Trước khi nói về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
– Ta có biết mình đang thảo luận về điều gì không?
– Ta có đọc nhiều hơn một bài viết trên Wikipedia hoặc một bài post ngắn trên Instagram và nghĩ rằng mình đã hiểu hết về cuộc xung đột này?
– Ta có đang tìm hiểu thông tin ở các nguồn đáng tin cậy?
– Ta có đăng lại bài viết mà chưa được kiểm định về độ chính xác?
– Và thậm chí, ta có nên thảo luận về điều mà chính mình cũng không chắc?
Với sự căng thẳng đang ngày càng leo thang giữa Israel và Palestine, có rất nhiều bài viết chia sẻ sai lệch về những gì đang thực sự xảy ra ở vùng đất này. Một vài thông tin sau có thể đưa ra cái nhìn toàn cảnh và chính xác hơn về cuộc xung đột phức tạp này.
I. Mâu thuẫn giữa Israelvà Palestine đã diễn ra trong 73 năm
Những tranh chấp giữa Israel và Palestine đã nảy sinh trong gần một thế kỷ – rất lâu trước khi truyền thông phương Tây chính thức vào cuộc. Cuộc chiến này bao gồm cả mâu thuẫn giữa Ả Rập và Israel, đồng thời liên quan đến nhiều quốc gia khác. Nguyên nhân chính đến từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và Chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Hai bên bắt đầu có những bất đồng từ năm 1920. Thời điểm trước khi các cuộc đụng diễn ra, những người Do Thái, Druze, Hồi giáo và Thiên chúa giáo đã sống tương đối hoà bình trong vùng đất này.
II. Israel có diện tích xấp xỉ New Jersey với dân số khoảng 9 triệu người
Đất nước có diện tích rất nhỏ này chứa đầy sự phức tạp về dân số. Israel có 74,24% là người Do Thái với sự đa dạng về nguồn gốc, 20,95% là người Ả Rập theo các tôn giáo khác. 4,81% dân số còn lại được định nghĩa là những người có tín ngưỡng khác với Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Người Israel không hoàn toàn là người Do Thái và ngược lại. Có khá nhiều tôn giáo khác nhau trên vùng đất này. Vì vậy việc đánh đồng toàn bộ Israel với Do Thái là không chính xác.
III. Những căng thẳng hiện tại bắt nguồn từ sự phát triển của chủ nghĩa Zionism, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chính phủ cực đoan, bảo thủ.
Có 39 đảng chính trị ở Israel. Đảng cầm quyền hiện tại tên Likud, được lãnh đạo bởi Benjamin Netanyahu- một người theo chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Trong mắt người dân, vị lãnh đạo này được khắc hoạ như một Donald Trump của Israel. Nhiều người Israel, trong đó có cả người Do Thái đã bày tỏ sự bất bình, không đồng tình với những chính sách của chính phủ hiện tại. Quốc gia này theo chế độ nghi viện, trong hai năm qua đã có đến bốn cuộc bầu cử thủ tướng mới. Tuy nhiên, Benjamin Netanyahu vẫn giữa được vị trí của mình trong suốt mười hai năm.
IV. Cả Israel và Chính quyền Palestine đều tuyên bố Jerusalem là thủ đô của họ. Không tuyên bố nào được quốc tế công nhận.
Jerusalem là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới được tìm thấy vào năm 3000 trước Công nguyên. Vùng đất này đã bị phá hủy ít nhất 2 lần, bị bao vây 23 lần, bị chiếm/ tái chiếm khoảng 44 lần, và bị tấn công 52 lần. Về cơ bản, vào năm 1948, trong trận chiến tranh giành Jerusalem, vùng đất thánh đã bị chia cắt làm hai, trong đó Israel cai trị phía Tây Jerusalem và Jordan cai trị Đông Jerusalem. Từ đó, sự căng thẳng đã ngày càng gia tăng giữa những người theo chủ nghĩa Zionists.
