The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

Hội chứng ăn đêm – Những người 3 bữa gộp 1

Mi Nguyen
10/08/2021
Hội chứng ăn đêm – Những người 3 bữa gộp 1

Bạn có phải người theo chế độ kiêng cữ ‘ngày giảm cân đêm ăn bù’ không? Hoặc có thể bữa đầu tiên trong ngày của bạn bắt đầu vào giờ chiều vì chưa bao giờ có cảm giác đói vào buổi sáng? Bạn có cảm thấy cực kỳ thèm ăn vào buổi tối, thậm chí trằn trọc khó ngủ nếu chưa được ăn?

Nếu có những biểu hiện trên, có thể bạn đang bị rối loạn ăn uống đấy.

Thế nào là hội chứng ăn đêm?

Hội chứng ăn đêm (Night Eating Disorder) là một dạng rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến cả nam và nữ, với dấu hiệu nổi bật là ăn rất ít vào ban ngày và rất nhiều vào đêm khuya. So với các rối loạn ăn uống khác, nó được nghiên cứu khá sơ sài. Năm 1955, bác sĩ tâm thần học Albert Stunkard lần đầu mô tả hội chứng này như một biến thể hành vi của bệnh béo phì. Các nghiên cứu khác có liên quan đến hội chứng ăn đêm cũng đặt nó vào bối cảnh nghiên cứu tương tự.

Người mắc hội chứng này thường có một số biểu hiện như:

– Ăn lén lút và cảm thấy xấu hổ về chuyện này
– Bị thừa cân hoặc béo phì
– Luôn lo lắng về ngoại hình
– Không thèm ăn, ăn rất ít hoặc không ăn trong nửa đầu của ngày
– Ăn nhiều về đêm, thức dậy giữa đêm chỉ để ăn
– Luôn muốn ăn ban đêm dù có thể không đói, chọn ăn những món có calo cao
– Thường thất bại trong việc ăn kiêng hoặc giảm cân
– Tin rằng việc ăn uống có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hoặc giúp đi ngủ trở lại

Nhưng không phải ai ăn đêm cũng là do rối loạn ăn uống

Theo Cẩm nang Số liệu và Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần DSM–5, hội chứng ăn đêm được xếp vào nhóm Các rối loạn ăn uống chuyên biệt khác (OSFED – Other Specified Feeding and Eating Disorder). OSFED là một nhóm các vấn đề về ăn uống có thể gây đau đớn, khó chịu, làm suy yếu chức năng cơ thể, nhưng chúng chưa đáp ứng các tiêu chí phân loại cụ thể để được tách riêng.

Do các rối loạn OSFED ít được chú ý hơn và biểu hiện cũng như ảnh hưởng của nó rất khác nhau ở mỗi người, nên bệnh nhân bị các rối loạn OSFED thường nghĩ rằng họ không cần trợ giúp. Thực tế, các rối loạn OSFED vẫn có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe và dẫn đến việc mắc phải các rối loạn ăn uống khác.

25 Foods That Help You Sleep | Casper Blog

Tuy nhiên, không phải hễ cứ ăn đêm là mắc rối loạn ăn uống. Ăn muộn có thể vì nhiều lý do, và ai mà chẳng vài lần trễ ăn trong đời. Để được xem là mắc hội chứng ăn đêm, bạn cần ‘đáp ứng’ các điều kiện sau:

– Các lần ăn đêm lặp đi lặp lại: thức dậy giữa lúc ngủ để ăn, ăn rất nhiều sau bữa tối, có nhận thức rằng mình đã ăn đêm;
– Cảm giác lo lắng, xấu hổ hoặc suy giảm các hoạt động cơ thể liên quan đến việc ăn đêm;
– Trong vòng 3 tháng trở lại, ít nhất 25% lượng thức ăn nạp vào trong ngày được ăn sau bữa tối, đồng thời việc ăn đêm phải diễn ra ít nhất 2 lần trong tuần;
– Ăn vô độ (binge eating) hoặc ăn ít nhưng nhiều lần (grazing)

Với người bình thường, cảm giác thèm ăn và việc tiêu thụ thức ăn có sự liên quan chặt chẽ đến thời gian tỉnh táo trong ngày – các bữa ăn thông thường sẽ diễn ra vào khoảng đầu buổi sáng (6–9h) và đầu buổi tối (5–7h). Ở người mắc hội chứng ăn đêm, nhịp sinh học thường ngày của họ gặp một số trục trặc. Họ vẫn có thể giữ chế độ ngủ bình thường nhưng quá trình tiêu thụ thức ăn có chút khác biệt. Cụ thể, trong quãng từ 8h tối đến 6h sáng, người bình thường chỉ tiêu thụ 15% lượng calo, trong khi con số này là 56% ở người mắc hội chứng ăn đêm.

