Người làm hài lòng người khác (people-pleaser) được định nghĩa là “một người có nhu cầu cảm xúc về việc làm người khác hài lòng dù phải hy sinh nhu cầu hoặc mong muốn của bản thân”.
Thôi thúc làm những người xung quanh hạnh phúc (và) được đánh giá một cách tính cực là một điều khá tự nhiên. Con người là loài động vật có tập tính xã hội cao. Một trong những ‘luật bất thành văn’ đó là để ý đến nhu cầu và cảm xúc của những cá thể khác.
Tuy nhiên, một số người đi… hơi quá xa và quá sâu vào khía cạnh hòa hợp này. Họ quyết định đặt nhu cầu của người khác ở vị trí cao hơn nhu cầu của chính mình. Và cuối cùng, họ biến mình thành những người chuyên làm hài lòng người khác lúc nào không hay.
Cách để làm hài lòng người khác (cũng dễ thôi không khó lắm đâu)
Đầu tiên, bạn cần thực hiện bài trắc nghiệm sàng lọc 16 câu dưới đây.
Chỉ cần có 4/16 câu đúng là bạn đã đủ điều kiện để sang phần ‘huấn luyện’ thứ hai.
#1 Luôn tỏ ra vui vẻ mọi lúc
Đừng bao giờ thể hiện cảm xúc tiêu cực. Đảm bảo rằng trông bạn lúc nào cũng vui vẻ với nụ cười trên môi. Việc này sẽ khiến mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu, vì bạn có năng lực ‘thấy ổn’ với mọi thứ. Họ sẽ thích ở cạnh bạn đấy, ngay cả những lúc họ cũng bực trong người.
#2 Đừng bao giờ cúp máy trước
Khi gọi điện thoại hay nhắn tin, hay trò chuyện trực tiếp với ai đó, hãy nhớ đừng để mình trở thành người kết thúc cuộc hội thoại. Đợi bên kia mở lời trước đã. Cái này đôi lúc sẽ hơi phiền một xíu nếu đầu dây bên kia gọi mời mua bảo hiểm, mở khoản vay tín dụng, tư vấn khóa học… nhưng mà cố chịu chút nha, bạn cần sự yêu thích của tất cả mọi người.
#3 Đừng bao giờ nói ra những thứ mình muốn
Nếu ai đó hỏi bạn muốn làm gì, hãy hỏi lại xem người ta muốn làm gì. Đừng làm người đầu tiên đưa ra gợi ý. Cách này rất tốt trong việc tránh các trường hợp bất đồng ý kiến, cãi cọ, giận hờn, đồng thời né luôn tất cả các cơ hội để làm những gì bạn thật sự muốn, vì nó không quan trọng.
#4 Gợi ý những điều mà bạn không thấy thoải mái hoặc không sẵn sàng làm
Nếu bạn biết bạn bè / người thân / người yêu / đồng nghiệp / … mình thích gì, đừng ngần ngại gợi ý giúp họ làm điều đó, cho dù bạn không sẵn sàng, hoặc có khi còn chẳng biết làm kiểu gì. Đây là cách rất tốt để rèn luyện sức chịu đựng của bản thân. Chúng ta cần phải đẩy giới hạn ra xa hơn chứ!
#5 Làm quen với việc đồng tình với người khác, tốt nhất là cho đến khi chính bạn cũng không nhận ra mình nữa
Luôn luôn, nhắc lại, luôn luôn đồng ý với tất cả những thứ mọi người muốn làm, ngay cả khi đó là thứ bạn cực ghét. Cứ kiên trì như thế đến lúc bạn quên hẳn sở thích sở ghét của bản thân. Năng lực chịu đựng và kỹ năng gật đầu là chìa khóa vàng để bạn có thể hòa nhập với bất cứ ai ở bất cứ môi trường nào.
#6 Đừng yêu cầu hay đòi hỏi
Đừng có tự nhiên đứng lên đòi người ta làm gì cho mình. Nếu bất đắc dĩ phải đưa ra lời mời hay yêu cầu ai đó, hãy khéo léo hỏi cách nào để người ta còn tiện từ chối. Họ sẽ cảm kích hơn nữa nếu bạn nghĩ hộ cho một số lý do. Mọi người đều thích một người ‘độc lập’ và không làm phiền gì ai cả.
#7 Rời đi lập tức khi cần thiết và nhớ đừng để ai biết
Nếu bạn cảm thấy khó chịu, cứ giữ mọi thứ trong lòng. Không ai cần nghe về điều đó. Bạn không cần phải nói thật với ai rằng mình đang không thoải mái và muốn rời đi. Hãy ra về thật nhẹ nhàng, lặng lẽ. Làm thế thì mọi người sẽ chỉ biết rằng bạn đã tận hưởng quãng thời gian vừa qua nhiều đến thế nào. Vậy là đủ rồi.
Bộ bí quyết ‘gia truyền’ đến đây là hết. Chỉ cần làm theo và nhớ thực hành thường xuyên, dần dần bạn sẽ trở thành người luôn được yêu thích. Chúc bạn thành công nhé!
(Ảnh: The Cooper Review & Nicole Lee)
Xem thêm:
Bạn sẽ làm gì với quả chanh cuộc đời ném cho?
Vì ai cũng cần một chút cảm hứng để luôn lạc quan trong đời
Loài động vật yêu thích nói gì về bạn?
8 việc nhỏ để nuôi lớn tình yêu bản thân mỗi ngày
Thảo luận về bài viết