Tóc bạc sớm không hoàn toàn là điều xấu, nó chỉ đơn giản là dấu hiệu của sự lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tóc bạc sớm có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến họ cảm thấy tự ti. Theo thống kê cho thấy rằng thường thì đàn ông có xu hướng xuất hiện tóc bạc sớm hơn phụ nữ. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cho thấy 6 kiểu người bên dưới đây sẽ dễ có tóc bạc sớm.
Tóc bạc sớm là hiện tượng tóc chuyển sang màu xám hoặc trắng trước độ tuổi thông thường, thường là trước 25 tuổi ở người da trắng, trước 30 tuổi ở người châu Á và trước 40 tuổi ở người châu Phi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tóc bạc sớm có thể bao gồm yếu tố di truyền, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, yếu tố môi trường, và các bệnh lý tự miễn. Việc quản lý và điều trị tình trạng tóc bạc sớm đòi hỏi một sự kết hợp giữa chăm sóc dinh dưỡng, kiểm soát stress và bảo vệ tóc khỏi các yếu tố gây hại.
6 kiểu người dễ bị tóc bạc sớm:
Tóc bạc sớm do cơ thể rối loạn sản xuất sắc tố melanin, nhổ tóc bạc thời gian dài gây hại nang tóc khó hồi phục, mỏng và thưa dần. Thông thường, hiện trạng tóc bạc xảy ra ở độ tuổi tầm 40 đối với người Châu Á. Nhưng vấn có nhiều trường hợp xuất hiện tóc bạc sớm ở người trẻ có thể là do quá trình sản xuất các sắc tố melanin bị rối loạn bên trong nang tóc.
Nhiều người không biết cách nào để ngăn chặn các sợi tóc bạc sớm, vì thế họ thường có thói quen nhổ tóc với mong muốn loại bỏ đi những sợi tóc trắng. Có thể lúc đầu chỉ một vài sợi tóc bạc ở chân tóc, nhưng khi số lượng tóc bạc nhiều hơn họ dần dần hình thành thói quen nhổ nhiều hơn. Việc nhổ tóc bạc có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến phần da đầu như nhiễm trùng, mụn mủ vùng nang tóc.
Bên cạnh đó, nó còn có thể làm tăng sắc tố sau viêm, nguy cơ gây rụng tóc sớm khó thể phục hồi do nang tóc bị tổn thương, mất chức năng hoạt động, chu kỳ tóc ít đi khiến tóc càng mỏng, thưa hơn. Do đó chúng ta cũng không nên nhổ tóc bạc. Vậy thì nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc tóc bạc sớm là gì?
Người chịu ảnh hưởng di truyền tóc bạc sớm từ gia đình
Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Nếu bố mẹ hoặc ông bà bạn đã từng mắc phải việc bạn tóc sớm, bạn có nguy cơ cao bị bạc tóc sớm hơn so với những người khác. Điều này dễ nhận ra khi bạn ở trong độ tuổi 25. Các nhà khoa học đã xác định được một số gen liên quan đến việc sản xuất melanin và lão hóa nang tóc, những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thời điểm tóc bạc. Melanin được sản xuất bởi các tế bào gọi là melanocyte và sự suy giảm hoặc ngừng hoạt động của các tế bào này dẫn đến tóc bạc sớm.
Những người hay căng thẳng dễ bị tóc bạc sớm
Theo nguyên cứu của trường Đại học Columbia và Trường Y khoa Đại học Miami Miller thì yếu tố “căng thẳng” có thể kích hoạt các dây thần kinh giao cảm, làm thay đổi melanin và một số protein nhất định, khiến tóc chuyển dần sang màu xám.
Căng thẳng do công việc, học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào sắc tố melanin, dẫn đến tóc bạc sớm. Đồng thời, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số sợi tóc bạc có thể trở lại màu ban đầu nếu bạn loại bỏ yếu tố căng thẳng.
Những người thức khuya sẽ dễ có tóc bạc sớm
Thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến tóc bạc sớm do nhiều yếu tố tác động. Thiếu ngủ làm tăng mức độ cortisol, một hormone căng thẳng, có thể làm tổn hại các tế bào melanocyte sản xuất melanin, dẫn đến tóc bạc sớm. Thức khuya cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, gây viêm nhiễm và tổn thương các tế bào, bao gồm cả các sắc tố tóc.
Hơn nữa, thiếu ngủ làm giảm tuần hoàn máu, khiến các nang tóc không nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Mất cân bằng hormone do thức khuya làm giảm sản xuất melanin, trong khi tổn thương ADN và lão hóa tế bào cũng góp phần khiến tóc bạc sớm. Cuối cùng, thức khuya gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến chất lượng tóc và làm chậm quá trình tái tạo tế bào tóc. Để ngăn ngừa tóc bạc sớm, quan trọng là duy trì giấc ngủ đủ, quản lý căng thẳng và chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Những người giảm cân nhanh
Một số vitamin như vitamin B12, vitamin D và axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất melanin. Thiếu vitamin B12 và sắt gây thiếu máu, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất đến các nang tóc, khiến tóc yếu và tóc bạc sớm. Thiếu vitamin D và kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của tóc, trong khi thiếu vitamin E làm giảm khả năng bảo vệ tế bào sắc tố tóc khỏi tổn thương.
Do đó những người giảm cân nhanh và có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, thiếu cân bằng có thể dẫn đến thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng, làm gián đoạn chu kỳ phát triển tóc và ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của tóc. Để ngăn ngừa tóc bạc sớm, cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Việc ăn kiêng quá mức để giảm cân, hoặc kén ăn lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B, dễ dẫn đến màu tóc nhạt hơn.
Những người hay hút thuốc lá cũng dễ có tóc bạc sớm
Hút thuốc lá có thể góp phần làm tóc bạc sớm hơn do nhiều yếu tố. Các hóa chất độc hại có trong thuốc lá gây tổn thương các nang tóc và làm giảm lưu lượng máu đến da đầu, cản trở việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc. Hút thuốc cũng làm gia tăng mức độ căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, thuốc lá ảnh hưởng đến cân bằng hormone và hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương tế bào, từ đó làm tóc bạc sớm hơn.
Những người điều trị, sử dụng hoá chất
Bên cạnh đó, một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến và thiếu máu ác tính cũng có thể gây ra tóc bạc sớm. Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào sắc tố melanin hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất melanin. Việc tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tóc bạc sớm. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm chăm sóc có chứa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc duỗi có thể làm hỏng nang tóc và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Còn với một số người sử dụng thuốc chuyên dụng để chữa bệnh như thuốc chống ung thư, thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sắc tố tóc.
Xem thêm: #Thoáng: Hình mẫu cơ thể lý tưởng đã ảnh hưởng đến cộng đồng đồng tính nam như thế nào?