Vậy chủ nghĩa Zionist là gì? Có phải tất cả người Do Thái đều là theo chủ nghĩa Zionist?
Zionist là những người theo chủ nghĩa Phục Quốc, họ tin tưởng và phấn đấu cho một Nhà nước Do Thái độc lập. Tuy nhiên không phải tất cả người Israel đều theo chủ nghĩa Do Thái và không phải người Do Thái nào cũng theo chủ nghĩa Phục Quốc.
Nhiều người trên thế giới, trong đó có người Palestine và cộng đồng phản đối Israel không phân biệt được sự khác nhau giữa: ‘Do Thái,’Israel’ cũng như ‘Zionist.’ Như đã đề cập ở trên, không phải 100% dân số Israel đều là người Do Thái và ngược lại. Đồng thời, không phải bất cứ người Israel gốc Do Thái nào cũng muốn chinh phục càng nhiều đất của người Palestine càng tốt. Mặc dù đại đa số người Do Thái tin rằng Nhà nước Israel cần phải được duy trì, song phần nhiều trong đó ủng hộ sự tồn tại song song của cả Palestine lẫn Israel như một giải pháp khả thi nhằm chấm dứt cuộc xung đột.
V. Cuộc chiến giữa Israel và Palestine không hoàn toàn là mâu thuẫn tôn giáo.
Truyền thông phương Tây khiến nhiều người hiểu nhầm rằng bất đồng giữa Israel-Palestine xuất phát từ các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Tranh chấp giữa Israel và Palestine là về đất đai, chủ nghĩa dân tộc và chính sách về cạnh tranh lãnh thổ.
Trong thế kỷ 19, có rất nhiều lời kêu gọi cho chủ nghĩa dân tộc với hy vọng các quốc gia có thể tạo nên một nhà nước của riêng họ. Theodore Herzl, được biết đến là cha đẻ của chủ nghĩa Phục quốc, đã kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập cho người Do Thái.
Cũng trong lúc đó, người Palestine sau khi bị đế quốc Ottoman kiểm soát, tiếp theo lại trải qua quãng thời gian dài trở thành thuộc địa của Anh đã hoàn toàn tuyệt vọng với cuộc sống bị đô hộ. Họ mong mỏi và khao khát xây dựng một nhà nước có chính phủ độc lập. Chính điều này đã khiến cho sự xung đột về chủ nghĩa dân tộc nảy sinh. Mỗi bên đều phủ nhận sự hợp pháp của các chính sách liên quan đến nước kia và từ chối tuân theo các hiệp ước hoà bình.
Bỏ qua những bất đồng trong suốt 73 năm qua, Palestine từng được biết đến với hình ảnh của một đất nước theo chủ nghĩa đa văn hóa và lòng khoan dung. Theo như History Hit đã từng nói:
“Trong thời kỳ Ottoman, người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái, phần lớn sống hòa thuận với nhau. Các tài liệu đương thời kể về những người Hồi giáo đọc kinh cầu nguyện với những người hàng xóm Do Thái, thậm chí gửi con của mình đến các trường học Do Thái để dạy lớp trẻ cách cư xử đúng mực. Các cuộc hôn nhân giữa người Do Thái và người Ả Rập cũng đã được tổ chức rất long trọng trong quá khứ.”
VI. Palestine được quản lý bởi cả Hamas lẫn Chính quyền Palestine.
Ngày nay, Palestine được quản lý bởi hai chính quyền lớn, trong đó Chính quyền Quốc gia Palestine kiểm soát Bờ Tây và Hamas nắm giữ Gaza. Năm 2006, Hamas dành được phần lớn phiếu bầu trong Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp. Kể từ đó, mối quan hệ rạn nứt giữa hai phe đã khiến tình hình chính trị nước này trở nên căng thẳng hơn. Các cuộc bao động đã lập tức nổ ra khi Hamas giành quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007.
