổi) – còn được biết đến với tên gọi @thatsusboi trên Tiktok, là một người sáng tạo nội dung, đã nhận hơn một triệu lượt xem chỉ sau một đêm đăng một video ghi lại hình ảnh anh mặc váy tennis và sơn móng tay sặc sỡ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây về vấn đề này, Seth chia sẻ: “Tôi không biết rằng có rất nhiều chàng trai khác giống như tôi, vì vậy thuật ngữ femboy đã khiến tôi bớt lạc lõng hơn, và cho tôi những người bạn mới.”
“Tôi biết rõ giới tính của mình – tôi thẳng, nhưng vẫn muốn mặc váy và áo crop-top, đến tiệm làm móng và cảm thấy mình thật xinh đẹp.”, một TikToker khác, Moy (@moysilk) nói.
Kết
Chúng ta đang và đã sống trong một xã hội được tạo ra bởi đàn ông và vì đàn ông. Điều này dẫn đến một nền văn hóa hiện đại vẫn còn đầy rẫy những áp bức, thành kiến với phụ nữ. Đồng thời, rất nhiều sự kìm kẹp, hạn chế được hình thành bởi những chuẩn mực gò bó của định nghĩa giới tính.
Những phong tục, định kiến này ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ thời trang đến sở thích cá nhân, và đã được duy trì và kiểm soát chặt chẽ bởi sự đánh giá của đám đông khi ai đó dám phá bỏ quy tắc. Con trai chơi thể thao. Con gái mặc váy. Con trai không trang điểm. Con gái đặt quá nhiều cảm xúc khi tham gia vào chính trị. Đó đều đều là những khuôn mẫu đã cũ kỹ.
Thế hệ trẻ có đặc quyền và trách nhiệm sửa đổi định kiến cổ hũ này, và sự tiêu cực của các chuẩn mực giới tính có thể chính là một điểm khởi đầu tốt để chúng ta cải thiện mọi thứ.
Nguồn: Screen Shot, The Daily Gamecock
Xem thêm:
#KhôngQuạu: Đàn ông mặc váy – chuyện bình thường có gì mà tranh cãi
Body positivity: Khi đàn ông cũng cần nới lỏng các tiêu chuẩn về ngoại hình
Những ông bố trên màn ảnh
Thảo luận về bài viết