Người mắc hội chứng ăn đêm cũng có thể đồng thời mắc phải những rối loạn khác về ăn uống. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng từ 7% đến 25% người mắc hội chứng ăn đêm cũng đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán của chứng ăn vô độ (BED – Bing-eating Disoder). Ngoài ra, gần phân nửa số người mắc rối loạn ăn ói (bulimia nervosa) cho biết họ cũng có những triệu chứng của rối loạn ăn đêm.

Một rối loạn khác cũng có biểu hiện gần tương tự, gọi là rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (SRED – Sleep-related Eating Disorder). Khác biệt chủ yếu là người bị SRED thường ăn trong khi đang ngủ hoặc khi không hoàn toàn tỉnh táo. Họ không có ý thức cũng như không thể nhớ lại rằng mình đã ăn vào đêm qua. Trong khi đó, người mắc hội chứng ăn đêm hoàn toàn có nhận thức về hành động của mình.

Why women who misuse drugs have different needs - The Pharmaceutical Journal

Những người mắc hội chứng ăn đêm thường là người trầm cảm hoặc bị rối loạn lo lắng. Ngoài ra, họ có thể cũng có tiền sử lạm dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, ma túy hoặc các loại thuốc khác).

Nguyên nhân của hội chứng ăn đêm

Nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa được xác nhận. Có một số lý giải cho rằng nó liên quan đến sự mất cân bằng hormone. Ngoài ra, đây còn có thể là hệ quả của việc thức khuya, ăn khuya – hành vi phổ biến ở người trẻ tuổi, nhất là sinh viên Đại học. Thói quen này được hình thành và trở nên rất khó để từ bỏ kể cả khi đã đi làm.

Những người mắc chứng cuồng công việc (workaholic) cũng có xu hướng bỏ bữa ban ngày để tập trung thời gian làm việc, sau đó bù đắp bằng cách ăn ‘3 bữa dồn 1’ vào ban đêm. Đối với họ, việc này không chỉ để nạp năng lượng mà còn có thể xem như một cách đối phó với căng thẳng do công việc. Lâu dần, thói quen này sẽ dẫn đến việc bị rối loạn ăn uống.

Lý do khả dĩ cuối cùng, đó là việc ăn đêm là cách cơ thể chúng ta phản ứng với chế độ ăn kiêng hoặc ăn giảm cân, đặc biệt là với các chế độ giảm cân không khoa học (như nhịn ăn, cắt giảm khẩu phần không cần thiết, chế độ ăn không có sự cân bằng). Khi lượng thức ăn ban ngày bị giảm đi, cơ thể sẽ báo hiệu với bộ não rằng nó cần thức ăn. Cảm giác thèm ăn vào buổi tối là chuyện không thể tránh khỏi.

Sleep Series: The Best and Worst Foods to Eat Before Bed

Thoát khỏi cái bẫy ăn đêm ngọt ngào

Cũng như các rối loạn ăn uống khác, việc điều trị hội chứng ăn đêm thường đòi hỏi kết hợp nhiều liệu pháp. Quá trình này thường bắt đầu bằng việc trò chuyện, thảo luận để người bệnh nhận thức rõ hơn về tình trạng bản thân và cách ăn uống của mình, đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.

Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mà người mắc rối loạn ăn đêm sẽ được điều trị bằng các liệu pháp khác nhau, để dần dần thay đổi lịch sinh hoạt và nhận hỗ trợ cho các bệnh liên quan khác nếu có. Bên cạnh đó, người mắc rối loạn ăn đêm cần được củng cố tư tưởng để hiểu rằng, ăn đêm không phải lỗi của họ. Tâm lý được cải thiện thì cơ hội khỏi bệnh cũng sẽ cao hơn.

(Theo: Verywell Mind)

Xem thêm:
Rối loạn ăn uống – Nhịn đói, ăn uống vô độ, hay sống lành mạnh quá mức đều nguy hiểm
Cảm nhận ngoại hình – Hành trình trân trọng và yêu thương cơ thể
Tâm sự ‘gối chăn’: Dọn giường hay không dọn giường?
Làm gì khi ai đó xâm phạm ranh giới cá nhân của bạn?

Bài cũ hơn

#Thoáng: Toàn cảnh tình dục đồng giới thời cổ đại

Bài tiếp theo

Gặp lại gia đình Addams kỳ quái trong phiên bản live-action của Netflix

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
Gặp lại gia đình Addams kỳ quái trong phiên bản live-action của Netflix

Gặp lại gia đình Addams kỳ quái trong phiên bản live-action của Netflix

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

14/08/2024
Mối quan hệ không ràng buộc

Thế nào là những “mối quan hệ không ràng buộc”?

23/11/2023
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025
Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

18/01/2025

Bài viết gần đây

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Điều khoản sử dụng
Chính sách về quyền riêng tư

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Trẻ Người Nonstop Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn? 14/02/2025
  • 85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi 14/02/2025
  • #Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm 19/01/2025
  • Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật 18/01/2025
  • #Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”? 17/01/2025

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A