Trận chiến hiện tại giữa Palestine và Israel cuộc đụng độ giữa Hamas và chính phủ Israel, chứ không phải Chính quyền Quốc gia Palestine.
VII. Israel có khả năng và trách nhiệm ngăn chặn bạo lực vì quốc gia này sở hữu nhiều quyền lợi mà Palestine không có.
Mong muốn hoà bình trong ý niệm thôi là chưa đủ, mấu chốt để ngăn chặn cuộc chiến này chính là dùng hành động và Israel có đủ khả năng cùng lợi thế để thực hiện điều đó. Quân đội Hamas đã bắn hơn 1000 quả rocket vào Israel. Nếu chỉ đọc các tiêu đề trên các bài báo, ta sẽ thấy con số này thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, Israel có một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới. 99% các quả tên lửa từ Hamas không rơi chúng đích, hoặc đã bị ngăn chặn bởi bởi hệ thống phòng thủ của mang tên Iron Dome.
Có thể nói, quân đội Israel chiếm ưu thế lớn trong cuộc chiến này. Người Palestine không có vũ khí hạt nhân, không được tài trợ kinh phí và cũng không sở hữu một quân đội hùng hậu. Với vị thế áp đảo và quyền lực của mình, Israel hoàn toàn có khả năng chấm dứt cuộc chiến này.
Tại sao những thông tin này quan trọng?
Để hiểu rõ về những tranh chấp giữa hai nước, ta cần phải tìm hiểu xem điều gì đang thực sự diễn ra ở Israel và Palestine. Thậm chí còn có một phần hoàn toàn khác trong cuộc sung đột này mang tên Tiến trình Hòa bình giữa Israel và Palestine, bao gồm nhiều hiệp ước hòa bình khác nhau đã được ký kết, thảo luận và từ chối.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài hàng thập kỷ và duy trì nền tự do cho cả hai quốc gia. Hãy nhớ rằng trước khi những mâu thuẫn xảy ra, rất nhiều tôn giáo đã sống tương đối hoà bình ở vùng đất này. Không thể phủ nhận rằng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Canada, quân đội Israel có sức chiến đấu vượt trội hơn hẳn Hamas. Tuy nhiên, như Trevor Noah đã nói: Khi bạn có nhiều quyền năng hơn, trách nhiệm của bạn sẽ là gì?
Việc tìm hiểu rõ về mâu thuẫn giữa Israel và Palestine là đặc biệt quan trọng. Thay vì chia sẻ những thông tin không chính xác, bị dư luận định hướng, chúng ta phải nhận thức rõ về tình hình thực tế đang diễn ra tại hai quốc gia này. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người dân vô tội cũng sẽ là đối tượng bị tổn thương và hứng chịu những mất mát nặng nề nhất. Hoà bình sẽ không thể đến chỉ bằng những mong muốn đơn thuần mà phải thông qua khả năng tự giáo dục, kiến thức. Từ đó, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân đằng sau cuộc chiến, lý do tại sao nó lại diễn ra và hình thành những quan điểm đúng đắn cho riêng mình.
Dưới đây là những thông tin bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc chiến giữa Israel và Palestine
- 11 Facts About Israel-Palestine
- Boycott, Divestment, Sanction
- Israel Profile, a Timeline
- The Israel-Palestine Situation Explained
- The Gaza Doom Loop
Có thể bạn quan tâm:
#Nghĩ: Làm thế nào để ngừng ghen tuông vô lý?
#Nghĩ: Thử nghiệm kẹo dẻo – Tâm lý ‘khổ trước sướng sau’ liên quan đến thành công như thế nào?
Nghĩ: Quan hệ ký tác – mối quan hệ không danh tính giữa một người và vạn người
Tình yêu hay sự nghiệp – Đâu là chân lý và đâu là “chân tường”?
Thói quen mua sắm ngẫu hứng: Vòng xoáy của chủ nghĩa tiêu dùng nhanh
Nguồn dịch: Medium
Thảo luận về bài viết